Tái cơ cấu ngành Công Thương: Tập trung 5 nhóm định hướng chiến lược lớn trong giai đoạn tới năm 2030

Tái cơ cấu ngành Công Thương nhằm hướng tới mục tiêu là nước công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp cao vào năm 2030.
Tái cơ cấu ngành Công Thương: Cần những "sếu đầu đàn" đủ mạnh Tái cơ cấu ngành Công Thương, hiện thực khát vọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 4 giải pháp trọng tâm đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ theo định hướng tái cơ cấu ngành Công Thương

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế

Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 28/02/2023. Đề án đặt mục tiêu tái cơ cấu ngành Công Thương nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh; tạo lập các động lực tăng trưởng mới gắn với chuyển biến về chất mô hình tăng trưởng của ngành Công Thương cùng một mô hình quản trị nhà nước năng động, hiệu quả, hiện đại và có tính thích ứng cao để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững; phấn đấu đến năm 2030 là nước có công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp cao.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về tái cơ cấu ngành Công Thương nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, ngành Công Thương đã có những đóng góp quan trọng cho chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ với một số thành tựu nổi bật như: Việt Nam dần trở thành một trong những trung tâm sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo của thế giới và thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp trung bình cao toàn cầu (thứ 34 vào năm 2020, theo UNIDO).

Tái cơ cấu ngành Công Thương: Tập trung 5 nhóm định hướng chiến lược lớn trong giai đoạn tới năm 2030
Đề án đặt mục tiêu tái cơ cấu ngành Công Thương nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh. Ảnh: HL

Thương mại quốc tế với đóng góp tích cực của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mở rộng không gian và động lực tăng trưởng xuất khẩu với vị thế là nền kinh tế có quy mô xuất khẩu xếp thứ 17 thế giới về xuất khẩu mặt hàng chế biến, chế tạo (năm 2020, theo UNIDO) với một số ngành đã hội nhập thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu như điện tử, dệt may, da giày…

Mặc dù vậy, quá trình tái cơ cấu của ngành Công Thương gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng thời gian qua thực hiện còn chậm, quá trình công nghiệp hóa chưa tạo ra các chuyển biến rõ nét với một số điểm nghẽn căn bản như:

Ngành công nghiệp của Việt Nam mới phát triển về chiều rộng mà chưa phát triển về chiều sâu, tiến trình công nghiệp hóa trong công nghiệp thực hiện chậm. Công nghiệp chế biến, chế tạo hoạt động ở phân khúc thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu, chủ yếu là gia công, lắp ráp và phụ thuộc vào khu vực FDI.

Bên cạnh đó, ngành năng lượng đối mặt với nhiều thách thức về đảm bảo an ninh năng lượng do nguồn cung năng lượng trong nước ở một số ngành, lĩnh vực đã chạm trần tăng trưởng, hiệu quả khai thác, sử dụng năng lượng còn thấp.

Cơ cấu thị trường có sự mất cân đối giữa thị trường ngoài nước so với thị trường trong nước; xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu và khu vực FDI với giá trị gia tăng nội địa đạt thấp; chi phí logistics vẫn còn cao. Hội nhập quốc tế về kinh tế mới chỉ tập trung vào chiều rộng mà chưa đi vào chiều sâu, dẫn đến mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều vào bên ngoài cả về vốn, công nghệ, thị trường.

Tại Quyết định số 165/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án, Chính phủ đã đặt mục tiêu thực hiện tái cơ cấu ngành Công Thương đó là: “Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của ngành. Tạo lập các động lực tăng trưởng mới gắn với chuyển biến về chất mô hình tăng trưởng của ngành Công Thương cùng một mô hình quản trị nhà nước năng động, hiệu quả, hiện đại và có tính thích ứng cao để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững. Phấn đấu đến năm 2030 là nước có công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp cao”.

5 nhóm định hướng chiến lược và 5 quan điểm chỉ đạo

Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ đã đưa ra 05 quan điểm chỉ đạo về tiếp cận thực hiện tái cơ cấu ngành, cụ thể:

Một là, tái cơ cấu để thực hiện phát triển nhanh và bền vững ngành Công Thương, trên cơ sở phát huy vai trò động lực của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành; cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực và địa bàn để phát huy tối đa lợi thế so sánh của quốc gia, vùng và địa phương trong chuỗi giá trị; chủ động, đi trước một bước trong việc thử nghiệm và phát triển các mô hình tăng trưởng mới, khai thác có hiệu quả thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình hội nhập quốc tế.

