Tái cơ cấu ngành Công Thương: Cần những "sếu đầu đàn" đủ mạnh

Tái cơ cấu ngành Công Thương là quá trình dài và phức tạp, để thành công bên cạnh nỗ lực của Bộ Công Thương vai trò của doanh nghiệp “đầu đàn” rất quan trọng.
Tái cơ cấu ngành Công Thương để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Sáng nay 12/5, diễn ra Tọa đàm “Ngành Công Thương Việt Nam- Tái cơ cấu để phát triển bền vững”

TS. Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công Thương, Bộ Công Thương đã trao đổi với báo Công Thương xung quanh nội dung này.

Ông nhìn nhận như thế nào về quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương những năm qua?

Quá trình tái cơ cấu đã giúp ngành Công Thương đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.

Về công nghiệp, tái cơ cấu đã góp phần đưa nền công nghiệp lên tầm cao mới, phát triển cả về chiều rộng, chiều sâu với tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh từ 8-9%/năm. Công nghiệp đã thực sự trở thành trụ cột của nền kinh tế, đóng góp lớn cho ngân sách và GDP cả nước.

Công nghiệp đã đáp ứng cơ bản cho phát triển thị trường trong nước, góp phần vào tổng mức bán lẻ lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ trong nước. Tạo sự cạnh tranh sòng phẳng với hàng hoá của các nước khác trên chính thị trường nội địa. Công nghiệp cũng đóng góp quan trọng cho xuất khẩu khi 85% các mặt hàng xuất khẩu xuất phát từ ngành này.

Một yếu tố quan trọng nữa, ngành công nghiệp trong suốt giai đoạn qua được tái cơ cấu theo đúng hướng đàm phán FTA của Việt Nam với các đối tác. Tận dụng tối đa cơ hội và cam kết quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá.

TS. Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công Thương, Bộ Công Thương
TS. Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công Thương, Bộ Công Thương

Dù vậy, phát triển công nghiệp trong suốt giai đoạn qua chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững, công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Xuất khẩu, thương mại nội địa cũng còn nhiều vấn đề tiềm ẩn, thiếu bền vững. Đây là những khó khăn đặt ra cho tái cơ cấu của ngành trong thời gian tới.

Liên quan đến mục tiêu tái cơ cấu ngành Công Thương về nội thương và ngoại thương đều được đánh giá chưa khai thác hết tiềm năng và tăng trưởng chưa thực sự bền vững? Ông có thể dẫn giải một vài con số và đâu nguyên nhân mấu chốt của vấn đề này?

Xuất khẩu của Việt Nam năm vừa qua đạt con số tương đối lớn nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro vì nhiều mặt hàng xuất khẩu xuất phát từ khối doanh nghiệp FDI. Giá trị gia tăng hay sự tham gia vào chuỗi cung ứng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam tương đối thấp, nhất là về công nghệ. Từ năm 2022 đến nay đã nhìn rõ tác động này, sự suy giảm của khối doanh nghiệp FDI đã góp phần kéo giảm xuất khẩu của cả nước.

Đã đến lúc nhìn vào con số thực tế kim ngạch xuất khẩu, giá trị gia tăng trong kim ngạch xuất khẩu đó và cần tập trung vào mặt hàng Việt Nam có giá trị cao, có lợi thế.

Mặt khác, trong quá trình phát triển phải dựa vào kinh tế tư nhân, tự hình thành những “sếu đầu đàn”, việc dựa vào "sếu đầu đàn" FDI là không khả thi. Cần nhìn nhận rõ ràng điều này để trong quá trình tái cơ cấu cần xây dựng doanh nghiệp tư nhân trong nước thực sự mạnh, nắm bắt khoa học công nghệ để dẫn dắt doanh nghiệp trong nước.

Nhiệm vụ trọng tâm của tái cơ cấu là phát triển công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu; ưu tiên các mặt hàng có quy mô xuất khẩu lớn, lợi thế cạnh tranh cao, để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ này 5 mục tiêu và 5 nhóm giải pháp cụ thể sẽ được tập trung triển khai là gì, thưa ông?

