Quảng Ninh: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt được như kỳ vọng
Tỉnh - thành 24h 17/09/2023 06:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tính đến ngày 8/9/2023, tổng vốn đầu tư công toàn tỉnh Quảng Ninh mới giải ngân được trên 5.580 tỷ đồng, đạt 36% so với số kế hoạch đã công khai chi tiết, đạt 40,4% so với kế hoạch giao đầu năm, tương đương với tỷ lệ giải ngân bình quân cả nước và cùng kỳ năm 2022.
Theo đó, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 của Quảng Ninh đến ngày 31/8 đạt 50%. Như vậy, áp lực giải ngân trong những tháng còn lại của năm rất lớn, với nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải quyết kịp thời, dứt điểm. Trong đó, giải ngân nguồn vốn ngân sách Trung ương đạt 68%; ngân sách tỉnh Quảng Ninh giải ngân được 30%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 (41,2%); ngân sách huyện, xã giải ngân đạt 39%. Có 10/13 chủ đầu tư không đạt kế hoạch UBND tỉnh Quảng Ninh giao, trong đó một số chủ đầu tư giải ngân rất thấp.
![]() |
Nhiều dự án giao thông lớn của Quảng Ninh giải ngân chậm nên ảnh hưởng tới kế hoạch của cả tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Nút giao Km6+700 đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng |
Cụ thể: Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh 30%; ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 17,5%; Công an tỉnh 9,5%; ban Quản lý khu kinh tế tỉnh, Trường Đại học Hạ Long và Sở Xây dựng 0%. Có 11/13 địa phương có tỷ lệ giải ngân không đạt theo kế hoạch của UBND tỉnh Quảng Ninh, trong đó có 3 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 40% là: Đông Triều 35%, Hải Hà 36%, Uông Bí 38%.
Như vậy, theo như kịch bản tăng trưởng kinh tế đề ra đối với giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 31/8 đạt 50% kế hoạch vốn đã không hoàn thành như kế hoạch đầu năm. Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong quý III, khi tỉnh xác định đạt tốc độ tăng trưởng 9,93% so với cùng kỳ và 9 tháng tăng 9,63% so với cùng kỳ năm 2022. Trong 4 tháng cuối năm, khối lượng giải ngân còn lại sẽ là gần 60%, tạo một sức ép rất lớn lên chính quyền các cấp của tỉnh Quảng Ninh.
Theo báo cáo, nguyên nhân chậm tiến độ giải ngân chủ yếu do vướng mắc tồn tại nhiều năm gần đây, tuy nhiên vì cơ chế, chính sách quản lý ngày một chặt chẽ, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, nên không được giải quyết kịp thời, còn kéo dài. Đặc biệt, liên quan đến công tác hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng, thủ tục cấp nguồn vật liệu san lấp, vị trí đổ thải, xử lý tài sản công, phòng cháy chữa cháy, chuyển đổi mục tiêu sử dụng đất.
Đơn cử: tại ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Móng Cái, đơn vị này được giao tổng vốn đầu tư công là hơn 758,6 tỷ đồng. Nhưng đến hết ngày 24/8/2023 là hơn 250,3 tỷ đồng tương đương khoảng 33% so với kế hoạch đầu năm.
Theo ông Trương Công Thành, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Móng Cái, nguyên nhân chậm giải ngân là do công tác giải phóng mặt bằng còn chậm, bị “xôi đỗ” nên đơn vị thi công chưa đảm bảo tiến độ san nền, ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án. Mặt khác, còn do vướng mắc các thủ tục về vật liệu san lấp, hiện tại mỏ đất đang bị tạm dừng dẫn tới không kịp thời cung cấp đất để thi công.
Còn theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh cho biết: Với tỷ lệ giải ngân như hiện tại, mục tiêu giải ngân đến ngày 30/9 đạt 80% kế hoạch vốn năm 2023 là khó đạt được. Tới đây, Sở sẽ báo cáo, tham mưu UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh Quảng Ninh xem xét, điều chuyển vốn đầu tư đối với các dự án chậm giải ngân, không đảm bảo tiến độ; kiểm soát chặt chẽ đối với việc tạm ứng vốn, thanh toán giai đoạn, hoàn ứng. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư các dự án khởi công mới giai đoạn 2023 - 2025, nhất là các dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, đã được bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Mục tiêu đến hết năm 2013 phải giải ngân đạt 100% kế hoạch, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các sở, ngành, chủ đầu tư, địa phương phối hợp chặt chẽ, tập trung tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn và giải quyết triệt để yếu kém do nguyên nhân chủ quan trong tổ chức thi công và giải ngân của từng dự án; tăng cường vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, thủ trưởng các sở, ngành, ban quản lý dự án; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, “lợi ích nhóm” trong đầu tư, giải ngân vốn.
Song song với đó, tỉnh Quảng Ninh kiên quyết điều chuyển vốn theo quy định đối với các dự án chậm giải ngân, không đảm bảo tiến độ; đẩy mạnh giải ngân các dự án đầu tư có khả năng giải ngân cao, có nhu cầu bổ sung vốn, các dự án đã hoàn tất các thủ tục đầu tư, công tác đấu thầu, phê duyệt hợp đồng.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hà Nội: Thanh tra 45 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội năm 2023

Kết nối tiêu thụ sản phẩm cam Hàm Yên tại Hà Nội

Quảng Bình: Tăng cường thanh tra đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Khai mạc Lễ hội du lịch sinh thái Hà Nội 2023

Đồng Tháp: Tập trung phát triển ngành công nghiệp để tạo động lực tăng trưởng
Tin cùng chuyên mục

Lâm Đồng: Bế mạc kỳ họp thứ 12, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026

Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bắc Giang phấn đấu trở thành tỉnh trọng điểm về công nghiệp vào năm 2030

Trưng bày các sản phẩm tiêu biểu Italia và tỉnh Thanh Hóa

Tán thành đồ án xây dựng 3 thành phố trực thuộc Thủ đô

Đồng Nai: Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 23 lãnh đạo

Hà Nội: Tháo gỡ tận gốc vướng mắc cho nhà đầu tư trong thực hiện dự án cụm công nghiệp

Kon Tum: Tôn vinh ẩm thực dược liệu - tinh hoa núi rừng Ngọc Linh

Lâm Đồng: Đề xuất giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Lộc Sơn, Phú Hội

Lâm Đồng: Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X, khai mạc kỳ họp thứ 12, nhiệm kỳ 2021-2026

Chủ tịch UBND và HĐND tỉnh Thái Bình đạt 100% số phiếu tín nhiệm cao

Quảng Ninh: Dành sự quan tâm đặc biệt cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo

Quảng Ninh: Tạm giữ 92 bình khí N02 và 300 quả bóng bay bằng cao su màu trắng

Kỳ họp thứ 14, HĐND TP. Hà Nội: Kết quả lấy phiếu tín nhiệm 28 nhân sự chủ chốt do HĐND bầu

Thanh Hóa: Tổ 282 đã xử lý 564 trường hợp vi phạm giao thông sau hơn 20 ngày ra quân

Quảng Bình: Nhiều giải pháp phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội

Vĩnh Phúc: Tạo lực đẩy để doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Trà Vinh được công nhận 4 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia 2023

Cần Thơ: Đến năm 2030 sẽ có 14 khu công nghiệp
