Hiệp định EVFTA giúp xuất khẩu hàng hóa lấy lại “phong độ”

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã tác động tích cực đến xuất khẩu hàng hóa cũng như phát triển kinh tế của Việt Nam.
EVFTA tạo “cú huých” hút dòng vốn FDI từ Hà Lan vào Việt Nam Tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào Bắc Âu: Doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển bền vững

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU, Hiệp định EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. TS. Võ Trí Thành - chuyên gia kinh tế, đã có cuộc trao đổi về kết quả tận dụng EVFTA với Báo Công Thương.

Hiệp định EVFTA giúp xuất khẩu hàng hóa lấy lại “phong độ”
EVFTA mang lại những hiệu ứng tích cực cho hoạt động xuất nhập khẩu. Ảnh: TTXVN

Sau hơn 3 năm Hiệp định EVFTA có hiệu lực, ông có đánh giá gì về kết quả và mức độ tận dụng FTA này của doanh nghiệp cũng như kinh tế Việt Nam?

Đến nay, Hiệp định EVFTA được thực thi hơn 3 năm, so với nhiều FTA khác, theo tôi EVFTA đã đem lại những hiệu ứng tích cực cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng như phát triển kinh tế đất nước.

Chúng ta còn nhớ là giai đoạn 2020-2021, khi dịch Covid-19 bùng nổ, xuất khẩu của Việt Nam “lao đốc” do bị tác động nặng nề. Nhưng cũng chính trong bối cảnh đó, Hiệp định EVFTA có hiệu lực vào tháng 8/2020 đã giúp xuất khẩu lấy lại "phong độ", cũng như góp phần hạn chế giảm tốc của tăng trưởng kinh tế. Điều này cho thấy, doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam đã tận dụng tương đối tốt EVFTA. Kết quả này cũng không phải là quá ngạc nhiên bởi EU vốn là thị trường quen thuộc với nhiều doanh nghiệp, nhiều mặt hàng và sản phẩm Việt Nam.

Tuy nhiên, so với kỳ vọng về việc EVFTA là "con đường cao tốc" gắn kết kinh tế Việt Nam với thị trường EU, hay là xét trên bình diện của nhiều chỉ số kết quả tận dụng đến nay là chưa tương xứng với tiềm năng khi tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam trong tổng cầu nhập khẩu của EU vẫn còn ở mức rất khiêm tốn. Nguyên nhân, có lẽ xuất phát từ nội tại của doanh nghiệp, môi trường kinh doanh, chi phí giao dịch, mức độ thông tin, tuyên tuyền về thị trường, các cam kết, ưu đãi cũng như nguồn nhân lực… chưa mang lại thuận lợi cho doanh nghiệp tận dụng EVFTA.

Trước thực tế đó, theo ông đâu là điểm quan trọng cần phải tháo gỡ để doanh nghiệp có thể tận dụng EVFTA một cách hiệu quả hơn?

Theo tôi, có hai vấn đề nếu không tháo gỡ sớm sẽ ảnh hưởng đến việc tận dụng EVFTA và khai thác thị trường EU khó đạt được kết quả như mong đợi.

Thứ nhất, hiện xuất khẩu của Việt Nam vào EU vẫn tập trung vào một số quốc gia trong EU, trong khi nhiều quốc gia khác mức độ tiếp cận vẫn còn thấp.

Hiệp định EVFTA giúp xuất khẩu hàng hóa lấy lại “phong độ”
TS. Võ Trí Thành - chuyên gia kinh tế

Như chúng ta biết, thị trường EU ngoài những điểm chung còn có những khác biệt về văn hóa tiêu dùng, nhu cầu, đòi hỏi... Vì thế, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, nắm bắt thông tin chính sách, nhu cầu của từng thị trường thành viên EU, có như vậy mới khai thác tốt được các ưu đãi của EVFTA.

