Tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào Bắc Âu: Doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển bền vững

Một số doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang đi đầu trong việc phát triển bền vững và lan tỏa đến các doanh nghiệp nhỏ hơn trong chuỗi cung cầu để tận dụng EVFTA
Phát triển bền vững Viet Nam International Sourcing 2023: Cơ hội xúc tiến xuất khẩu thủy sản sang thị trường Bắc Âu EVFTA góp phần giúp xuất khẩu hàng Việt sang Bắc Âu duy trì mức tăng trung bình 14,7%/năm

Bà Nguyễn Hoàng Thuý – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về các tiêu chuẩn phát triển bền vững của khu vực này mà doanh nghiệp phải tuân thủ để tận dụng tốt Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).

Tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào Bắc Âu: Doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển bền vững
Bà Nguyễn Hoàng Thuý – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu

Cùng với việc giảm thuế theo cam kết EVFTA, các doanh nghiệp xuất khẩu vào châu Âu nói chung và Bắc Âu nói riêng đang phải đáp ứng rất nhiều các tiêu chuẩn về phát triển bền vững của thị trường nước sở tại. Xin bà chia sẻ đôi nét về những quy định này tại các thị trường Bắc Âu?

Xu hướng phát triển xanh, bền vững, gắn với bảo vệ môi trường không còn là mới. Tuy nhiên, các vấn đề này đang dần được luật hóa tại EU. Ví dụ, quy định chống phá rừng của EU được Nghị viện thông qua ngày 29/6/2023, áp dụng từ ngày 30/12/2024 sẽ ảnh hưởng đến các sản phẩm gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành, gỗ và một số sản phẩm có nguồn gốc từ chúng. Các doanh nghiệp đưa các mặt hàng này vào thị trường EU nói chung và Bắc Âu nói phải chứng minh rằng các sản phẩm không có nguồn gốc từ đất rừng bị phá gần đây hoặc góp phần làm suy thoái rừng.

Một quy định đang được quan tâm khác đối với hàng hóa xuất khẩu vào EU là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), được thí điểm áp dụng giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 01/10/2023 và thực hiện đầy đủ từ năm 2026. EU đang tiến hành kế hoạch để đạt được mục tiêu tham vọng trở thành lục địa trung hòa khí carbon vào năm 2050. Tuy nhiên, EU lo ngại các doanh nghiệp EU có thể chuyển những hoạt động sản xuất phát thải nhiều carbon đến các nước có các tiêu chuẩn thấp hơn, hay còn gọi là “rò rỉ carbon”, làm suy yếu nghiêm trọng tham vọng trung hòa khí hậu của EU và toàn cầu nên đã quyết định sẽ cân bằng giá carbon giữa sản phẩm nội địa và nhập khẩu bằng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM).

Trong giai đoạn đầu, CBAM sẽ tập trung vào các nhóm hàng hóa có nguy cơ rò rỉ carbon cao nhất là xi măng, sắt và thép, nhôm, phân bón, hydrogen và điện. Đây là những lĩnh vực chiếm tới 94% lượng khí thải công nghiệp của EU. Vào cuối giai đoạn chuyển đổi của Cơ chế, tức năm 2025, Ủy ban châu Âu sẽ đánh giá về hoạt động của CBAM và có thể mở rộng phạm vi sang nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn, bao gồm cả chuỗi giá trị và có thể bao gồm “phát thải gián tiếp”, ví dụ như khí thải carbon từ việc sử dụng điện để sản xuất hàng hóa.

