Nắm tay vượt lên số phận

Đã được nghe thông tin trước, nhưng tôi vẫn bất ngờ khi nhìn Vương Quốc Trường di chuyển từ ngoài vườn vào nhà. Hai tay cầm hai cái ghế gỗ, Trường di chuyển theo thế “đi ngồi” sát mặt đất, nhanh nhẹn và khéo léo mà không cần sự trợ giúp của bất kỳ ai.

Chàng trai giàu nghị lực

Sinh ra ở thôn Bó Lách (xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) Vương Quốc Trường kém may mắn hơn các anh chị, khi mà từ năm 7 tuổi đến năm 13 tuổi, Trường có tới 16 lần gãy chân. Thay vì đôi chân lành lặn cha mẹ sinh ra, sau 16 lần gãy xương, chân Trường teo lại, gấp khúc, mất hoàn toàn khả năng đi lại. “Sau vài lần gãy xương, em và gia đình mới biết em bị bệnh “xương thủy tinh cục bộ”. Loại bệnh này chỉ cần va chạm hơi mạnh một chút là có thể làm cho xương bị gãy. May là em chỉ bị giòn xương chân, còn xương tay và các xương khác không sao” – Vương Quốc Trường chia sẻ với gương mặt bình thản, như thể em đã quá quen với nỗi thiệt thòi này.

nam tay vuot len so phan
Vương Quốc Trường là 1 trong 5 gương mặt tiêu biểu của tỉnh Hà Giang được tham dự
Đại hội "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ V-2018"

Ngồi bên em, bố của Trường là ông Vương Vản Chín (người dân tộc Nùng) không giấu được cảm giác ngậm ngùi: “Nó học tốt lắm, nhưng gãy chân nhiều lần quá nên năm lớp 5 cho nghỉ ở nhà rồi”.

Không đầu hàng số phận, nghỉ học ở nhà, Trường dùng ghế tập đi, tự chăm sóc bản thân và giúp đỡ gia đình các công việc lặt vặt. Lớn lên một chút, Trường chăn gà, nuôi lợn, trồng rau… Không nhanh nhẹn bằng người bình thường, nhưng việc gì Trường cũng có thể tự làm được. Làng trên, xóm dưới ai cũng biết tiếng chàng trai Vương Quốc Trường tàn tật nhưng giàu nghị lực…

Khi tình yêu chắp cánh

Bước ngoặt lớn nhất của cuộc đời Vương Quốc Trường chính là khi anh quen biết và cưới được cô gái người Tày nhỏ bé, xinh xắn - Hoàng Thị Vy về làm vợ.

Nhắc đến câu chuyện tình yêu có một không hai, Hoàng Thị Vy cười bẽn lẽn. “Nhà em tận huyện Bắc Quang. Qua người quen giới thiệu, chúng em biết nhau, nói chuyện thấy hợp rồi thương nhau. Em lành lặn, nhưng lại bị bệnh rối loạn đông máu, thiếu yếu tố 8 nên thương em, anh Trường cũng vất vả nhiều. Mấy năm nay, cứ vài tháng em lại phải xuống Hà Nội khám bệnh một lần, anh Trường chân như vậy, nhưng cũng nhiều lần đưa em đi đấy”…

nam tay vuot len so phan
Anh Trường, chị Vy chăm sóc đàn thỏ của gia đình

Có lẽ, xuất phát từ tình yêu, từ sự cảm thông, chia sẻ nên Vương Quốc Trường và Hoàng Thị Vy đã vững tâm nắm tay nhau vượt lên những thiệt thòi, thử thách để trở thành cặp đôi nuôi thỏ, trồng rau mát tay, nhất nhì thôn Bó Lách. “Em và anh Trường cưới nhau năm 2012, năm đó em xuống Hà Nội khám bệnh, thương hoàn cảnh vợ chồng em, mọi người quyên góp cho vợ chồng em được 2,5 triệu đồng. Từ số tiền này, em nhờ mua 5 con thỏ cái và 2 con thỏ đực ở Trung tâm Dê thỏ Ba Vì (Hà Nội). Hai vợ chồng cứ túc tắc nuôi, có lúc cao điểm, đàn thỏ lên tới cả nghìn con. Mỗi tháng gia đình em bán trung bình 200 con thỏ giống (giá 250.000 – 300.000/đôi). Thỏ thịt em bán ít hơn, giá khoảng 120.000 đồng/kg.” – Hoàng Thị Vy phấn khởi chia sẻ. Không những nuôi thỏ, vợ chồng anh Trường, chị Vy còn có một diện tích không nhỏ trồng lúa, trồng rau, mùa nào thức ấy…

Góp thêm vào câu chuyện của vợ, anh Trường cho hay: “Mới đầu nuôi thỏ chưa quen, thi thoảng thỏ bị ốm, có con bị chết. Sau em tìm tòi trên mạng, học hỏi kinh nghiệm của những người nuôi trước, vừa nuôi vừa nghe ngóng, quan sát thỏ để tìm cách chăm sóc phù hợp. Nhờ đó, đàn thỏ của gia đình mau lớn, đẻ nhiều, ít dịch bệnh”.

