Thứ sáu 25/04/2025 10:12

Trang phục các dân tộc Tây Nguyên

Sống giữa núi rừng, gần gũi với thiên nhiên, trang phục của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên rất giản dị với những đường nét khỏe khoắn nhưng không kém phần độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc và vùng miền.

Di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên chứa đựng những giá trị độc đáo và đa dạng. Dấu ấn đó được thể hiện khá rõ nét trong trang phục truyền thống, tạo nên bản sắc văn hóa tộc người.

Trang phục Tây Nguyên tạo dấu ấn văn hóa vùng miền

Nét chung nhất trong trang phục truyền thống các dân tộc Tây Nguyên đó là đàn ông đóng khố, mặc áo chui đầu hoặc áo choàng quấn, phụ nữ mặc áo, váy tấm... Sử dụng hai gam màu chủ đạo là đỏ, đen (các dân tộc Bắc Tây Nguyên) và xanh đậm, trắng (các dân tộc Nam Tây Nguyên) kết hợp với dệt, thêu các loại hoa văn mang các hình tượng gần gũi với thiên nhiên, chị em phụ nữ Tây Nguyên đã tạo nên những bộ trang phục ấn tượng.

Trang phục Tây Nguyên luôn gắn với trang sức như vòng cổ, vòng tay
Trang phục dân tộc Gia Rai
Trang phục dân tộc M’Nông

Tuy vậy, trang phục, cách ăn mặc của các dân tộc cũng có những nét khác nhau ở mỗi tộc người. Trang phục của người Xơ Đăng chủ đạo là màu đen chàm, trang trí bằng các hoa văn màu trắng, đỏ. Trang phục của đồng bào Ba Na là màu chàm xanh, trang trí nhiều văn hoa đẹp. Trang phục của người Giẻ Triêng là màu đen, xanh trang trí bằng các chỉ màu vàng, trắng, đỏ. Trang phục của đồng bào Gia Rai chủ đạo là màu trắng hoặc màu chàm. Trang phục của người Rơ Măm, hầu như không nhuộm màu…

Thảo My

Tin cùng chuyên mục

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố