Tập trung cho mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 12%

Để tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt từ 8% trở lên, đặt ra yêu cầu xuất khẩu tăng 12% trở lên. Tập trung cho tăng trưởng xuất khẩu đang là nhiệm vụ được đặt ra.
Xuất khẩu hàng hóa: Biến thách thức thành cơ hội Doanh nghiệp Việt Nam cần thích ứng trước trở ngại thị trường Mục tiêu tăng trưởng và nhiệm vụ của xuất nhập khẩu năm 2025

Xuất khẩu vẫn là một trong những động lực chính

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan công bố ngày 12/2 cho hay, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã chậm lại trong tháng đầu tiên của năm mới, vốn là tháng có nhiều ngày nghỉ Tết Nguyên đán.

Tập trung cho tăng trưởng xuất khẩu. Ảnh: Minh họa
Tập trung cho tăng trưởng xuất khẩu. Ảnh: Minh họa

Cụ thể, trị giá xuất khẩu đạt 33,19 tỷ USD, giảm 6,6% (tương ứng giảm 2,34 tỷ USD). Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa trong tháng 1 đạt 30,06 tỷ USD, giảm 14,1% (tương ứng giảm 4,94 tỷ USD). Cán cân thương mại hàng hóa tháng 1/2025 thặng dư 3,13 tỷ USD.

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Chính phủ trình Quốc hội Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên (cao hơn mục tiêu Trung ương, Quốc hội đã quyết nghị là 6,5 - 7%, phấn đấu 7 - 7,5%). PGS.TS Nguyễn Hữu Huân - Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh - thông tin, hiện tại, động lực tiêu dùng nội địa vẫn yếu do tâm lý thắt lưng buộc bụng, doanh nghiệp và người dân chưa thực sự mạnh tay chi tiêu.

Do đó, năm nay, chúng ta nên tập trung vào đẩy mạnh chính sách tài khoá, đẩy mạnh vào đầu tư công. Bên cạnh đó, xuất khẩu vẫn sẽ là một trong những động lực chính. Hai trụ cột đó sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích nền kinh tế, tạo ra bứt phá trong năm bản lề.

Quyết tâm lớn và những thách thức không nhỏ

Theo các chuyên gia kinh tế, các nhóm nhiệm vụ, giải pháp của Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bao gồm: Hoàn thiện thể chế, pháp luật; khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công; thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo; thúc đẩy tiêu dùng xã hội; thúc đẩy xuất khẩu cũng như các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh… đã được đề cập từ nhiều năm nay.

Tuy nhiên, lần này, Chính phủ đã rất chi tiết, cụ thể về các nhiệm vụ, giải pháp cho từng nhóm vấn đề, định lượng bằng những con số rất cụ thể như: Phấn đấu tỷ lệ giải ngân năm 2025 đạt 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán năm 2025 so với dự toán năm 2024 để bổ sung đầu tư cho tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng… Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2025 tăng 12% trở lên; thặng dư thương mại khoảng 30 tỷ USD. Điều này sẽ là “kim chỉ nam” cho các bộ ngành, địa phương thực hiện.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế - cho rằng, để đạt mục tiêu tăng trưởng xuất nhập khẩu năm nay 12% trở lên là không hề đơn giản. Bởi trong bối cảnh tình hình thế giới vẫn diễn biến khó lường, chỉ cần chính sách của Mỹ thay đổi sẽ tác động không nhỏ tới Việt Nam bởi đây là thị trường chiếm tới gần 30% xuất khẩu hàng hóa nước ta trong năm qua.

Do vậy, việc tìm kiếm thị trường ở 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thị trường khác là hết sức cấp thiết, phải xác định đây là một trong những ưu tiên hàng đầu. Bộ Công Thương, các đại sứ quán và các cơ quan liên quan phải tích cực triển khai ngay từ quý I này, bởi khi tăng trưởng xuất khẩu, sản xuất mới tăng.

Cũng theo PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, việc thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, phát triển lực lượng sản xuất mới, tiên tiến rất quan trọng. Theo đó, phải nhanh chóng thực hiện số hóa quản lý nhà nước, số hóa nền kinh tế và số hóa xã hội; tạo sự liên thông giữa các bộ, ngành, địa phương để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thủ tục, cũng chính là tạo ra sự công khai, minh bạch tốt hơn cho nền kinh tế.

Xanh hóa sản xuất, tiêu dùng cũng như tái chế phế thải là xu hướng tất yếu mang tính toàn cầu. Xanh hóa cũng sẽ là đòn bẩy để chúng ta đẩy mạnh xuất khẩu. Số hóa và xanh hóa sẽ làm thay đổi trụ cột tăng trưởng của nền kinh tế. Do vậy, buộc phải đẩy nhanh và triển khai một cách thực chất các hoạt động xanh hóa, số hóa này.