Đến nay, không chỉ người Quản Bạ, mà nhiều người ở huyện Đồng Văn, Yên Minh cũng biết tiếng Vương Quốc Trường và tìm đến nhà anh để mua thỏ. Không chỉ bán thỏ với giá ưu đãi cho những người có hoàn cảnh khó khăn, tàn tật… Vương Quốc Trường còn rất nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc thỏ.

Ngoài vườn, những chùm hoa chanh tim tím tỏa hương thơm dịu, trong ngôi nhà tường trình truyền thống của dân tộc Nùng, câu chuyện về tình yêu, về cuộc sống của vợ chồng anh Trường, chị Vy cứ mỗi lúc một rôm rả. Nhìn anh Trường, chị Vy dành cho nhau ánh mắt trìu mến và đầy tự tin khi nói về việc chăn nuôi, trồng trọt, mới thấy “ông Trời không lấy đi của ai tất cả”. Với những gì đang làm và tấm lòng sẻ chia đáng trân trọng, Vương Quốc Trường và Hoàng Thị Vy đang cùng nhau viết lên câu chuyện thật đẹp ở Bó Lách – câu chuyện về tình yêu và quyết tâm vượt qua số phận để vươn lên.

Hoàng Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Nhờ nâng cao quyền năng kinh tế, phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Quang Bình (Hà Giang) đã tự tin vươn lên làm chủ kinh tế, từng bước xóa đói, giảm nghèo
Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, hàng nghìn hộ dân ở huyện biên giới Bát Xát (Lào Cai) đã thoát nghèo.
Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 sẽ đồng bộ thực hiện mặc trang phục truyền thống các dân tộc trên phạm vi toàn tỉnh.
Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Với đặc thù là xã vùng cao biên giới, nhưng với sức mạnh từ sự đoàn kết, xây dựng nông thôn mới tại Bát Mọt (tỉnh Thanh Hóa) đang hoàn thiện từng ngày.
Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Tết Chôl Chnăm Thmây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động nhân Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam (19/4) tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Với cách thiết kế tỉ mỉ, họa tiết độc đáo, bố cục chặt chẽ đã tạo nên bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Xá Phó mang nhiều giá trị về nghệ thuật thẩm mỹ.
Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái nhằm răn dạy con người biết sống có tình có nghĩa, biết ơn những người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn, hoạn nạn.
Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Chiều 25/3, tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Gần gũi với thiên nhiên, trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor luôn thể hiện nét duyên, kín đáo nhưng lại quyến rũ lạ thường.
Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Sự kết hợp hoàn hảo giữa váy, áo, khăn, thắt lưng… đã tạo nét duyên dáng trong trang phục của phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc.
Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Lào Cai dự kiến sắp xếp, bố trí ổn định cho 613 hộ dân cư với kinh phí hơn 103 tỷ đồng.
Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 sẽ diễn ra từ ngày 18/4/2024 đến ngày 21/4/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Hà Nội.
Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar lan tỏa bản sắc đặc trưng của văn hóa Chăm như: Âm nhạc, vũ điệu, trang phục, ẩm thực, văn khấn và những lời chúc tụng đầy tình cảm…
Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Bằng đôi tay khéo léo, sự cần cù, óc sáng tạo những phụ nữ dân tộc S’tiêng đã dệt nên những sản phẩm thổ cẩm tinh xảo, độc đáo với nét văn hóa đặc trưng.
Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Lễ mừng cơm mới là một lễ hội lớn, được coi là Tết cổ truyền của người S’tiêng, thể hiện lòng tôn kính thần lúa đã đem lại cuộc sống ấm no cho đồng bào.
Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Sau nhiều nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều khởi sắc đáng ghi nhận.
Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Lấy màu đỏ, đen làm chủ đạo, sắc màu tượng trưng cho âm dương, sự giao hòa với thiên nhiên, tạo nên sự hài hòa trang phục truyền thống dân tộc Bru - Vân Kiều.
Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố cho rằng, thời gian qua, cộng đồng Hồi giáo thành phố đã có đóng góp lớn vào sự phát triển chung của TP. Hồ Chí Minh.
Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Những năm qua, tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm đến xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị.
Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Năm 2024 Đồng Nai dành 571 tỷ đồng triển khai 10 dự án hỗ trợ phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình tại buổi làm việc với huyện A Lưới.
Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai thể hiện nét ứng xử rất văn hoá của dân tộc Tày, là tâm tư, nguyện vọng của đồng bào cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Du khách và đồng bào được trài nghiệm Lễ hội trỉa lúa của dân tộc Bru - Vân Kiều ngay tại Thủ đô Hà Nội nhân Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”.
Lai Châu: Đặc sắc Lễ hội Xòe chiêng Bản Bo

Lai Châu: Đặc sắc Lễ hội Xòe chiêng Bản Bo

Tại xã Bản Bo, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã diễn ra Lễ hội Xòe chiêng chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc xã Bản Bo”
Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề dệt của người Thu Lao, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động