Tái cơ cấu ngành Công Thương bao gồm 5 mục tiêu, 5 nhiệm vụ cụ thể. Về công nghiệp, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm, mục tiêu đến năm 2030 tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt 30%. Tốc độ tăng trưởng hiện đã đạt khá cao 17% nhưng quan trọng phải phát triển được ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao. Từ đó đóng góp cho phát triển công nghiệp nền tảng, thúc đẩy phát triển thị trường nội địa, xuất khẩu.

Về năng lượng, quan trọng nhất là đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong giai đoạn tới và cam kết quốc tế. Quá trình tái cơ cấu làm sao để giảm nguồn năng lượng ảnh hưởng môi trường thúc đẩy nguồn năng lượng thân thiện môi trường.

Sản xuất công nghiệp
Tái cơ cấu giúp ngành Công Thương tăng trưởng cả chiều rộng và chiều sâu

Thị trường nội địa, cần phát triển hạ tầng thương mại, hạ tầng logistics, xúc tiến thương mại và không thể thiếu hạ tầng về thương mại điện tử, công nghệ số.

Xuất khẩu phải tập trung khuyến khích thúc đẩy mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tích cực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Những chính sách cho lĩnh vực này cần sâu rộng hơn và quan trọng là phải khả thi để doanh nghiệp có thể thực hiện được.

Liên quan đến mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế. Toàn bộ quá trình tái cơ cấu từ công nghiệp, thị trường trong nước, xuất nhập khẩu, năng lượng phải phù hợp với các cam kết quốc tế và phải xây dựng được biện pháp khai thác tối đa các cam kết.

Ông có thể nêu ngắn gọn những nội dung cần phải quyết liệt và thực hiện nhanh chóng để có thể đảm bảo mục tiêu tái cơ cấu ngành Công Thương tránh độ “trễ”? Vấn đề huy động hiệu quả các nguồn lực để thực hiện tái cơ cấu nên được xem xét như thế nào?

Quan trọng nhất là hoàn thiện khuôn khổ pháp lý. Thứ nhất, sớm xây dựng và ban hành Luật phát triển Công nghiệp. Trong đó quan tâm đến các đối tượng bao gồm cả doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặc dù cơ chế rõ rồi nhưng trong luật phải rõ hơn để triển khai được.

Thứ hai, Luật Thương mại 2005 cần nghiên cứu thay thế và bổ sung bởi bối phát triển thương mại đã có nhiều thay đổi.

Thứ ba, xây dựng, sớm triển khai các quy hoạch và phải phù hợp với tất cả các quy hoạch ngành, quy hoạch quốc gia và phù hợp với các luật hiện nay.

Thứ tư, cần có chiến lược cụ thể với ngành hàng cụ thể, đồng thời phù hợp với tổng thể của nền kinh tế để triển khai cơ chế chính sách và biện pháp hỗ trợ.

Về nguồn lực thực hiện quá trình này, quan điểm của tôi là cần xây dựng các “con sếu đầu đàn” là doanh nghiệp tư nhân Việt Nam (có thể liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài) làm chủ mới bền vững.

Tận dụng nguồn lực kinh tế tư nhân, nhất là của doanh nghiệp vừa. Việt Nam hiện có nhiều doanh nghiệp vừa có nguồn lực tài chính, nhân lực đủ sức để làm.

Tái cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước để mang lại sự cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp khác trong giai đoạn tới.

Trong đề án tái cơ cấu, Bộ Công Thương cũng đề cập đến nội dung phát triển mạnh thương mại nội địa để khai thác có hiệu quả thị trường gần 100 triệu dân, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử hướng đến số hóa nền kinh tế. Ông có thể thông tin thêm về nội dung này?

Theo Quyết định số 165/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 mục tiêu tốc độ tăng trưởng lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng từ 13-15%/năm. Con số này hoàn toàn khả thi, thị trường 100 triệu dân nhu cầu tiêu dùng tăng rất nhanh là động lực lớn để hoàn thành mục tiêu này.

Bản thân doanh nghiệp cũng đã có chiến lược thúc đẩy sản xuất, kinh doanh các mặt hàng phù hợp với thị trường nội địa. Thị trường nội địa một mặt kết nối mở rộng với xuất khẩu, mặt khác tạo ra sức ép cạnh tranh sòng phẳng giữa hàng hoá xuất khẩu và hàng hoá trên thị trường trong nước.