Yêu cầu về bền vững và cạnh tranh đã thúc đẩy các DN dệt may Việt Nam chuyển đổi xanh
Dệt may là một trong những nhóm sản phẩm đầu tiên phải tuân theo các tiêu chí thiết kế sinh thái

Ngoài ra, Quy định Thiết kế Sinh thái mới cũng cần được lưu ý. Quy định cuối cùng phải được Nghị viện và Hội đồng châu Âu thông qua, trước khi các tiêu chí đầu tiên cho các nhóm sản phẩm khác được xác định, dự kiến vào năm 2024. Dệt may là một trong những nhóm sản phẩm đầu tiên phải tuân theo các tiêu chí thiết kế sinh thái. Các yêu cầu ràng buộc về thiết kế sinh thái cho sản phẩm cụ thể để tăng hiệu suất của hàng dệt về độ bền, khả năng tái sử dụng, khả năng sửa chữa, khả năng tái chế từ sợi thành sợi và hàm lượng sợi tái chế bắt buộc, để giảm thiểu tác động xấu đến khí hậu và môi trường.

Bà đánh giá gì về sự chủ động của doanh nghiệp Việt Nam trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn về phát triển bền vững của khối thị trường Bắc Âu?

Xu hướng kinh doanh bền vững đang là xu hướng tất yếu trên phạm vi toàn cầu. Kinh doanh bền vững không chỉ gói gọn trong các hoạt động của bản thân doanh nghiệp mà còn phải quan tâm đến sự phát triển bền vững của xã hội, tạo ra những giá trị mới cho xã hội. Doanh nghiệp muốn phát triển bắt buộc phải hành động, chuyển đổi từ mô hình sản xuất tuyến tính sang mô hình kinh tế tuần hoàn, gắn với bảo vệ môi trường, lao động, bình đẳng, minh bạch thông tin…

Doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cũng rất nhanh nhạy. Hiện đã có nhiều doanh nghiệp lớn đang đi đầu trong việc phát triển bền vững và lan tỏa đến các doanh nghiệp nhỏ hơn trong chuỗi cung cầu.

Tháng 9 vừa qua, đoàn doanh nghiệp Bắc Âu tham dự Hội chợ Quốc tế nguồn hàng (Sourcing Fair 2023) do Bộ Công Thương tổ chức, đã rất ngạc nhiên vì sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam. Đa phần các doanh nghiệp tham gia kết nối giao thương đều đã có các chứng chỉ về phát triển bền vững. Các doanh nghiệp chưa có thì đều đã biết về các chứng chỉ này và sẽ áp dụng trong thời gian tới.

Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu sẽ có những giải pháp ra sao để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn về phát triển bền vững của Bắc Âu, thưa bà?

Thông tin là chìa khóa thành công cho doanh nghiệp. Do vậy, Thương vụ luôn chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường để cung cấp thông tin kịp thời cho doanh nghiệp. Thương vụ vừa xuất bản cuốn sách Thỏa thuận Xanh châu Âu và tác động đến các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Bắc Âu nhằm giúp các doanh nghiệp hiểu được mục tiêu phát triển bền vững của EU. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục theo dõi các động thái của thị trường để giúp các doanh nghiệp kịp thời ứng phó với các qui định mới. Ngoài ra, xúc tiến thương mại các sản phẩm bền vững cũng là một trong những ưu tiên của Thương vụ trong thời gian tới.

Xin cảm ơn bà!

Phương Lan thực hiện
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định EVFTA

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bí mật tác chiến điện tử của Nga khiến GPS phương Tây ‘tê liệt’

Bí mật tác chiến điện tử của Nga khiến GPS phương Tây ‘tê liệt’

Các binh sĩ Ukraine đang bày tỏ lo ngại về hiệu quả của vũ khí do phương Tây cung cấp khi đối mặt với hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến của Nga.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/11: Donbass vỡ trận 3.000 quân Azov bị đánh bại, Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/11: Donbass vỡ trận 3.000 quân Azov bị đánh bại, Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva

Donbass vỡ trận khiến 3.000 quân Azov đánh bại; Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga - Ukraine sáng 14/11.
Tọa đàm

Tọa đàm 'Quy định chống phá rừng của EU - Doanh nghiệp chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi?'