Mặt khác, là liên quan đến các đòi hỏi, tiêu chuẩn mới, EU áp đặt những điều khoản, quy định bắt buộc phải tuân thủ mà phải làm theo. Thậm chí các đòi hỏi, tiêu chuẩn từ các hiệp hội, ngành nghề cũng rất quan trọng, doanh nghiệp xuất khẩu phải chú ý, bởi đây là những tổ chức có tiếng nói trên thị trường nhất là về các tiêu chuẩn xanh, môi trường xã hội, quản trị...

Thứ hai, xuất nhập khẩu thường gắn với đầu tư, trong khi Hiệp định Bảo hộ Đầu tư giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVIPA) vẫn còn một số các thành viên EU chưa phê chuẩn, nên thu hút đầu tư từ EU còn hạn chế nhất định. Chính hạn chế này cũng ảnh hưởng đến hoạt động thương mại nói chung và xuất khẩu nói riêng của Việt Nam. Như chúng ta thấy, hiện hơn 70% xuất khẩu của Việt Nam tập trung vào doanh nghiệp FDI do năng lực, nắm bắt cơ hội thị trường hiệu quả.

Từ thực tế trên cho thấy, Việt Nam cần cải thiện năng lực sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp; đồng thời cải cách thể chế, môi trường kinh doanh thuận lợi, giảm chi phí hoạt động cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu. Hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn mới từ thị trường EU về phát triển xanh, bền vững. Ngoài ra, cần thúc đẩy quá trình đàm phán phê chuẩn Hiệp định EVIPA, cải thiện môi trường thu hút đầu tư từ EU để gia tăng cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp trong nước.

Ngoài các vấn đề về cải thiện năng lực sản xuất, xuất khẩu, câu chuyện xây dựng thương hiệu hàng hóa tại thị trường EU cũng rất quan trọng. Quan điểm của ông về vấn đề này?

Để thúc đẩy xuất khẩu hay gọi nôm na là bán được hàng thì việc xây dựng thương hiệu rất quan trọng. Xây dựng thương hiệu hay nói cách khác là để thị trường biết đến sản phẩm của mình là do công tác xúc tiến thương mại, truyền thông marketing qua nhiều kênh khác nhau như hội chợ, triển lãm, tiếp thị bằng công nghệ số…

Ngoài ra, không chỉ có xây mà còn phải biết bảo vệ, duy trì thương hiệu của mình. Như vậy, xây dựng thương hiệu không chỉ là truyền bá thông thông tin, mà còn phải biết cách làm sao để thị trường hiểu một cách sâu sắc quá trình làm ra sản phẩm, thể hiện được các giá trị thuyền thống và tương lai hướng tới của sản phẩm…

Bên cạnh đó, để xây dựng thương hiệu cần đáp ứng được các đòi hỏi, tiêu chí mới đang trở thành xu hướng của thị trường như xanh, sạch, an toàn, nhân văn và thậm chí từng thị trường ngách còn đòi hỏi cá tính, nét đặc trưng của hàng hóa, sản phẩm. Theo đó, doanh nghiệp, ngành hàng phải quan tâm, chú trọng.

Thời gian tới, để thực thi Hiệp định EVFTA hiệu quả, theo ông các Bộ ngành, cụ thể là Bộ Công Thương, cần thúc đẩy các hoạt động trọng tâm nào?

Bộ Công Thương là cơ quan thực hiện nhiệm vụ đàm phán, ký kết EVFTA điều này đã thể hiện rõ vai trò quan trọng. Nhiều mặt hàng xuất khẩu sang thị trường EU cũng luôn gắn liền với các hoạt động, nhiệm vụ của Bộ Công Thường. Và cho đến nay, theo tôi Bộ Công Thương đã nỗ lực trên nhiều khía cạnh để thực thi EVFTA một cách hiệu quả.

Thời gian tới, để doanh nghiệp tận dụng EVFTA tốt hơn, cũng như thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU nhiều hơn, không chỉ Bộ Công Thương mà các Bộ ngành khác cần chung tay, đồng hành xây dựng, tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi. Đặc biệt, cần ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phù hợp, triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh trên "sân chơi" kinh tế thế giới một cách cụ thể, thiết thực và phù hợp.

Xin cảm ơn ông!

Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định EVFTA

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam - Bulgaria: Triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương

Việt Nam - Bulgaria: Triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương

Hai nước Việt Nam - Bulgaria đang nỗ lực triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác, chú trọng khuyến khích đầu tư, từ đó đẩy mạnh thương mại song phương.
Bộ Công Thương thông báo Kế hoạch tuyên truyền các Hiệp định Thương mại tự do năm 2024

Bộ Công Thương thông báo Kế hoạch tuyên truyền các Hiệp định Thương mại tự do năm 2024

Bộ Công Thương có văn bản gửi các Bộ, ngành, địa phương và các Hiệp hội về Kế hoạch tuyên truyền về các Hiệp định Thương mại tự do năm 2024.
Đại sứ Pháp tại Việt Nam: Lợi ích Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn

Đại sứ Pháp tại Việt Nam: Lợi ích Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn

Sau hơn 3 năm thực thi, theo Đại sứ Pháp tại Việt Nam - ông Olivier Brochet, lợi ích mà Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn.
Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vẫn còn “ngổn ngang”, theo đó thực thi hiệu quả các FTA sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng cho Việt Nam.
Đề xuất Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện FTA Việt Nam - Israel

Đề xuất Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện FTA Việt Nam - Israel

Bộ Tài chính đề xuất, mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong thực hiện FTA Việt Nam - Israel sẽ giảm dần từ nay đến năm 2027.

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Công tác phối hợp giữa 3 Bộ trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông sản chủ lực được thực hiện ráo riết trong thời gian qua.
Hiệu quả thiết thực sau 2 năm thực thi RCEP

Hiệu quả thiết thực sau 2 năm thực thi RCEP

Hai năm thực thi RCEP, chi phí thương mại trong khu vực đã giảm đáng kể, chuỗi cung ứng đã liên kết chặt chẽ hơn, mang lại lợi ích cho nhiều người hơn.
Sau năm 5, dư địa thị trường Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn

Sau năm 5, dư địa thị trường Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn

Với nhiều cơ hội theo các cam kết mang lại, song sau 5 năm dư địa thị trường từ Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn.
Triển khai hiệu quả các FTA: Đòn bẩy nâng cao vị thế Việt Nam

Triển khai hiệu quả các FTA: Đòn bẩy nâng cao vị thế Việt Nam

Thực thi Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mở ra nhiều cơ hội để Việt Nam tăng trưởng, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.
Cổng FTAP hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp

Cổng FTAP hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp

Nhằm cải thiện công tác tuyên truyền, tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, Cổng FTAP đang đẩy mạnh hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp.
Để nông sản Việt không phải “thay tên đổi họ” khi xuất khẩu vào EU

Để nông sản Việt không phải “thay tên đổi họ” khi xuất khẩu vào EU

Tuy nông sản luôn gia tăng về số lượng và giá trị xuất khẩu, nhưng lượng hàng hóa mang thương hiệu Việt xuất khẩu sang thị trường EU còn khá khiêm tốn.
Cổng FTAP - kênh kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước

Cổng FTAP - kênh kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước

Các thông tin, dữ liệu trên Cổng FTAP được hiển thị dưới dạng song ngữ Việt - Anh giúp cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước hiểu thêm về nhau.
Cam kết về thủ tục hải quan trong Hiệp định RCEP: Thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch

Cam kết về thủ tục hải quan trong Hiệp định RCEP: Thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch

Trong Hiệp định RCEP, các cam kết về thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại được quy định nhằm thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch.
Cổng FTAP: Bộ Công Thương đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại

Cổng FTAP: Bộ Công Thương đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại

Cùng với các Bộ ngành khác, Bộ Công Thương thực hiện đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại trên Cổng FTAP.
Cổng FTAP: Hỗ trợ tối đa cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do mang lại cho doanh nghiệp