Vì vậy, trong quá trình tái cơ cấu cần tập trung phát triển hơn nữa hạ tầng thương mại nhằm gắn kết, tạo nền tảng cho phát triển nội thương, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu bền vững trong thời gian tới.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Anh- Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hàng hóa xuyên biên giới ồ ạt vào thị trường Việt Nam: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Hàng hóa xuyên biên giới ồ ạt vào thị trường Việt Nam: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Hàng hóa xuyên biên giới tràn vào Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, khiến nhà sản xuất, kinh doanh trong nước gặp nhiều khó khăn và mất thị phần.
Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh, xây dựng thương hiệu là một công việc đòi hỏi sự bền bỉ, liên tục không ngừng nghỉ và phải luôn đổi mới.
Tăng cơ hội kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Bắc Âu

Tăng cơ hội kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Bắc Âu

Tiếp nối thành công của chuỗi sự kiện năm 2023, Global Sourcing Fair Việt Nam 2024 sẽ mở ra cơ hội kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và Bắc Âu.
Chủ tịch lâm thời VIPFA: Phát triển khu công nghiệp cần hội đủ yếu tố “chế - tài - tâm - tầm”

Chủ tịch lâm thời VIPFA: Phát triển khu công nghiệp cần hội đủ yếu tố “chế - tài - tâm - tầm”

Để các KCN thực sự là “thỏi nam châm” hút vốn FDI, theo TS Phan Hữu Thắng - Chủ tịch lâm thời VIPFA cần tập trung vào 4 yếu tố, bao gồm: Chế - tài - tâm - tầm.
Cảnh giác trước thông tin xuyên tạc sự thật về việc điều chỉnh giá điện

Cảnh giác trước thông tin xuyên tạc sự thật về việc điều chỉnh giá điện

Các thế lực thù địch và cơ hội chính trị đang lợi dụng việc Chính phủ điều hành điều chỉnh giá điện để bóp méo, xuyên tạc, làm sai lệch bản chất sự việc.

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: Chuyến thăm của Thủ tướng tới Australia - New Zealand mở ra nhiều động lực mới

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: Chuyến thăm của Thủ tướng tới Australia - New Zealand mở ra nhiều động lực mới

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh, chuyến thăm của Thủ tướng tới Australia - New Zealand sẽ mở ra nhiều động lực và kỳ vọng mới cho tương lai Việt Nam.
Thời của vàng nhẫn và câu chuyện quản lý thị trường vàng

Thời của vàng nhẫn và câu chuyện quản lý thị trường vàng

Không chỉ vàng miếng SJC mà vàng nhẫn cũng tăng giá mạnh những ngày gần đây và chênh rất cao so với giá thế giới. Thị trường vàng đang cần mô hình quản lý mới.
Doanh nghiệp kỳ vọng về bước phát triển mới trong hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Australia

Doanh nghiệp kỳ vọng về bước phát triển mới trong hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Australia

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đánh giá tích cực và đặt kỳ vọng về bước phát triển mới trong hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Australia.
Xuất siêu tăng kỷ lục, đâu là lý do chính?

Xuất siêu tăng kỷ lục, đâu là lý do chính?

Doanh nghiệp dần thích ứng với yêu cầu nhà nhập khẩu, sự gia tăng sử dụng nguyên vật liệu trong nước,… đã đưa cán cân thương mại xuất siêu 4,72 tỷ USD.
FDI vào Việt Nam đang dần tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao

FDI vào Việt Nam đang dần tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao

Không chỉ có chiều hướng tăng lên, thu hút FDI vào Việt Nam thời gian gần đây tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao và những ngành mang tính chất mũi nhọn.
Thu hút FDI và câu chuyện “đất lành, chim đậu”

Thu hút FDI và câu chuyện “đất lành, chim đậu”

Tại Đông Nam Á, Việt Nam là nơi đầu tư an toàn. Đây là lý do mà các doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn Việt Nam làm điểm đến để hợp tác đầu tư.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: 4 cơ hội của Việt Nam khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: 4 cơ hội của Việt Nam khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Nhân dịp đầu xuân mới, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có chia sẻ về việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ dầu năm 2024.
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Cần "cú huých" mạnh mẽ hơn cho nền kinh tế

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Cần "cú huých" mạnh mẽ hơn cho nền kinh tế

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam từ đầu năm đã có những tín hiệu khởi sắc, song, dự báo còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và cần cú huých mạnh mẽ hơn.
Chuyên gia kinh tế - PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh: Chủ động thích ứng, tăng tốc xuất khẩu

Chuyên gia kinh tế - PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh: Chủ động thích ứng, tăng tốc xuất khẩu

Xuất nhập khẩu tháng 1/2024 tăng gần 40%, kết quả của sự nỗ lực từ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm đơn hàng ở cả thị trường truyền thống và thị trường mới.
Bài 4: Tăng trưởng xuất khẩu nông lâm thủy sản liệu có ăn may?

Bài 4: Tăng trưởng xuất khẩu nông lâm thủy sản liệu có ăn may?

Nếu nói là “ăn may” tôi e rằng, đã làm mờ đi sự vận động của sản xuất, xuất khẩu, chỉ đạo của các bộ ngành, sự nỗ lực, bền bỉ của nông dân, doanh nghiệp…
Căng thẳng ở Biển Đỏ: Bám sát tình hình, có kịch bản điều hành phù hợp

Căng thẳng ở Biển Đỏ: Bám sát tình hình, có kịch bản điều hành phù hợp

TS. Võ Trí Thành khuyến nghị điều hành vĩ mô theo hướng bám sát tình hình để có kịch bản phù hợp, hỗ trợ doanh nghiệp trong tình hình căng thẳng ở Biển Đỏ.
Ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam còn nhiều cơ hội để vươn xa

Ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam còn nhiều cơ hội để vươn xa

Năm 2024, dự báo nền kinh tế thế giới sẽ từng bước phục hồi. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp logistics tìm lại đơn hàng.
TS. Võ Trí Thành: Bất động sản sẽ phục hồi rõ nét

TS. Võ Trí Thành: Bất động sản sẽ phục hồi rõ nét

TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh chia sẻ về quan điểm thị trường bất động sản trong thời gian tới.
Cảnh giác với thủ đoạn dùng công nghệ video Deepfake để lừa đảo

Cảnh giác với thủ đoạn dùng công nghệ video Deepfake để lừa đảo

Deepfake trở thành cơn ác mộng đối với toàn xã hội, tội phạm mạng hiện đang khai thác trí tuệ nhân tạo để thực hiện các hành vi đánh cắp thông tin, lừa đảo.
Dự báo các hãng vận tải biển sẽ gặp khó khăn hơn trong năm 2024

Dự báo các hãng vận tải biển sẽ gặp khó khăn hơn trong năm 2024

Cuộc khủng hoảng, căng thẳng ở Biển Đỏ không phải là khó khăn duy nhất mà các hãng vận tải lớn phải đối mặt trong năm 2024.
Tăng trưởng GDP có thể đạt 7% trong năm 2024: Lãng mạn nhưng có cơ sở!

Tăng trưởng GDP có thể đạt 7% trong năm 2024: Lãng mạn nhưng có cơ sở!

Giám đốc Economica Việt Nam cho rằng, kịch bản tăng trưởng GDP 7% trong năm 2024 có chút lãng mạn, nhưng không phải là không thể.
Sau năm 5, dư địa thị trường Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn

Sau năm 5, dư địa thị trường Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn

Với nhiều cơ hội theo các cam kết mang lại, song sau 5 năm dư địa thị trường từ Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ gửi thông điệp "đoàn kết, lòng tin" tới WEF Davos 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ gửi thông điệp "đoàn kết, lòng tin" tới WEF Davos 2024

Tại WEF Davos 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường đoàn kết quốc tế, tái thiết lòng tin, thúc đẩy hợp tác giữa các nước.
Bài 3: Khắc phục khó khăn trong chuyển đổi xanh để ngành gỗ bứt tốc

Bài 3: Khắc phục khó khăn trong chuyển đổi xanh để ngành gỗ bứt tốc

Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu đang thay đổi, việc tập trung xây dựng hình ảnh ngành gỗ Việt Nam phát triển bền vững là nhiệm vụ trọng tâm của ngành.
6 nhóm giải pháp giúp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2024

6 nhóm giải pháp giúp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2024 từ 6%- 6,5%, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần kiên trì thực hiện 6 nhóm giải pháp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động