Sáng ngày 14/11, Báo Công Thương sẽ tổ chức toạ đàm 'Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) – Doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi”
Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác

Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác

"Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác truyền thống và các đối tác mới" là chủ đề Hội nghị đang diễn ra tại Brazil.
Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển năm 2024: Gia tăng quan hệ hai chiều trong lĩnh vực logistics

Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển năm 2024: Gia tăng quan hệ hai chiều trong lĩnh vực logistics

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển 2024 chứng kiến sự hợp tác của 2 bên trong lĩnh vực logistics.

Tin cùng chuyên mục

Hiệp định EVFTA -

Hiệp định EVFTA - 'chất xúc tác' quan trọng nâng thương mại Việt Nam - Hà Lan lên 15 tỷ USD

Việt Nam - Hà Lan cần tận dụng tốt hơn cơ hội từ Hiệp định EVFTA, tăng cường mở cửa thị trường, sớm nâng kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD.
Tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP để tăng tốc xuất khẩu sang Canada

Tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP để tăng tốc xuất khẩu sang Canada

Hiệp định CPTPP là đòn bẩy giúp doanh nghiệp Việt Nam và Canada quan tâm hơn đến thị trường của nhau, thúc đẩy xuất khẩu nhiều hàng không có lộ trình giảm thuế.

'Điểm tên' lãnh đạo của Chính phủ Mỹ được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử

Sau khi đắc cử vị trí Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump bắt đầu xây dựng chính phủ mới khi lựa chọn các gương mặt cho những vị trí chủ chốt.
Israel thông báo Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024

Israel thông báo Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024

Ngày 11/11/2024, Israel thông báo đến cộng đồng doanh nghiệp và người dân Israel về việc Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/11/2024: Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/11/2024: Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/11/2024: Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove. Những thông tin từ phía Ukraine đã xác nhân thông tin.
Malva: ‘Quái vật’ bánh lốp của Nga liệu có ‘làm mưa làm gió’ trên chiến trường Ukraine?

Malva: ‘Quái vật’ bánh lốp của Nga liệu có ‘làm mưa làm gió’ trên chiến trường Ukraine?

Triển khai quái vật bánh lốp phản ánh nỗ lực của Nga trong việc nâng cao chiến thuật pháo binh, ưu tiên tính cơ động, chính xác và triển khai nhanh.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/11: 70.000 quân Ukraine thiệt mạng; Kiev tố Nga làm hồ chứa Kurakhove nổ tung

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/11: 70.000 quân Ukraine thiệt mạng; Kiev tố Nga làm hồ chứa Kurakhove nổ tung

70.000 quân Ukraine thiệt mạng; Kiev nói Nga làm nổ tung hồ chứa Kurakhove... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/11.
Tên lửa AGM-88E đối đầu S-400: Cuộc chiến công nghệ đỉnh cao tại Ukraine

Tên lửa AGM-88E đối đầu S-400: Cuộc chiến công nghệ đỉnh cao tại Ukraine

Mỹ đã quyết định cung cấp cho Kiev các hệ thống vũ khí tiên tiến, bao gồm tên lửa AGM-88E (AARGM) và hệ thống phòng không tiên tiến như PATRIOT.
Đưa thêm Su-57 và Su-35S vào biên chế, Nga gửi thông điệp quyết liệt lên bầu trời

Đưa thêm Su-57 và Su-35S vào biên chế, Nga gửi thông điệp quyết liệt lên bầu trời

Ngày 12/11, Tập đoàn Máy bay Thống nhất (UAC) của Nga đã chính thức bàn giao lô máy bay chiến đấu Su-35S và Su-57 mới cho Không quân Nga.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/11: Lính Ukraine đầu hàng; UAV Ukraine tấn công hạ tầng năng lượng Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/11: Lính Ukraine đầu hàng; UAV Ukraine tấn công hạ tầng năng lượng Nga

Lính Ukraine đầu hàng; UAV Ukraine tấn công hạ tầng năng lượng Nga...là những thông tin tình hình chiến sự Nga - Ukraine sáng ngày 12/11.
Toàn cảnh chiến sự ngày 11/11: Bom lượn Nga tấn công căn cứ Ukraine; Israel tấn công dữ dội vào Gaza