Cổng FTAP: Hỗ trợ tối đa cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do mang lại cho doanh nghiệp

Cổng thông tin FTAP cung cấp thông tin, hỗ trợ tối đa các cơ hội do các Hiệp định thương mại tự do mang lại tới doanh nghiệp.
Hóa giải các thách thức từ Hiệp định RCEP

Hóa giải các thách thức từ Hiệp định RCEP

Cơ hội Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mang lại song hành cùng các khó khăn và thách thức cho doanh nghiệp, ngành hàng.
Khảo sát FTA Index: Doanh nghiệp cần tích cực tìm hiểu, nắm bắt yêu cầu của thị trường

Khảo sát FTA Index: Doanh nghiệp cần tích cực tìm hiểu, nắm bắt yêu cầu của thị trường

Từ kết quả khảo sát FTA Index, khuyến nghị đưa ra đối với doanh nghiệp là tích cực tìm hiểu, nắm bắt thông tin yêu cầu của thị trường.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Đổi mới hoạt động công đoàn, đảm bảo cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Đổi mới hoạt động công đoàn, đảm bảo cam kết về lao động

Hiện các cam kết về lao động, công đoàn của Việt Nam trong các FTA cũng như Hiệp định EVFTA cơ bản đã được nội luật hoá trong hệ thống pháp luật.
Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp dệt may vững chân tại thị trường EU

Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp dệt may vững chân tại thị trường EU

Chuyển đổi xanh không còn là xu hướng mà là yêu cầu tất yếu đối với nhiều ngành sản xuất, đặc biệt là dệt may trước yêu cầu phát triển chung của toàn cầu.
Gia Lai: Tận dụng EVFTA xuất khẩu nông sản chủ lực vào EU

Gia Lai: Tận dụng EVFTA xuất khẩu nông sản chủ lực vào EU

Ưu đãi từ Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tại Gia Lai tận dụng hiệu quả, với kinh ngạch xuất khẩu vào thị trường EU tăng cao 60-70%
FTA Index: Biện pháp cần thiết để tận dụng hiệu quả các FTA

FTA Index: Biện pháp cần thiết để tận dụng hiệu quả các FTA

Bộ chỉ số FTA Index sẽ là cơ sở quan trọng để Chính phủ và Quốc hội chỉ đạo, giám sát thực hiện FTA của các địa phương; là biện pháp cần thiết để tận dụng FTA.
Xuất khẩu giày dép sang Bắc Âu: Giải pháp nào tận dụng hiệu quả EVFTA?

Xuất khẩu giày dép sang Bắc Âu: Giải pháp nào tận dụng hiệu quả EVFTA?

Hiệp định EVFTA đã giúp xóa bỏ hoặc có lộ trình xoá bỏ hạn ngạch thuế quan từ ngày 1/8/2020 đối với khá nhiều sản phẩm giày dép của Việt Nam.
Hiệp định RCEP: Mở cửa thị trường qua ứng dụng điện tử

Hiệp định RCEP: Mở cửa thị trường qua ứng dụng điện tử

Các cam kết về thương mại điện tử trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) nhằm tăng cường mở cửa thị trường thông qua ứng dụng điện tử.
Xây dựng hệ sinh thái: Giải pháp giúp ngành cà phê tận dụng tốt Hiệp định EVFTA

Xây dựng hệ sinh thái: Giải pháp giúp ngành cà phê tận dụng tốt Hiệp định EVFTA

Xây dựng hệ sinh thái được cho là giải pháp cấp thiết giúp ngành cà phê nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu thị trường, tận dụng tốt EVFTA.
Cổng FTAP - giao diện thân thiện, khoa học, tạo thuận lợi và tiện ích cho người dùng

Cổng FTAP - giao diện thân thiện, khoa học, tạo thuận lợi và tiện ích cho người dùng

Cổng FTAP là địa chỉ cung cấp công cụ tra cứu trực tuyến thông minh với giao diện thân thiện, khoa học, tạo sự thuận lợi và tiện ích cho người sử dụng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động