Chuyện trà ngon và sự chuyên nghiệp của người An Giang khi đưa sản phẩm 'lên sàn' Thương mại điện tử: Mang thương hiệu đông trùng hạ thảo Hòa Bình vươn ra thế giới |
Là một sản phẩm truyền thống nhưng nước mắm Bà Hai đã tin tưởng và lựa chọn Sàn thương mại điện tử hợp nhất Sàn Việt (sanviet.vn) để mở rộng thị trường. Thông qua nền tảng thương mại điện tử này, hương vị biển độc đáo của Bình Thuận được lan tỏa mạnh mẽ.
Đặc sản Bình Thuận làm xiêu lòng người sành ăn
Là một trong những thương hiệu truyền thống lâu đời của Bình Thuận, nước mắm Bà Hai không chỉ là gia vị phổ biến trong các bữa ăn gia đình mà còn là niềm tự hào của địa phương.
Nước mắm Bà Hai được biết đến nhờ vào chất lượng sản phẩm vượt trội và hương vị đặc trưng đậm đà hương vị biển cả với nguyên liệu chính là cá cơm tươi ngon được ngư dân đánh bắt trên biển Bình Thuận trù phú.
Gia đình bà Nguyễn Thị Hai (người sáng lập Công ty TNHH Nước mắm Bà Hai) bắt đầu làm nước mắm để phục vị gia đình và bạn bè từ năm 1985. Sau đó, bà được nhiều người khuyên mở xưởng sản xuất bởi hương vị đặc trưng, thu hút của sản phẩm nước mắm thủ công do chính tay bà ủ chiết.
Khi sản xuất đại trà, nước mắm Bà Hai vẫn giữ được hương vị tinh hoa như nước mắm nhà làm thuở ban đầu, bởi vậy, sản phẩm ngày càng thu hút và được nhiều người dân ưa chuộng, ủng hộ, nức tiếng ở TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận).
Những chum nước mắm được ủ theo tiêu chuẩn, mang lại hương vị đặc trưng. Ảnh: N.Lân |
Đến ngày nay, nước mắm Bà Hai vẫn được sản xuất theo quy trình truyền thống được lưu giữ suốt mấy chục năm trời, tạo nên nét đặc trưng riêng có của thương hiệu này. Bí quyết của nước mắm Bà Hai chính là nguyên liệu tươi ngon. Cá cơm để ủ mắm được đánh bắt trong ngày, mua lên từ thuyền của ngư dân từ sáng sớm. Những thúng cá cơm óng ả, còn tươi xanh mơn mởn được ủ trong thùng gỗ với muối biển sạch và tinh khiết.
Quá trình ủ mắm kéo dài ít nhất 12 tháng để tạo ra hương vị đậm đà, thơm ngon. Hai nguyên liệu duy nhất làm nên nước mắm Bà Hai là cá cơm và muối biển, không thêm phụ gia, chất bảo quản. Chính quá trình ủ mắm tự nhiên này đã tạo nên hương vị độc đáo, mặn mà, thơm ngon của sản phẩm.
Sau quá trình ủ chượp, nước mắm sẽ được lọc qua nhiều lớp vải để loại bỏ tạp chất và xác cá. Cuối cùng, nước mắm cốt sẽ được pha loãng với nước lọc theo tỉ lệ khác nhau để tạo thành các loại nước mắm với độ đạm khác nhau, phục vụ cho nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Với quy trình sản xuất tỉ mỉ và giữ gìn truyền thống, nước mắm Bà Hai không chỉ tạo ra sản phẩm có chất lượng vượt trội mà còn đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời, để nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty TNHH Nước mắm Bà Hai cũng đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại để thực hiện các công đoạn như tiệt trùng chai đựng, dán nhãn, đóng nắp, đóng hộp…
Là một sản phẩm truyền thống, nước mắm Bà Hai chủ yếu phục vụ khách hàng địa phương cũng như bán hàng thông qua các kênh trực tiếp như đại lý, các nhà phân phối, chợ, cửa hàng…
Tuy nhiên, giờ đây, với sự hỗ trợ của Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận, nước mắm Bà Hai đã mạnh dạn chuyển đổi, tiếp cận với thương mại điện tử để mở rộng phân phối sản phẩm. Điều này đã tạo nên “cú hích” để mang một sản phẩm địa phương như nước mắm Bà Hai vươn ra khỏi thị trường Bình Thuận, tiếp cận với các địa phương khác trên cả nước.