Toàn cảnh chiến sự ngày 11/11: Bom lượn Nga tấn công căn cứ Ukraine; Israel tấn công dữ dội vào Gaza

Bom lượn Nga tấn công căn cứ Ukraine; Israel tấn công dữ dội vào Gaza... là những thông tin đáng chú ý chiến sự Nga - Ukraine ngày 11/11/2024.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 11/11/2024: Nga tập trung 50.000 quân, quyết tâm quét sạch Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 11/11/2024: Nga tập trung 50.000 quân, quyết tâm quét sạch Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 11/11/2024: Nga tập trung 50.000 quân, quyết tâm quét sạch Kursk, đó là nhận định của tình báo Mỹ khi các "nồi hầm" xuất hiện.
Temu đối mặt với cuộc điều tra thứ hai của EU vì vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng

Temu đối mặt với cuộc điều tra thứ hai của EU vì vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng

Sàn thương mại điện tử Temu sẽ phải chịu sự giám sát bổ sung, vốn cũng đang phải đối mặt với một cuộc điều tra riêng tại EU theo luật nền tảng của khối.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 11/11: Nga mất nhiều xe tăng và khí tài; Ukraine thương vong khoảng 2.000 quân một ngày

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 11/11: Nga mất nhiều xe tăng và khí tài; Ukraine thương vong khoảng 2.000 quân một ngày

Lính Triều Tiên tham chiến ở Kursk; Ukraine bắn cháy xe tăng Nga... là những thông tin đáng chú ý chiến sự Nga - Ukraine sáng ngày 11/11.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 10/11/2024: Ukraine không còn được ưu tiên cung cấp tên lửa ATACMS

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 10/11/2024: Ukraine không còn được ưu tiên cung cấp tên lửa ATACMS

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 10/11/2024: Ukraine không còn được ưu tiên cung cấp ATACMS, đó là tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ mới đây.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 10/11: Nhiều lính tinh nhuệ Ukraine thiệt mạng; Kiev chặn đứng thiết giáp Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 10/11: Nhiều lính tinh nhuệ Ukraine thiệt mạng; Kiev chặn đứng thiết giáp Nga

Nga ‘hạ’ trung đội tinh nhuệ Ukraine; Kiev chặn đứng thiết giáp Nga...là những thông tin đáng chú ý chiến sự Nga - Ukraine sáng ngày 10/11.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 9/11/2024: Tại sao ông Donald Trump muốn chấm dứt xung đột tại Ukraine?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 9/11/2024: Tại sao ông Donald Trump muốn chấm dứt xung đột tại Ukraine?

Ông Donald Trump và nhóm công tác đang lên kế hoạch khởi động quá trình đàm phán hòa bình tại Ukraine với các cuộc trao đổi với lãnh đạo châu Âu và Nga sau này.
Động lực củng cố, làm sâu sắc hơn nữa hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam - Peru

Động lực củng cố, làm sâu sắc hơn nữa hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam - Peru

Chuyến thăm chính thức Peru của Chủ tịch nước Lương Cường sẽ là dấu mốc lịch sử, củng cố nền tảng quan hệ chính trị, nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hai nước.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 9/11: Chỉ huy Ukraine tháo lui; Kiev tấn công đoàn thiết giáp Nga gần Selydove

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 9/11: Chỉ huy Ukraine tháo lui; Kiev tấn công đoàn thiết giáp Nga gần Selydove

Chỉ huy Ukraine tháo lui; Kiev tấn công đoàn thiết giáp Nga gần Selydove... là những thông tin chú ý chiến sự Nga - Ukraine sáng ngày 9/11.
Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng

Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng

Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ mong muốn tiếp cận mạnh mẽ hơn nữa đến Việt Nam để mở rộng quy mô hoạt động, trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng, công nghệ mới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động