Hai là, xây dựng năng lực nội tại của ngành Công Thương dựa trên cơ sở tự chủ về sản xuất và thị trường để hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới có tính độc lập, thích ứng và chống chịu cao trước các tác động lớn, bất thường từ bên ngoài, bảo đảm tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu; phát huy thế mạnh của thị trường trong nước để củng cố nội lực là yếu tố quan trọng gắn với mở rộng, đa dạng hóa thị trường bên ngoài để tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước, nâng cao chất lượng tăng trưởng, chủ động hơn trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.

Ba là, tái cơ cấu ngành Công Thương phải được thực hiện đồng bộ trong tổng thể cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đảm bảo đồng bộ với tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực trọng tâm khác của nền kinh tế; đồng bộ hóa các chính sách công nghiệp, thương mại với các chính sách khác để tạo lập các điều kiện cần và đủ cho thực hiện tái cơ cấu ngành, gồm: tài chính, tiền tệ, đầu tư, khoa học công nghệ, lao động, giáo dục đào tạo, giao thông vận tải, xây dựng, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu, giảm nghèo, hội nhập và các chính sách khác.

Bốn là, gắn với đổi mới tư duy và hành động tiên phong để thực hiện tái cơ cấu ngành Công Thương; lấy cải cách, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập là điều kiện tiên quyết; đảm bảo thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển kinh tế số là đột phá; khoa học công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao là công cụ; khu vực kinh tế tư nhân là lực lượng quan trọng thực hiện tái cơ cấu ngành; xanh hóa ngành Công Thương gắn với bảo vệ môi trường, giảm thiểu biến đổi khí hậu là mục tiêu mang tính lâu dài, chiến lược.

Năm là, tái cơ cấu ngành Công Thương phải được thực hiện một cách có trọng tâm, triệt để, quyết liệt với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các cấp ủy, chính quyền Trung ương và địa phương, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; phát huy vai trò tiên phong, chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở củng cố nhận thức, tăng cường đồng thuận, kết hợp hiệu quả giữa điều phối, phối hợp với phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ, theo nguyên tắc bám sát thực tiễn, coi trọng thực chất; có hệ thống theo dõi, giám sát thông qua các chỉ tiêu cụ thể đo lường kết quả tái cơ cấu và gắn liền với trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, hiệu quả các nhiệm vụ đạt mục tiêu đề ra.

Bên cạnh đó, Đề án tập trung vào 5 nhóm định hướng chiến lược lớn về phát triển ngành Công Thương trong giai đoạn tới 2030:

Một là, xác định các động lực tăng trưởng mới của ngành Công Thương, tăng cường sức chống chịu trước các cú sốc bên ngoài và khai thác có hiệu quả quá trình hội nhập.

Đáng chú ý, về phát triển công nghiệp, trọng tâm ưu tiên là phát triển công nghiệp nền tảng, công nghiệp hỗ trợ để làm chủ khu vực sản xuất, đặc biệt là tư liệu cho các ngành công nghiệp xuất khẩu và nâng cao năng lực tự chủ về sản xuất; phát triển công nghiệp chế tạo thông minh là bước đột phá nhằm hình thành năng lực sản xuất mới gắn với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp có quy mô xuất khẩu lớn như: Dệt may, da giầy, điện tử, đồ gỗ, nông thủy sản.

Hai là, chú trọng nâng cấp và phát triển các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của các ngành dựa trên các lợi thế so sánh ở cấp độ quốc gia, vùng và địa phương để nâng cao giá trị gia tăng, tăng cường năng lực tự chủ của ngành Công Thương.

Trong công nghiệp, tập trung phát triển hoàn chỉnh hệ thống sản xuất công nghiệp trong nước thông qua việc nâng cấp và phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của các ngành công nghiệp, tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nội địa. Chú trọng nội địa hóa chuỗi cung ứng các ngành công nghiệp để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tăng cường tính tự chủ của ngành. Cơ cấu lại không gian lãnh thổ phát triển các ngành công nghiệp theo hướng hình thành hệ thống cụm liên kết các ngành công nghiệp chuyên môn hóa và các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao theo lợi thế của các địa phương tại một số vùng, địa bàn trọng điểm. Phát triển và nâng cấp lên các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành công nghiệp xuất khẩu có sức cạnh tranh quốc tế.