Xuất khẩu là một trong 3 động lực truyền thống rất quan trọng của nền kinh tế nước ta. Để giữ vững thị trường xuất khẩu trước chính sách thuế của Mỹ và nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại, đồng thời đạt mục tiêu tăng GDP từ 8 - 10%, tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa phải đạt từ 12% trở lên. Để đạt được mục tiêu nêu trên đòi hỏi quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả của tất cả các cấp, các ngành, các địa phương và các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp.

Về phía Bộ Công Thương, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - cho hay, Bộ sẽ tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh, tận dụng cơ hội về thị trường xuất khẩu.

Theo đó, tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua việc thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng khai thác hiệu quả các thị trường truyền thống, còn nhiều tiềm năng. Đồng thời, chủ động nghiên cứu, tham mưu đàm phán, ký kết hợp tác với các thị trường mới; chú trọng khai thác và tận dụng tối đa các cơ hội từ những thị trường trọng điểm, chiến lược.

Bên cạnh đó, tận dụng cơ hội từ các FTA mà Việt Nam là thành viên. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng thực hiện đầy đủ các cam kết trong các hiệp định thương mại tự do đã ký kết và cách thức tận dụng ưu đãi thuế quan, đáp ứng quy định về xuất xứ hàng hóa.

Đồng thời, chủ động nắm bắt tình hình, tham mưu phản ứng chính sách kịp thời thông qua việc tiếp tục phát huy, nâng cao vai trò của các cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài trong việc nắm bắt thông tin, phản ánh kịp thời những biến động của kinh tế thế giới và các chủ trương, chính sách mới của các nước sở tại, giúp các cơ quan Nhà nước có những phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả.

Ngoài ra, đẩy mạnh xúc tiến thương mại có trọng tâm, trọng điểm. Đa dạng hình thức xúc tiến thương mại, gắn hoạt động xúc tiến thương mại với phát triển sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước và với phát triển thương mại điện tử, chuyển đổi số. Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thương mại quốc tế.

Tăng cường cảnh báo sớm rủi ro và đồng hành với doanh nghiệp khi phát sinh các vụ kiện phòng vệ thương mại. Hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua các rào cản thương mại mới tại các thị trường nhập khẩu. Nâng cao năng lực của doanh nghiệp vừa và nhỏ về xây dựng thương hiệu, marketing, kỹ năng xúc tiến thương mại quốc tế.

Theo các chuyên gia, năm nay, chúng ta phải tăng trưởng kinh tế từ 8% trở lên để tạo đà đạt tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo. Đó là nhiệm vụ chính trị của toàn hệ thống. Để làm được điều đó, xuất khẩu phải duy trì ở mức cao và đầu tư công phải được đẩy mạnh hơn nữa.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Giá thức ăn chạm trần, thuế phòng vệ tăng cao, ngành cá tra đứng trước sóng gió kép – đã đến lúc cần một chiến lược công thương đủ tầm và đủ sâu.
TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

“Trong nguy có cơ”, TS. Võ Trí Thành cho rằng, việc Hoa Kỳ áp thuế là cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế, là dịp để doanh nghiệp xuất khẩu nhìn lại chính mình.
Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Hàng hóa đang trên đường đến Mỹ sẽ không bị áp thuế đối ứng, theo thông báo mới từ Cơ quan Hải quan Mỹ, giúp doanh nghiệp xuất khẩu giảm lo ngại về chi phí.
Argentina tuyên bố thoả thuận thuế 0%, Campuchia đề nghị 5% với Mỹ

Argentina tuyên bố thoả thuận thuế 0%, Campuchia đề nghị 5% với Mỹ

Ngày 2/4/2025, Mỹ công bố chính sách thuế quan mới. Trong đó, Argentina bị áp mức thuế 10%, trong khi Campuchia phải đối mặt với mức thuế lên tới 49%.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu

Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu

Dự thảo Nghị định về thương mại chiến lược là một bước đi quan trọng nhằm định hình lại chính sách xuất nhập khẩu theo hướng chủ động, có định hướng...

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng mới

Bộ trưởng Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng mới

Để đạt mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên thì 9 tháng cuối năm cần tăng khoảng 8,3%; tăng trưởng quý II là 8,2%, quý III và quý IV lần lượt là 8,3% và 8,4%.
Xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 202,52 tỷ USD

Xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 202,52 tỷ USD

Theo Cục Thống kê – Bộ Tài chính, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá 3 tháng đầu năm 2025 đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước.
Giảm thuế nhập khẩu với Hoa Kỳ: Mở cửa thị trường, giữ chắc nền móng

Giảm thuế nhập khẩu với Hoa Kỳ: Mở cửa thị trường, giữ chắc nền móng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ động đề xuất mức thuế nhập khẩu 0% với hàng hóa từ Hoa Kỳ trong cuộc điện đàm quan trọng với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Đàm phán thuế quan Việt - Mỹ trên bàn cờ lớn: Một vài khuyến nghị

Đàm phán thuế quan Việt - Mỹ trên bàn cờ lớn: Một vài khuyến nghị

Trong môi trường địa kinh tế đầy biến động, thuế quan hiện không chỉ là rào cản thương mại, mà còn là bàn đạp chiến lược trong bàn cờ quyền lực kinh tế toàn cầu
Hiệp hội Logistics Việt Nam thành lập tổ phản ứng nhanh tiếp nhận ý kiến doanh nghiệp

Hiệp hội Logistics Việt Nam thành lập tổ phản ứng nhanh tiếp nhận ý kiến doanh nghiệp

Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam quyết định thành lập Tổ phản ứng nhanh của hiệp hội để xử lý với những biến động trên thị trường.
Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, sẽ có website về xuất xứ hàng hóa để giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA dễ hơn và góp phần phòng chống gian lận thương mại.
Chưa vội điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu: Bình tĩnh nhìn tổng thể

Chưa vội điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu: Bình tĩnh nhìn tổng thể

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, chưa bàn đến điều chỉnh chỉ tiêu xuất khẩu, theo tinh thần “bình tĩnh, nhìn tổng thể và toàn diện”.
Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới

Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới

Mức thuế đối ứng mà Hoa Kỳ áp cho hàng hoá nhập khẩu đã và đang mang lại cả cơ hội và thách thức đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Bắc Âu.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Xây dựng Nghị định quy định về kiểm soát thương mại chiến lược không chỉ bảo vệ công nghệ lõi mà còn thu hút các doanh nghiệp lớn đến đầu tư tại Việt Nam.
Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Việt Nam có thể học hỏi điều gì từ kinh nghiệm quốc tế?
Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường nước ngoài: Sẽ tiếp tục trao đổi, đàm phán với Hoa Kỳ

Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường nước ngoài: Sẽ tiếp tục trao đổi, đàm phán với Hoa Kỳ

Theo Vụ trưởng Tạ Hoàng Linh, Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn còn không gian để trao đổi, đàm phán về mức thuế quan để đi tới một kết quả hai bên cùng có lợi.
Cơ hội vươn tầm quốc tế qua thương mại điện tử

Cơ hội vươn tầm quốc tế qua thương mại điện tử

Chiều 3/4, trong khuôn khổ Vietnam Expo 2025, đã diễn ra hội thảo kết nối với chủ đề "Hàng hóa xuất khẩu Việt Nam - Tăng trưởng toàn cầu cùng Amazon".
Kiểm soát thương mại chiến lược: Phản ứng chính sách kịp thời

Kiểm soát thương mại chiến lược: Phản ứng chính sách kịp thời

Theo đánh giá của chuyên gia, dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược được xây dựng nhanh chóng, thể hiện sự nhanh nhạy trong phản ứng chính sách.
Thu thuế xuất nhập khẩu vượt dự toán, mức thưởng là bao nhiêu?

Thu thuế xuất nhập khẩu vượt dự toán, mức thưởng là bao nhiêu?

Trong dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định thưởng vượt dự toán thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu cho các địa phương.
Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược có gì đáng lưu ý?

Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược có gì đáng lưu ý?

Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược, lấy ý kiến rộng rãi trước khi trình Chính phủ ban hành.
Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu thủy sản quan trọng nhất của Việt Nam, vì vậy cần ưu tiên giải quyết ngay vấn đề về các tiêu chuẩn của Luật Bảo vệ thú biển.
Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 15,72 tỷ USD, trong đó, nhiều nhóm hàng ghi nhận tăng trưởng 2 con số.
Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

Từ 31/3/2025, ô tô, gỗ, ethanol, đùi gà đông lạnh, hạt dẻ cười, hạnh nhân, quả táo tươi, cherry,... được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới.
Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Kết thúc quý I, Philippines là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Tiền Giang, đạt gần 20 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Thủy sản Việt chủ động thích ứng quy định asen tại EU

Thủy sản Việt chủ động thích ứng quy định asen tại EU

5 năm qua, thủy sản Việt không phát hiện nhiễm asen vô cơ, trước quy định mới của EU, chủ động thích ứng đang là việc mà ngành hàng này triển khai, thực hiện.
Mobile VerionPhiên bản di động