Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành logistics phải tăng trưởng 20% và hướng tới quốc gia thương mại tự do

Tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh 3 mục tiêu, 7 đột phá phát triển ngành logistics.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chuỗi sự kiện dầu khí và điện gió ngoài khơi Thủ tướng: Sớm ghi danh Việt Nam trên bản đồ năng lượng tái tạo ngoài khơi thế giới

Sáng ngày 2/12, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề "Khu thương mại tự do: Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics".

Diễn đàn có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh; Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu Phạm Viết Thanh. Cùng tham dự có hơn 500 đại biểu gồm lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và vùng Đông, Tây Nam Bộ; đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các hiệp hội, doanh nghiệp dịch vụ logistics, sản xuất và xuất nhập khẩu trong và ngoài nước, các chuyên gia và các cơ quan truyền thông, báo chí trên cả nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 3 mục tiêu, 7 đột phá phát triển ngành logistics
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024.

Dịch vụ logistics đóng góp thiết thực vào công cuộc phát triển của đất nước và hội nhập

Phát biểu tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương Bộ Công Thương đã tổ chức Diễn đàn với quyết tâm cao, tinh thần đổi mới, sáng tạo mạnh mẽ. Báo cáo của Bộ Công Thương và các ý kiến tham luận trình bày tại Diễn đàn đã đánh giá đầy đủ, khá toàn diện kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển logistics quốc gia giai đoạn 2017-2023; chỉ ra những tồn tại, hạn chế; đề xuất phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn tới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh một số kết quả, thành tựu phát triển ngành logistics Việt Nam thời gian qua, trước hết là nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ngành logistics, về vị trí Việt Nam trên bản đồ logistics thế giới, khả năng đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics thế giới.

Cùng với đó, khung khổ pháp lý, cơ chế, chính sách được tiếp tục hoàn thiện; cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành đạt kết quả tích cực, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

Thủ tướng cho rằng, hiện nay, hạ tầng logistics phát triển nhanh với nhiều công trình lớn, hiện đại, thúc đẩy cơ cấu hợp lý, kết nối hài hoà các phương thức vận tải, giảm chi phí. Trong đó, hạ tầng đường bộ có nhiều đột phá, hệ thống đường cao tốc đã đạt trên 2.000 km. Việt Nam cũng đang quyết tâm xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, kết nối đường sắt với Lào, Trung Quốc. Hệ thống sân bay phát triển tương đối tốt. Năng lực đường thủy nội địa được nâng cao với 298 cảng nội địa; hình thành các cảng biển cửa ngõ, bến chuyên dùng gắn với khu công nghiệp trung tâm công nghiệp (có 286 bến cảng, 95 km cầu cảng, 25 tuyến quốc tế…); hoàn thiện khu xử lý hàng hóa riêng biệt tại các cảng hàng không; đẩy mạnh đầu tư các trung tâm logistics (hiện có 69 trung tâm lớn và vừa), chuyển mạnh sang trung tâm thế hệ mới ứng dụng công nghệ 4.0…

Số doanh nghiệp logistics tiếp tục gia tăng, đi vào hiện đại, khả năng cạnh tranh ngày càng cao. Năm 2023, có 7.919 doanh nghiệp logistics thành lập mới; Việt Nam đứng đầu ASEAN về số doanh nghiệp được cấp phép vận chuyển đường biển đi và đến Hoa Kỳ.

Đáng chú ý, logistics phát triển theo xu hướng tích cực hơn với các phương thức vận tải đa dạng, giảm dần phụ thuộc vào vận tải bằng đường bộ. Phát triển nhân lực logistics được đẩy mạnh; hiện nay đã tập trung phát triển 3 cấp độ đào tạo (đại học và trên đại học; cao đẳng, trung cấp; đào tạo ngắn hạn) và 49 trường đại học có ngành học logistics.

