Nâng cao khả năng cạnh tranh, đón dòng vốn đầu tư từ ASEAN

25 năm gia nhập ASEAN, Việt Nam đang dần trở thành điểm nóng thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn cầu cũng như nguồn vốn đầu tư từ nội khối ASEAN. Đẩy mạnh đầu tư nói chung và của ASEAN nói riêng sẽ góp phần thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng cường sự gắn kết, nâng cao sức cạnh tranh, sức mạnh của cộng đồng DN trong khối ASEAN.

Việt Nam - Điểm nóng thu hút vốn FDI từ ASEAN

Khi chiến tranh thương mại nổ ra, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19 bùng nổ, làm tê liệt chuỗi cung ứng toàn cầu và trong lúc này ASEAN càng trở thành một điểm đến hấp dẫn của dòng dịch chuyển đầu tư. Các nhà đầu tư châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều đang coi ASEAN là một điểm đến thay thế đầy tiềm năng. Chính vì vậy, nhiều nước trong khu vực ASEAN như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines… đã nhanh chóng ban hành nhiều chính sách hấp dẫn để có thể đón đầu được dòng vốn đầu tư dịch chuyển này. Riêng với Việt Nam, với nền kinh tế vĩ mô phát triển nhanh, chính trị ổn định, dân số trẻ và chi phí nhân công khá cạnh tranh, Việt Nam nổi lên là một trong những quốc gia thu hút nhiều vốn FDI nhất trong khu vực ASEAN.

0226-vn-diem-den-hap-dan-thu-hut-dau-tu-asean

Việt Nam là nơi có nhiều lợi thế và thu hút lượng vốn đầu tư lớn từ các nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Singapore...

Tính đến nay, vốn FDI đăng ký của các nhà đầu tư từ ASEAN vào Việt Nam đạt khoảng 82,2 tỷ USD, chiếm 21,6% tổng vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam. Quy mô bình quân một dự án đầu tư của các nước ASEAN tại Việt Nam đạt 19,9 triệu USD, cao hơn mức trung bình các dự án FDI vào Việt Nam.

Singapore là quốc gia thành viên ASEAN dẫn đầu về dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam với 54,9 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 15,5%. Theo sau là Malaysia và Thái Lan với các con số tương ứng là 12,7 tỷ USD và 12,4 tỷ USD. Đây không chỉ là các đối tác đầu tư hàng đầu trong ASEAN, mà cũng là các đối tác đầu tư hàng đầu nói chung của Việt Nam. Cả Singapore, Thái Lan, Malaysia đều đứng trong top 10 các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư lớn vào Việt Nam.

Các DN trong khu vực ASEAN đầu tư vào Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất công nghiệp hỗ trợ, dệt may, thức ăn chăn nuôi, thực phẩm, bất động sản, các ngành dịch vụ tài chính, bán lẻ...

Ông Roongrote Rangsiyopash - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn SCG (Thái Lan) - cho biết: tại Việt Nam SCG đã đầu tư khoảng gần 4,2 tỷ USD trong đó ngành hóa dầu chiếm lượng vốn đầu tư lớn. Đến nay Dự án Tổ hợp hóa dầu Miền Nam tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang hoạt động đúng tiến độ, dự án đang trong quá trình xây dựng và hoàn thành 55% các hạng mục.

Hiện nay, nhiều DN Singapore, Thái Lan, Malaysia... đang tìm hiểu xúc tiến đầu tư vào các tỉnh thành khu vực phía Nam, nhất là tại các tỉnh thành như Đồng Nai, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu. Các DN quan tâm đến các dự án hạ tầng giao thông, dịch vụ thương mại, bất động sản, nhà ở xã hội, năng lượng mặt trời, xử lý chất thải...

Nâng cao khả năng cạnh tranh thu hút đầu tư

Trái ngược với xu hướng suy giảm của nhiều quốc gia trên thế giới, dòng vốn FDI đang chảy về ASEAN ngày một tăng, tạo nên một cuộc đua gay gắt giữa các nước trong khu vực với việc trải thảm đỏ mời gọi nhà đầu tư.

Theo ông Phạm Ngọc Hưng - Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP. Hồ Chí Minh: Việt Nam có nhiều điểm cộng để thu hút FDI nói chung và từ khu vực ASEAN nói riêng với việc liên tiếp ký kết các hiệp định FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, EVIPA, và mới đây nhất là RCEP, sự khống chế thành công dịch Covid-19 của Việt Nam. Lực lượng lao động trẻ và có tính cơ động cao, chi phí lao động thấp hơn và giá thuê các khu công nghiệp trung bình cũng thấp hơn 45 - 50% so với các nước trong khu vực (Thái Lan, Malaysia, Indonesia). Ngoài ra, thuế suất thuế thu nhập DN của Việt Nam hiện ở nhóm thấp nhất Đông Nam Á, cùng với đó, các DN trong các khu công nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi về thuế, thị thực.