Ba là, hình thành hệ thống các tập đoàn, doanh nghiệp lớn có thương hiệu và có năng lực cạnh tranh toàn cầu gắn với tăng cường quản lý cạnh tranh, chống độc quyền.

Bốn là, tập trung hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng trong sản xuất, xuất khẩu và sức cạnh tranh của ngành Công Thương.

Đề án nhấn mạnh các nội dung về phát triển kinh tế số và chuyển đổi số với việc ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao là nền tảng cơ bản để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của ngành gắn liền với tiệc tiếp tục cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực theo chiều sâu. Ưu tiên hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách phát triển ngành từ trung ương đến địa phương. Cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo môi trường cạnh tranh minh bạch, bình đẳng để huy động một cách hiệu quả các nguồn lực phát triển ngành. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của ngành.

Năm là, xanh hóa ngành Công Thương, thực hiện phát triển bền vững: Chú trọng phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp môi trường. Đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường và xanh hóa công nghiệp; đảm bảo sản xuất, phân phối và sử dụng năng lượng và nguyên liệu đầu vào là tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hiệu quả; thúc đẩy tiêu dùng xanh và phát triển kinh tế tuần hoàn.

Đề án đặt ra 05 mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30% vào năm 2030; đảm bảo cân đối cung cầu về năng lượng với tỷ lệ tiêu hao năng lượng tính trên đơn vị GDP giảm 1 - 1,5%/năm; duy trì thặng dư cán cân thương mại với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu luôn cao hơn nhập khẩu và tăng bình quân khoảng 6 - 8%/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 13,0 - 13,5%/năm.
Duy Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Thiếu lao động lại khó tuyển dụng bổ sung, doanh nghiệp dệt may vừa chật vật lo đáp ứng thời gian giao hàng, vừa tính chuyện gia tăng năng suất.
Sản xuất công nghiệp bứt phá, khả thi với mục tiêu tăng trưởng IIP 7-8%

Sản xuất công nghiệp bứt phá, khả thi với mục tiêu tăng trưởng IIP 7-8%

Bộ Công Thương cho biết, sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi tích cực, theo đó, mục tiêu tăng trưởng IIP 7-8% trong năm 2024 có thể đạt được.
Cách nào phát triển thời trang Việt?

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu là một trong những trở ngại lớn khiến ngành thời trang của Việt Nam chưa phát triển mạnh.
Triển lãm máy móc, nguyên phụ liệu dệt may, in thêu sẽ diễn ra vào tháng 11/2024

Triển lãm máy móc, nguyên phụ liệu dệt may, in thêu sẽ diễn ra vào tháng 11/2024

Triển lãm quốc tế thiết bị, công nghệ in thêu, sản phẩm và nguyên phụ liệu dệt may sẽ diễn ra từ ngày 27- 29/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh.
Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực phục hồi sản xuất sau bão

Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực phục hồi sản xuất sau bão

Sau bão, các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất công nghiệp tại một số địa phương đã hoạt động ổn định trở lại, nguồn nguyên liệu đảm bảo cung cấp liên tục.

Tin cùng chuyên mục

Cùng tháo gỡ khó khăn trong phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế

Cùng tháo gỡ khó khăn trong phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế

Sự kiện được tổ chức nhằm trao đổi kinh nghiệm, tìm giải pháp phát triển, quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp các tỉnh, thành phía Bắc.
Triển lãm NEPCON Việt Nam 2024: Quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu

Triển lãm NEPCON Việt Nam 2024: Quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu

Sáng ngày 11/9, Triển lãm Điện tử quốc tế (NEPCON Việt Nam 2024) đã khai mạc tại Hà Nội. Sự kiện quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu từ 20 quốc gia.
Lâm Đồng: Nhiều chỉ tiêu ngành Công Thương dự ước đều đạt theo kế hoạch được giao

Lâm Đồng: Nhiều chỉ tiêu ngành Công Thương dự ước đều đạt theo kế hoạch được giao

Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng báo cáo, nhiều chỉ tiêu của ngành Công Thương dự ước đều đạt theo kế hoạch được giao trong 8 tháng năm 2024.
Tình hình sản xuất công nghiệp, đầu tư 8 tháng năm 2024

Tình hình sản xuất công nghiệp, đầu tư 8 tháng năm 2024

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 8/2024 ước tính tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước.
Vĩnh Phúc: Sản xuất công nghiệp phục hồi và duy trì tăng trưởng tích cực

Vĩnh Phúc: Sản xuất công nghiệp phục hồi và duy trì tăng trưởng tích cực

Sản xuất công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc có sự phục hồi và duy trì đà tăng trưởng tích cực, chỉ số ngành công nghiệp ghi nhận chuỗi tăng 6 tháng liên tiếp.
Lào Cai: Sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu tăng nhẹ trong 8 tháng đầu năm

Lào Cai: Sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu tăng nhẹ trong 8 tháng đầu năm

Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Lào Cai tháng 8 năm 2024 ước đạt 4.138 tỷ đồng; xuất nhập khẩu đạt 2.271,63 triệu USD...
Cục Công Thương địa phương: Đổi mới, sáng tạo triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh mới

Cục Công Thương địa phương: Đổi mới, sáng tạo triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh mới

Cục Công Thương địa phương là đơn vị thuộc Bộ Công Thương có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Bộ trong nhiều lĩnh vực, như khuyến công, cụm công nghiệp...
Triển lãm FBC ASEAN 2024: Mở rộng cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp ngành chế tạo Việt Nam

Triển lãm FBC ASEAN 2024: Mở rộng cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp ngành chế tạo Việt Nam

Diễn ra từ ngày 18/9-20/9 tại Hà Nội, triển lãm FBC ASEAN 2024 sẽ là một cơ hội quan trọng để các doanh nghiệp chế tạo Việt Nam kết nối với các đối tác quốc tế.
Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi số

Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi số

Tại Nghệ An diễn ra hội thảo hướng đến nâng cao năng lực quản lý, tiết kiệm chi phí trong sản xuất, ứng dụng chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.
8 tháng chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước ước tăng 8,6%

8 tháng chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước ước tăng 8,6%

Sản xuất công nghiệp tháng 8 tiếp tục tăng trưởng tích cực, tính chung 8 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tăng 8,6% so với cùng kỳ.
Hội thảo lấy ý kiến dự thảo về khuyến công tại Long An nhận được nhiều ý kiến hay

Hội thảo lấy ý kiến dự thảo về khuyến công tại Long An nhận được nhiều ý kiến hay

Hội thảo đã nhận được 15 ý kiến, trong đó 8 ý kiến của Sở Công Thương các tỉnh, 3 ý kiến của doanh nghiệp và 5 ý kiến của Trung tâm khuyến công.
Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Với những dự án lớn đã hoàn thành và đi vào sản xuất hứa hẹn giúp sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút” và về đích thành công trong năm 2024.
Cục Công Thương địa phương tổ chức đoàn tham gia Mega Show Part 1

Cục Công Thương địa phương tổ chức đoàn tham gia Mega Show Part 1

Thực hiện nhiệm vụ khuyến công quốc gia, Cục Công Thương địa phương sẽ tổ chức đoàn cơ sở công nghiệp nông thôn Việt Nam tham gia Mega Show Part 1.
Sản xuất công nghiệp 8 tháng của Nam Định đạt đỉnh mới so với cùng kỳ 5 năm

Sản xuất công nghiệp 8 tháng của Nam Định đạt đỉnh mới so với cùng kỳ 5 năm

8 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,34% so với cùng kỳ năm trước, cũng là mức tăng cao nhất từ năm 2019 đến nay.
Tháng 8/2024: PMI trên ngưỡng 50 điểm, lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng

Tháng 8/2024: PMI trên ngưỡng 50 điểm, lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng

Ngành sản xuất Việt Nam đạt 52,4 điểm trong tháng 8, giảm so với mức 54,7 điểm trong tháng 7 nhưng vẫn cho thấy sự cải thiện mạnh mẽ.
Bước tiến mới trong chuỗi cung ứng hàng không của Việt Nam

Bước tiến mới trong chuỗi cung ứng hàng không của Việt Nam

Chuỗi cung ứng hàng không của Việt Nam vừa có một bước tiến đột phá với dự án sản xuất cửa thoát hiểm trên cánh cho A321neo.
Bộ Công Thương đề xuất cắt giảm nhiều thủ tục hành chính liên quan lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp

Bộ Công Thương đề xuất cắt giảm nhiều thủ tục hành chính liên quan lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp

Trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, Bộ Công Thương đưa ra phương án cắt giảm 4 thủ tục hành chính trong lĩnh vực vật liệu nổ.
Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Trong năm 2025, Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá 5 điều kiện, 11 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ.
Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Hồ sơ dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) cơ bản đã đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).
Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Thời hạn giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước kéo dài trong 3 tháng, được bắt đầu từ ngày 1/9-30/11.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động