Nhiều chỉ số xếp hạng quốc tế về logistics của Việt Nam được cải thiện. Năm 2023, Chỉ số hiệu quả logistics của Việt Nam xếp 43/139 (xếp hạng của WB), các chỉ số thành phần về hiệu quả vận chuyển quốc tế, hạ tầng và hiệu quả hải quan được cải thiện; Việt Nam đã được xếp hạng thuộc nhóm 5 thị trường dẫn đầu ASEAN.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 3 mục tiêu, 7 đột phá phát triển ngành logistics
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Bộ Công Thương, các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp logistics Việt Nam, đạt những kết quả quan trọng, tạo diện mạo mới cho ngành logistics, đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của cả nước.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Bộ Công Thương, các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp logistics Việt Nam, đạt những kết quả quan trọng, tạo diện mạo mới cho ngành logistics, đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của cả nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả quan trọng đạt được, vẫn còn những hạn chế, tồn tại liên quan tới nhận thức về ngành logistics và tiềm năng, vị trí của Việt Nam trong lĩnh vực này. Chí phí logistics còn cao, làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế; quy mô của ngành so với quy mô GDP Việt Nam và quy mô ngành logistics toàn cầu (lên tới 9.000 tỷ USD) còn hạn chế. Nguồn nhân lực còn yếu và thiếu; doanh nghiệp phát triển chưa mạnh, chưa có cơ chế để phát triển; mối liên kết giữa các phương thức vận tải với kho bãi còn hạn chế; hạ tầng logistics còn lạc hậu.

Thủ tướng nhấn mạnh, thời gian tới, với xu thế hội nhập, thương mại quốc tế sẽ ngày càng phát triển; mặt khác, thế giới phải đối mặt nhiều vấn đề mang tính toàn dân, toàn diện, toàn cầu mà không một quốc gia đơn lẻ nào có thể giải quyết được. Ở trong nước, kỷ nguyên phát triển mới và việc đẩy mạnh khai thác không gian biển, không gian ngầm, không gian vũ trụ, chuyển đổi số, đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực cũng sẽ đặt ra những yêu cầu mới, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ ngành logistics, giảm thời gian, chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Thủ tướng khẳng định, trong bối cảnh đó, dịch vụ logistics càng có vai trò quan trọng, đóng góp thiết thực vào công cuộc phát triển của đất nước và hội nhập, tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu. Việc phát triển ngành logistics phải đi theo các xu thế mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức; trên tinh thần "nguồn lực bắt nguồn từ tư duy và tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới và sáng tạo, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp", "sáng tạo để bay cao, đổi mới để vươn xa, hội nhập để phát triển".

3 mục tiêu, 7 giải pháp phát triển ngành logistics

Cũng tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 3 mục tiêu phát triển ngành logistics, góp phần phục vụ mục tiêu lớn phát triển đất nước, bao gồm: (i) Giảm chi phí logistics so với GDP Việt Nam từ 18% xuống còn 15% trong năm 2025; (ii) nâng tỷ trọng ngành logistics Việt Nam trong quy mô GDP từ 10% lên 15% và phấn đấu đạt 20%; đồng thời nâng tỷ trọng của ngành logistics Việt Nam so với quy mô ngành logistics toàn cầu từ 0,4% lên 0,5% và phấn đấu đạt 0,6%; (iii) nâng tốc độ tăng trưởng của ngành logistics Việt Nam từ 14-15% mỗi năm hiện nay lên 20%.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 3 mục tiêu, 7 đột phá phát triển ngành logistics
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 3 mục tiêu, 7 đột phá phát triển ngành logistics

Cùng với đó, Thủ tướng nhấn mạnh 7 giải pháp phát triển ngành logistics, đồng thời là 7 đột phá để thực hiện 3 mục tiêu đã đề ra, góp phần đưa tăng trưởng kinh tế đạt mức 2 con số mỗi năm trong những năm tới.

Thứ nhất, nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ngành logistics và vị trí Việt Nam ở trung tâm khu vực châu Á - Thái Bình Dương để khai thác, phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh trong chuỗi logistics thế giới.

Thứ hai, tạo đột phá thể chế theo hướng thông thoáng để phát triển ngành xứng tầm, với quan điểm "thể chế là nút thắt của nút thắt", là "đột phá của đột phá".

Thứ ba, xây dựng hạ tầng logistics hiện đại, thông suốt để giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đặc biệt là phát triển ngành hàng không, hàng hải và đường sắt tốc độ cao.

Thứ tư, xây dựng quản trị thông minh và đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành logistics.

Thứ năm, đẩy mạnh hội nhập, ngoại giao logistics và hiện đại hóa ngành logistics nội địa.

Thứ sáu, xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do, đồng thời quản lý hiệu quả, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển.

Thứ bảy, kết nối chặt chẽ giữa các phương thức giao thông (hàng không, hàng hải, đường sắt, đường bộ và đường thủy nội địa) và kết nối với giao thông quốc tế, với các khu thương mại tự do của thế giới.