Tuy nhiên, việc cạnh tranh thu hút FDI trong ASEAN cũng sẽ ngày càng gay gắt hơn khi các nước cùng cạnh tranh để nắm bắt cơ hội thu hút dòng dịch chuyển đầu tư toàn cầu. Vì thế Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc đua này bằng việc ngày càng hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua việc đưa ra các chính sách rõ ràng, minh bạch, phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời, chú trọng phát triển hạ tầng, quỹ đất sạch, hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, hệ thống kho bãi.... Chú ý đến tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái ổn định... sẽ là những nhân tố quan trọng để Việt Nam giữ vững vị thế của mình trong thu hút đầu tư của khu vực ASEAN cũng như toàn cầu.

Ngọc Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Tin mới nhất

Doanh nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị gì về môi trường kinh doanh tại Việt Nam?

Doanh nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị gì về môi trường kinh doanh tại Việt Nam?

Một nửa thành viên thuộc AmCham đang kinh doanh đạt kế hoạch hoặc tốt hơn kỳ vọng tại Việt Nam, nhưng mong muốn môi trường kinh doanh cần tiếp tục cải thiện.
Giao dịch trái phiếu quý I tăng 50%, đạt gần 10.000 tỷ đồng

Giao dịch trái phiếu quý I tăng 50%, đạt gần 10.000 tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, quy mô giao dịch thị trường trái phiếu doanh nghiệp bình quân 3 tháng đầu năm nay đạt 9.800 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm 2023.
Lạng Sơn: Sẽ trao 9 Biên bản ghi nhớ đầu tư với tổng vốn 21.500 tỷ đồng

Lạng Sơn: Sẽ trao 9 Biên bản ghi nhớ đầu tư với tổng vốn 21.500 tỷ đồng

Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn dự kiến sẽ trao 9 Biên bản ghi nhớ đầu tư cho các nhà đầu tư với tổng số vốn đầu tư khoảng hơn 21.500 tỷ đồng.
Kỳ cuối: Tương lai của vàng sẽ như thế nào?

Kỳ cuối: Tương lai của vàng sẽ như thế nào?

Kỳ VI Lược sử về vàng sẽ khám phá một số cách mà vàng đang được sử dụng trong công nghệ và công nghiệp, tầm quan trọng ngày càng tăng của tái chế vàng,...
Kỳ V: Vàng quan trọng như thế nào trong kinh tế và đầu tư hiện đại?

Kỳ V: Vàng quan trọng như thế nào trong kinh tế và đầu tư hiện đại?

Kỳ V Lược sử về vàng sẽ đánh giá vai trò của vàng trong đầu tư hiện đại, các cách khác nhau để đầu tư vào vàng và những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới.

Tin cùng chuyên mục

World Bank: Kinh tế Việt Nam cần đa dạng hóa để “sánh vai” với Hàn Quốc

World Bank: Kinh tế Việt Nam cần đa dạng hóa để “sánh vai” với Hàn Quốc

Theo World Bank, đa dạng hóa và phức tạp hóa các ngành hàng xuất khẩu sẽ là chìa khóa để kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển trong tương lai.
Long An: Trao giấy phép đầu tư và khởi công dự án nhà máy nước giải khát trên 300 triệu USD

Long An: Trao giấy phép đầu tư và khởi công dự án nhà máy nước giải khát trên 300 triệu USD

Sáng 8/4/2024, đại diện Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã trao giấy phép đầu tư cho dư án nhà máy thứ 6 của Suntory PepsiCo Việt Nam tại Long An.
Vĩnh Phúc: Quý I, thu hút đầu tư nước ngoài tăng 98,59%

Vĩnh Phúc: Quý I, thu hút đầu tư nước ngoài tăng 98,59%

Quý I/2024, toàn tỉnh Vĩnh Phúc thu hút được 347,23 triệu USD vốn FDI, tăng 98,59% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt tới 86,8% kế hoạch năm.
Lược sử về vàng – Hành trình xuyên thời gian: Kỳ I: Những dấu ấn đầu tiên của vàng

Lược sử về vàng – Hành trình xuyên thời gian: Kỳ I: Những dấu ấn đầu tiên của vàng

6 kỳ lược sử về vàng nói về những trang sử kỳ vĩ, nơi vàng không chỉ là trung tâm của sự phát triển mà còn trở thành một phần của lịch sử loài người.
Xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Đức vào Việt Nam gia tăng

Xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Đức vào Việt Nam gia tăng

Các nhà đầu tư Đức đang ưu tiên mở rộng hoạt động của họ tại Việt Nam thay vì Trung Quốc do mức chi phí đầu vào tại Việt Nam thấp hơn.
Bộ Kế hoạch Đầu tư đề xuất 6 nhóm chính sách thúc đẩy phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế

Bộ Kế hoạch Đầu tư đề xuất 6 nhóm chính sách thúc đẩy phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đề xuất 6 nhóm chính sách trong nội dung của Luật Khu công nghiệp, khu kinh tế để thúc đẩy phát triển lĩnh vực này.
Thu hút đầu tư nước ngoài: Điểm sáng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quý I/2024

Thu hút đầu tư nước ngoài: Điểm sáng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quý I/2024

Theo nhận định của Tổng cục Thống kê, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chính là một trong các điểm sáng đóng góp vào kết quả tích cực của kinh tế quý I/2024.
Kinh tế khu vực châu Á phát triển chậm hơn dự tính, doanh nghiệp cần làm gì?

Kinh tế khu vực châu Á phát triển chậm hơn dự tính, doanh nghiệp cần làm gì?

Tuy phát triển nhanh hơn các khu vực khác trên toàn cầu, Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương (EAP) sẽ chậm hơn năm ngoái.
Bí mật của giới siêu giàu thế giới trong đầu tư tài sản

Bí mật của giới siêu giàu thế giới trong đầu tư tài sản

Giới siêu giàu thế giới đang đầu tư một cách đa dạng và thông minh. Họ không chỉ đầu tư vào các lĩnh vực truyền thống như cổ phiếu hay bất động sản.
Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án đầu tư công trung hạn

Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án đầu tư công trung hạn

Thủ tướng vừa ký Công điện về việc hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng.
Doanh nghiệp Trung Quốc: Khảo sát nhiều quốc gia nhưng chọn Việt Nam để đầu tư

Doanh nghiệp Trung Quốc: Khảo sát nhiều quốc gia nhưng chọn Việt Nam để đầu tư

Đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam thời gian qua đã đạt được kết quả ấn tượng và dự báo sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới.
Cấp thiết xây dựng khung pháp lý cho tài sản số

Cấp thiết xây dựng khung pháp lý cho tài sản số

Tài sản số là xu hướng phát triển tất yếu, song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, cần định hình cơ hội, thách thức từ đó xây dựng khung pháp lý cho tài sản này.
Thu ngân sách nhà nước quý I/2024 tăng 9,8%

Thu ngân sách nhà nước quý I/2024 tăng 9,8%

Tổng thu ngân sách nhà nước quý I/2024 đạt 539,5 nghìn tỷ đồng, bằng 31,7% dự toán năm và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước.
VNDIRECT bị tấn công, Tổng giám đốc công ty khẳng định sẽ tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi khách hàng

VNDIRECT bị tấn công, Tổng giám đốc công ty khẳng định sẽ tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi khách hàng

Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán VNDIRECT - Nguyễn Vũ Long khẳng định, phía công ty đang tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi của khách hàng.
3 tháng đầu năm, Việt Nam đầu tư 22 dự án ra nước ngoài

3 tháng đầu năm, Việt Nam đầu tư 22 dự án ra nước ngoài

3 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 22 dự án mới và 2 lượt điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt 28,94 triệu USD.
Thu hút FDI quý I/2024 đạt hơn 6,17 tỷ USD

Thu hút FDI quý I/2024 đạt hơn 6,17 tỷ USD

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, 3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu hút được 6,17 tỷ USD vốn FDI, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Hoàn thiện chuỗi sản xuất thông minh, lợi thế để Việt Nam thu hút vốn ngoại

Hoàn thiện chuỗi sản xuất thông minh, lợi thế để Việt Nam thu hút vốn ngoại

Tiếp tục hoàn thiện chuỗi sản xuất sẽ tạo ra những lợi thế quan trọng để Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhận diện điểm sáng kinh doanh năm 2024: Kênh đầu tư nào hấp dẫn?

Nhận diện điểm sáng kinh doanh năm 2024: Kênh đầu tư nào hấp dẫn?

Theo chuyên gia, năm 2024 là thời điểm để các nhà đầu tư tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị cao, góp phần tạo động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế.
Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư vào chuỗi sản xuất thông minh

Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư vào chuỗi sản xuất thông minh

Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sản xuất điện tử, chíp bán dẫn, sản xuất thông minh hiện là những lĩnh vực đang được Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư.
Kinh tế Việt Nam: Nắm bắt thời cơ, tạo động lực tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam: Nắm bắt thời cơ, tạo động lực tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt của sự chuyển đổi, nếu Việt Nam nỗ lực về chính sách và cải cách thì những điểm sáng kinh tế sẽ được thúc đẩy.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động