Tái cơ cấu ngành Công Thương, hiện thực khát vọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Công Thương 24h 06/06/2023 10:11 Theo dõi Congthuong.vn trên
Ngành Công Thương Nghệ An nỗ lực, chung sức thực hiện di nguyện của Bác Hồ 12 công trình khoa học ngành Công Thương đoạt giải thưởng VIFOTEC 2022 |
Thúc đẩy chuyển dịch tái cơ cấu nền kinh tế
Là một hợp phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, nhiều năm qua, hoạt động tái cơ cấu ngành Công Thương đã được thực hiện theo Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 01/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ và đã có được những hiệu quả tích cực trong tăng trưởng sản xuất, xuất khẩu, đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Để thực hiện hiệu quả tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu ngành Công Thương, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách góp phần quan trọng tạo nên những thành tựu phát triển công nghiệp và thương mại của đất nước.
Nhìn lại quá trình phát triển ngành Công Thương, trong thời kỳ đổi mới, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, đề ra các chủ trương, chính sách kịp thời, phù hợp thúc đẩy phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đơn cử với ngành công nghiệp, xuyên suốt các kỳ Đại hội Đảng, công nghiệp luôn được định hướng phát triển theo hướng hiện đại, có giá trị gia tăng cao, theo kịp nhịp độ phát triển của thế giới.
Tại Đại hội XII, Đảng ta đề ra chủ trương: “Cơ cấu lại, xây dựng nền công nghiệp theo hướng phát triển mạnh những ngành có tính nền tảng, có lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, từng bước có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất và phân phối toàn cầu”.
Tuy nhiên, để hoạt động tái cơ cấu ngành Công Thương hiệu quả hơn với mô hình quản trị ngành có tính thích ứng cao, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 28/02/2023 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030. Đề án đặt mục tiêu tái cơ cấu ngành Công Thương nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh; tạo lập các động lực tăng trưởng mới gắn với chuyển biến về chất.
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30% vào năm 2030. Duy trì thặng dư cán cân thương mại với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu luôn cao hơn nhập khẩu và tăng bình quân khoảng 6 - 8%/năm; tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng khoảng 13,0 - 13,5%/năm.
Để hoạt động tái cơ cấu ngành Công Thương hiệu quả hơn với mô hình quản trị ngành có tính thích ứng cao, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững, tại Quyết định số 165, Chính phủ đã đưa ra 05 quan điểm chỉ đạo về tiếp cận thực hiện tái cơ cấu ngành; 05 mục tiêu cụ thể; 05 nhóm nhiệm vụ và 05 nhóm giải pháp thực hiện trên 05 ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, đó là: Công nghiệp, năng lượng, xuất nhập khẩu, thị trường trong nước và hội nhập quốc tế về kinh tế.
Tuy nhiên, cần phải hiểu tái cơ cấu là một trong nhiều cách thức tiến tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo đó, vai trò của “sếu đầu đàn” rất đặc biệt. Đặt trong bối cảnh thời điểm đầu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời điểm đó thực lực, nội lực của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, chủ yếu doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ.
Những năm gần đây, chúng ta đã thấy xuất hiện nhiều hơn các doanh nghiệp đầu đàn xuất hiện trong ngành: Thủy sản, dệt may… chủ yếu là doanh nghiệp ở khu vực tư nhân nhờ Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân. Trong tương lai gần, nếu chúng ta duy trì được điều này sẽ xuất hiện nhiều hơn các doanh nghiệp có vai trò dẫn dắt.
![]() |
Để thực hiện hiệu quả tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu ngành Công Thương, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách góp phần quan trọng tạo nên những thành tựu phát triển công nghiệp và thương mại của đất nước |
Tái cơ cấu tập trung vào 4 vấn đề
Về thách thức mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình thực hiện mục tiêu tái cơ cấu, tôi cho rằng, muốn tái cơ cấu một ngành nói chung và từng doanh nghiệp riêng lẻ nói riêng thì chỉ một mình ngành Công Thương không làm được mà cần tập trung 4 vấn đề: Thứ nhất về mặt tư duy, tư duy phát triển doanh nghiệp và tư duy phát triển ngành phải linh hoạt, nhưng thực tế thì người làm chính sách vẫn chưa thể hiện tính phù hợp và lệch nhịp giữa chính sách và thực lực cũng như thực tế.
Thứ hai, điểm yếu nhất trong quá trình tái cơ cấu đó là quá trình thực thi, mục tiêu rõ, chính sách tốt nhưng thực thi kém. Thứ ba, về phát triển khoa học công nghệ đã có nhiều thay đổi tiến bộ, nhưng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu tiên tiến để hàm lượng khoa học công nghệ chiếm lĩnh tỷ trọng nhất định trong quá trình tái cơ cấu- đây là điều kiều cần thiết quan trọng.
Thứ tư, nỗi lo của doanh nghiệp là tiếp cận vốn và tiếp cận mặt bằng sản xuất vẫn còn muôn vàn khó khăn, khiến cho doanh nghiệp không thể tập trung vào tái cơ cấu. Nếu khắc phục được khó khăn này nó mới là điều kiện cần để doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu.
Đặc biệt, để thúc đẩy tái cơ cấu ngành Công Thương, thời gian tới chúng ta phải tăng tốc, phải tranh thủ công nghệ, để được điều đó phải có công nghệ, có tài chính để phát triển, để tự chủ nền kinh tế.
Trên thực tế, thời gian qua, Bộ Công Thương có đóng góp lớn, tham gia các Hiệp định Thương mại tự do đa phương và song phương. Tôi đánh giá cao cơ quan soạn thảo Luật Cạnh tranh, đây là công cụ giúp doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng. Tuy vậy, để thúc đẩy tái cơ cấu, vấn đề cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cần được đề cao, nhằm tạo thuận lợi cho khu vực doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xây dựng được chiến lược kinh doanh rõ ràng, từ đó phát huy vai trò của doanh nghiệp trong tái cơ cấu ngành Công Thương.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hà Giang: Tạo điều kiện tối đa cho xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 23/9/2023: Giá trị XNK hàng hóa của Việt Nam đạt 28,07 tỷ USD