Thủ tướng yêu cầu trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các cơ quan, địa phương tích cực, chủ động triển khai các giải pháp theo 7 đột phá nói trên. Trong đó, Bộ Công Thương chủ trì, cùng các bộ, ngành xây dựng chiến lược phát triển ngành logistics, đề án phát triển quốc gia thương mại tự do, phát triển các khu thương mại tự do ở biên giới.

Thủ tướng nêu rõ, Trung ương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát; địa phương tăng cường tính tự lực, tự cường, tính chủ động, "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển.

Chính phủ sẽ tiếp tục phát huy vai trò kiến tạo, tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, thể chế, cơ chế, chính sách, tạo môi trường thông thoáng cho sự phát triển, thiết kế công cụ huy động nguồn lực, giám sát, kiểm tra.

Thủ tướng đề nghị các đối tác, doanh nghiệp nâng cao tính chủ động, sáng tạo, tham gia góp ý chính sách, xây dựng và hoàn thiện thể chế với tinh thần "tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo", giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội.

Thủ tướng đề nghị các bạn bè, đối tác quốc tế cùng Việt Nam tiếp tục xây dựng mối quan hệ thật tốt, Việt Nam kiên trì, kiên định thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, vì mục tiêu hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Thủ tướng cũng trân trọng cảm ơn và đề nghị các doanh nghiệp, đối tác phát triển, nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp tục chung tay, đồng hành cùng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, tích cực tham gia phát triển ngành logistics trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ; hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân, doanh nghiệp; "cùng lắng nghe và thấu hiểu, cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động, cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng, cùng phát triển, cùng chung niềm vui, hạnh phúc và niềm tự hào".

Thủ tướng mong muốn và tin tưởng rằng, sau những bước đi ban đầu với những thành tựu, tiền đề rất quan trọng, với sự quyết tâm và vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, cùng với đà tăng tốc, bứt phá, tâm thế mới, tư duy mới trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, ngành logistics Việt Nam hiện đang độ tuổi "thanh niên" sẽ tự tin, phát triển mạnh mẽ hơn nữa, Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh nhiều trung tâm dịch vụ logistics chất lượng cao gắn với các khu thương mại tự do. Trong đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phải đi đầu trong quá trình này, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Tiến Phòng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việc chậm triển khai dự án thành phần 4 sân bay Long Thành nguy cơ gây lãng phí rất lớn

Việc chậm triển khai dự án thành phần 4 sân bay Long Thành nguy cơ gây lãng phí rất lớn

Việc chậm triển khai dự án thành phần 4, trong khi các dự án thành phần khác đạt và vượt tiến độ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch khai thác sân bay Long Thành.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri tỉnh Hưng Yên

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri tỉnh Hưng Yên

Kết thúc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 2/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành tiếp xúc cử tri tại thành phố Hưng Yên.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất nhóm giải pháp thúc đẩy công nghiệp, thương mại, xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất nhóm giải pháp thúc đẩy công nghiệp, thương mại, xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ

Tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ lần thứ 5, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất nhóm giải pháp thúc đẩy công nghiệp, thương mại, xuất khẩu Vùng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Mong muốn Nhật Bản chuyển giao công nghệ thích ứng biến đổi khí hậu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Mong muốn Nhật Bản chuyển giao công nghệ thích ứng biến đổi khí hậu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mong muốn Nhật Bản chuyển giao công nghệ và các giải pháp, ứng dụng thích ứng với biến đổi khí hậu...
UOB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất trong 2 năm qua

UOB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất trong 2 năm qua

Bất chấp sự tàn phá của cơn bão số 3, GDP của Việt Nam trong quý 3/2024 tăng mạnh 7,4% so với cùng kỳ và có mức tăng lớn nhất trong 2 năm qua.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Singapore: Hợp tác kinh tế, thương mại là trụ cột quan trọng

Việt Nam - Singapore: Hợp tác kinh tế, thương mại là trụ cột quan trọng

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore. Hai bên khẳng định, hợp tác kinh tế - thương mại tiếp tục là trụ cột quan trọng.
Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thẩm định, kiểm tra công tác nghiệm thu dự án công trình cấp đặc biệt

Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thẩm định, kiểm tra công tác nghiệm thu dự án công trình cấp đặc biệt

Đối với những dự án, công trình xây dựng phức tạp, Bộ Xây dựng phải tham gia thẩm định, kiểm tra công tác nghiệm thu cùng với các bộ quản lý chuyên ngành.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ

Chiều 2/12, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ - chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tặng bằng khen cho 20 tập thể, cá nhân đóng góp xuất sắc trong phát triển Logistics