Sàn Việt tiếp sức đặc sản địa phương
Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, việc đưa các sản phẩm đặc trưng của địa phương như nước mắm Bà Hai lên sàn thương mại điện tử là bước đi quan trọng để hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất có thể mở rộng thị trường tiêu thụ và gia tăng độ nhận diện thương hiệu.
Hiện nay, nước mắm Bà Hai đang được bán trên Sàn Việt (sanviet.vn) và sàn thương mại điện tử tỉnh Bình Thuận (www.binhthuan.sanviet.vn). Đây là nỗ lực của Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận trong việc hỗ trợ các đặc sản, sản phẩm đặc trưng của địa phương mở rộng thị trường, bắt kịp xu hướng chuyển đổi số.
Sàn thương mại điện tử tỉnh Bình Thuận là nền tảng thương mại trực tuyến do Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương xây dựng. Sàn thương mại điện tử này được tạo ra để kết nối người tiêu dùng với các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bình Thuận, đồng thời tạo ra một không gian mua sắm trực tuyến tiện lợi và an toàn.
Theo ông Biện Tấn Tài, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận, sàn thương mại điện tử tỉnh Bình Thuận được phát triển dựa trên trên cơ sở sàn thương mại điện tử của địa phương. Với sự phối hợp của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương, sàn thương mại điện tử Bình Thuận đã được tích hợp vào sàn thương mại điện tử hợp nhất Sàn Việt (sanviet.vn).
“Với sự kết nối này, sàn thương mại điện tử Bình Thuận được nâng cấp, hoàn thiện hơn. Đặc biệt, các sản phẩm đặc trưng của địa phương được đưa lên sàn thương mại điện tử hợp nhất Sàn Việt (sanviet.vn) cũng như kết nối với sàn thương mại điện tử của các địa phương khác trên cả nước. Qua đó, tạo ra một hệ sinh thái thương mại điện tử trong nước có tính kết nối, lan tỏa mạnh mẽ”, ông Tài nói.
Tham gia vào sàn Thương mại điện tử Bình Thuận và sàn thương mại điện tử hợp nhất Sàn Việt (sanviet.vn) mang đến cho các sản phẩm địa phương như nước mắm Bà Hai nhiều cơ hội, trước hết là tiếp cận với một lượng khách hàng lớn hơn, không chỉ trong tỉnh mà còn trên toàn quốc và thậm chí quốc tế. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí quảng bá và phân phối; thông qua các công cụ marketing trực tuyến của sàn thương mại điện tử, sản phẩm có thể tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng tiềm năng mà không phải chi quá nhiều cho các chiến dịch quảng cáo truyền thống.
Thời gian qua, với nhiều ưu điểm nổi bật, sàn thương mại điện tử Bình Thuận đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trên địa bàn. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận thông qua các khóa đào tạo, hội thảo và các chính sách, các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất sẽ được trang bị thêm kiến thức và công cụ để phát triển kinh doanh trực tuyến hiệu quả hơn cũng như sử dụng tốt các công cụ thanh toán, vận chuyển trực tuyến, quảng bá sản phẩm trên mạng Internet…
Sàn thương mại điện tử hợp nhất Sàn Việt (sanviet.vn) không chỉ mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất của địa phương mà còn là một bước đi quan trọng trong việc thực hiện Đề án xây dựng sàn thương mại điện tử hợp nhất 63 tỉnh, thành. Sàn Việt do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương xây dựng và quản lý vận hành sẽ đóng vai trò liên kết các sàn thương mại điện tử của các địa phương, tạo ra một hệ sinh thái giao dịch trực tuyến rộng lớn, giúp các sản phẩm của địa phương tiếp cận với người tiêu dùng trên toàn quốc và quốc tế.
Định hướng phát triển Sàn Việt trong tương lai là tạo ra một thị trường giao thương rộng lớn và hiệu quả hơn; thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất ứng dụng công nghệ số và tăng cường các hoạt động quảng bá sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng, đặc sản của từng vùng miền.
Ngoài việc kết nối các nhà sản xuất với người tiêu dùng, Sàn Việt cũng chú trọng đến việc cung cấp các công cụ hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất như: Công cụ phân tích dữ liệu, quảng cáo trực tuyến và hệ thống thanh toán thông minh, giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình bán hàng và nâng cao trải nghiệm người dùng.