Lời giải nào cho bài toán vốn cho nguồn kinh phí?
Khuyến công 12/05/2022 16:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Số liệu của Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) cho thấy, năm vừa qua, chỉ 50% kế hoạch khuyến công quốc gia được giao, giảm hơn 50% so với năm 2020. Hệ lụy, một số lượng đáng kể chương trình, đề án phải ngưng thực hiện, đồng nghĩa nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp ở khu vực nông thôn tạm hoãn kế hoạch đầu tư cho phát triển sản xuất, sản phẩm.
![]() |
Nguồn vốn khuyến công góp phần thúc đẩy cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển |
Cho rằng nguồn kinh phí bố trí chương trình khuyến công chưa tương xứng với mục tiêu, ông Phạm Văn Hóa- Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Nghệ An - bày tỏ: Chương trình khuyến công tạo ra khát vọng về mục tiêu lớn nhưng quy mô thực hiện lại rất nhỏ. Kế hoạch kinh phí khuyến công quốc gia năm 2021 của cả nước chỉ 150 tỷ đồng, triển khai thực hiện đạt hơn 75 tỷ đồng. So với số kinh phí này là chưa phù hợp. Nguồn lực hạn hẹp là một trong những nguyên nhân tạo ra sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu.
So với các địa phương khác, Hà Nội có nguồn kinh phí dành cho khuyến công không nhỏ, nhưng theo lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội, Chính phủ vẫn cần quan tâm đúng mức, dành kinh phí cho chương trình khuyến công quốc gia để thực hiện mang tầm quốc tế.
Tại nhiều hội nghị khuyến công được tổ chức ở cả 3 khu vực Bắc, Trung, Nam, kinh phí thực hiện công tác khuyến công luôn là nội dung được các địa phương kiến nghị lên Bộ Công Thương. Đại diện Sở Công Thương Đồng Tháp đã đề nghị tăng kinh phí thực hiện khuyến công lên 25%.
Đề xuất của các địa phương dựa trên thực tế triển khai và đánh giá tính khả thi, hiệu quả, tác động của đề án khuyến công. Tuy nhiên, đây vẫn là bài toán khó khi khuyến công xác định là nguồn vốn mồi, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia cùng bỏ vốn đầu tư và thụ hưởng.
Bàn thảo về giải pháp huy động vốn cho công tác khuyến công, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An từng đưa ra ý kiến lấy khuyến công nuôi khuyến công. Theo đó, các đơn vị liên quan nghiên cứu phương án hồi vốn cho khuyến công với doanh nghiệp đã được hỗ trợ, đạt hiệu quả kinh tế cao nhằm chia sẻ nguồn lực triển khai những hoạt động khác.
Cùng đó, các địa phương cần thay đổi nhận thức về nguồn kinh phí khuyến công. Hiện, nguồn kinh phí khuyến công một số địa phương do tỉnh cấp cao hơn nguồn khuyến công quốc gia. Nguyên do, các địa phương này nhận thức rõ ràng vai trò của khuyến công với phát triển công nghiệp của địa phương, dành nguồn lực xứng đáng cho triển khai các đề án phù hợp. Vì vậy, các địa phương cần chủ động bố trí kinh phí hơn nữa cho công tác khuyến công.
Dù vậy, bài toán vốn cho khuyến công đến nay vẫn chưa có lời giải hữu hiệu, chương trình vẫn phụ thuộc vào nguồn ngân sách Nhà nước cấp.
Với chức năng, nhiệm vụ, Cục Công Thương địa phương – cơ quan đầu mối thực hiện công tác quản lý - đã triển khai một số hoạt động ở mức cao nhất nhằm hỗ trợ các địa phương xây dựng cũng như thẩm định, phê duyệt các đề án có tính khả thi cao, lan tỏa lớn nhằm sử dụng hiệu quả nhất có thể nguồn kinh phí khuyến công.
Được biết, Cục Công Thương địa phương đang theo dõi tiến độ thẩm định của Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung và thống nhất phân bổ dự toán kinh phí khuyến công quốc gia năm 2022. Đồng thời, tổ chức thực hiện ngay sau khi được Bộ Tài chính thống nhất phân bổ dự toán kinh phí.
Cục Công Thương địa phương đang khẩn trương giao kinh phí khuyến công quốc gia đã được phê duyệt, giúp các địa phương sớm triển khai thực hiện, đảm bảo tiến độ, hiệu quả các đề án. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Bài 3: Sản xuất sạch hơn, giảm tiêu hao nhiên liệu, nguyên liệu sản xuất

Ninh Thuận: Công nghiệp nông thôn đổi thay nhờ chính sách khuyến công

Quảng Nam: Khuyến công tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh

Khuyến công Bình Phước phát huy hiệu quả “vốn mồi”

Nghệ An: Đề xuất tăng kinh phí hỗ trợ cho công tác khuyến công
Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Đề án khuyến công tiếp sức cho doanh nghiệp chế biến sản phẩm từ nho

Nguồn vốn khuyến công Thừa Thiên Huế: “Bệ đỡ” phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn

Lào Cai: Đề xuất điều chỉnh chính sách khuyến công

Tuyên Quang: 70% kinh phí khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc tiên tiến vào sản xuất

Bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023: Trên đà về đích

Khuyến công Bắc Giang thúc đẩy doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển

Bắc Ninh: 3 giải pháp hoàn thành kế hoạch công tác khuyến công năm 2023

Đồng Tháp: Hiệu quả 10 năm bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Hà Nam phát triển cụm công nghiệp phù hợp với mục tiêu chung

Hoạt động khuyến công Quảng Bình: Chú trọng đối tượng thụ hưởng phù hợp lợi thế của địa phương

Thừa Thiên Huế nâng cao chất lượng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Quảng Trị: Hoạt động khuyến công nâng cao vai trò phát triển công nghiệp nông thôn

Hà Nội "xanh hoá" làng nghề

Quảng Bình: Tìm giải pháp phát huy hiệu quả các làng nghề

Phó Chủ tịch Quảng Ninh: Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn là "đòn bẩy" quảng bá thương hiệu hiệu quả

Ông Cao Tường Huy: Ngành Công Thương giữ vai trò chủ lực, động lực phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh

Hội nghị ngành công thương 28 tỉnh, thành khu vực phía Bắc năm 2023: Tháo gỡ khó khăn, tạo đà tăng trưởng

Khai mạc hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2023

Đang diễn ra hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2023