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tặng bằng khen cho 20 tập thể, cá nhân đóng góp xuất sắc trong phát triển Logistics

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tặng bằng khen cho 14 tập thể, 6 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam năm 2024.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp lãnh đạo Ngân hàng United Overseas

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp lãnh đạo Ngân hàng United Overseas

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, sáng 2/12/2024, giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Lãnh đạo Ngân hàng United Overseas.
Nhân sự Trung ương: Bổ nhiệm lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Ngoại giao

Nhân sự Trung ương: Bổ nhiệm lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Ngoại giao

Về thông tin nhân sự Trung ương, Thủ tướng Phạm Minh Chính mới trao quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Luật Điện lực (sửa đổi): Minh chứng sự chung sức, đồng lòng vì lợi ích quốc gia của hệ thống chính trị

Luật Điện lực (sửa đổi): Minh chứng sự chung sức, đồng lòng vì lợi ích quốc gia của hệ thống chính trị

Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi). Kết quả đạt được là minh chứng cho sự chung sức, đồng lòng vì lợi ích quốc gia dân tộc của cả hệ thống chính trị.
Thủ tướng: Sớm ghi danh Việt Nam trên bản đồ năng lượng tái tạo ngoài khơi thế giới

Thủ tướng: Sớm ghi danh Việt Nam trên bản đồ năng lượng tái tạo ngoài khơi thế giới

Ngành Dầu khí đã đạt được những thành tựu to lơn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ngoài khơi, ghi danh Việt Nam trên bản đồ năng lượng tái tạo thế giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chuỗi sự kiện dầu khí và điện gió ngoài khơi

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chuỗi sự kiện dầu khí và điện gió ngoài khơi

Tối 1/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự chuỗi sự kiện dầu khí và điện gió ngoài khơi tại PTSC (TP. Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu).
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 125/CĐ-TTg ngày 1/12/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải hết sức lưu ý khắc phục những

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải hết sức lưu ý khắc phục những 'căn bệnh' của công tác cán bộ

Sáng 1/12, Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.
Đổi mới công tác lập pháp theo hướng các luật ngắn gọn, rõ ràng

Đổi mới công tác lập pháp theo hướng các luật ngắn gọn, rõ ràng

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tư duy và phương thức tiến hành công tác lập pháp được đổi mới sâu sắc theo hướng các luật ngắn gọn, rõ ràng.
Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc tinh gọn tổ chức bộ máy đi đôi với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực…
Bộ Chính trị chủ trương tinh gọn hệ thống tổ chức Đảng

Bộ Chính trị chủ trương tinh gọn hệ thống tổ chức Đảng

Bộ Chính trị chủ trương nghiên cứu, đề xuất giảm 4 cơ quan Đảng và 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương, 25 ban cán sự Đảng, tăng 2 đảng uỷ trực thuộc Trung ương.
Tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng

Tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng

Bộ Chính trị xác định việc tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.
Nghiên cứu đề xuất giảm 4 Ủy ban của Quốc hội, 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội​

Nghiên cứu đề xuất giảm 4 Ủy ban của Quốc hội, 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội​

Nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số cơ quan của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Phương án sắp xếp lại, sáp nhập các bộ ngành trung ương để tinh gọn bộ máy

Phương án sắp xếp lại, sáp nhập các bộ ngành trung ương để tinh gọn bộ máy

Phương án, định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị có thể giúp Chính phủ giảm 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc.
Tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu, rà soát và phương án sắp xếp lại các cơ quan báo chí

Tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu, rà soát và phương án sắp xếp lại các cơ quan báo chí

Thực hiện tinh gọn bộ máy, Bộ Chính trị đã có chủ trương, đề xuất nghiên cứu, rà soát, sắp xếp lại các cơ quan báo chí của các Bộ, ngành.
Tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu, đề xuất kết thúc mô hình tổng cục trực thuộc các bộ

Tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu, đề xuất kết thúc mô hình tổng cục trực thuộc các bộ

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đang đề xuất nghiên cứu kết thúc mô hình hoạt động của các Tổng cục trực thuộc Bộ như Tổng cục Thuế, Hải quan, Quản lý thị trường…
Tinh gọn bộ máy: Bộ Chính trị chủ trương tạm dừng tuyển dụng công chức, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử

Tinh gọn bộ máy: Bộ Chính trị chủ trương tạm dừng tuyển dụng công chức, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử

Bộ Chính trị đã có chủ trương về việc tạm dừng tuyển dụng công chức, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử... trong thời gian thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động