Ngày này năm xưa 23/9: Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Phát hiện gần 8.000 bánh Trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ; bắt đối tượng sản xuất hơn 23 kg pháo nổ trái phép
Tin cùng chuyên mục

Điểm tin Công Thương – Pháp luật 22/9: Cưỡng chế thuế Công ty BCG Land và xử phạt Nhựa Bình Minh

Hiệp định về Biển cả mở “đường lớn” cho sự phát triển của Việt Nam

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 22/9/2023: Metro số 1 dự kiến khai thác thương mại vào tháng 7/2024

Ngày này năm xưa 22/9: Thành lập Tổng Công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam

Công nhân đội Truyền tải điện Quảng Ngãi kịp thời cứu người gặp nạn

Điểm tin Công Thương – Pháp luật 21/9: Thu giữ gần 2.000 lít dầu máy không rõ nguồn gốc

Thu giữ hàng nghìn bánh trung thu không rõ nguồn gốc và hàng trăm sách học sinh giả nhãn hiệu

Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Nâng cấp doanh nghiệp là "mệnh lệnh" cho việc đổi mới

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 21/9/2023: Hơn 6.000 vé tàu giảm giá 30%

Ngày này năm xưa 21/9: Ban hành Thông tư về vật liệu nổ công nghiệp

Từ vụ cháy chung cư mini Khương Hạ: Chuyên gia khuyến nghị giải pháp đủ mạnh và bất ngờ

Điểm tin Công Thương – Pháp luật 20/9:Công ty TNHH xây dựng Minh Nguyệt bị xử phạt 200 triệu đồng về hành vi chiếm dụng đất

Bản tin Chống buôn lậu 20/9: Xử lý thực phẩm nhập lậu và tiêu hủy đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc

Đà Nẵng: Trao giải cuộc thi viết về người tốt, việc tốt trong phong trào công nhân

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm: Cần tăng cường quản lý ở mọi cấp độ

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 20/9/2023: Nhiều nhóm hàng xuất khẩu tăng tỷ USD

Ngày này năm xưa 20/9: Ban hành Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong FTA; Thành lập PV GAS

Điểm tin Chống buôn lậu ngày 19/9: Tiêu hủy hàng nghìn đồ chơi trẻ em; xử phạt hộ kinh doanh phân bón
