Gỡ 'rào cản' để kịp 'xanh hóa' ngành logistics

Theo các chuyên gia, Việt Nam cần nhanh chóng tháo gỡ các nút thắt về hạ tầng, chính sách ngành logistics để bắt kịp xu thế "xanh hóa" lĩnh vực này.
TP. Hồ Chí Minh: Tìm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành logistics Thứ trưởng Phan Thị Thắng: VLA cần đẩy mạnh chuyển đổi xanh để phát triển ngành logistics Việt Nam bền vững Ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng được các trường đại học mở nhiều trong năm 2024

Trong những năm gần đây, ngành logistics Việt Nam đã có tốc độ phát triển nhanh và đạt được nhiều thành tích đáng kể. Tuy vậy, theo các chuyên gia, để ngành logistics tiếp tục phát triển mạnh và bền vững, chính quyền và doanh nghiệp cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng logistics. Bởi, việc cải thiện hạ tầng logistics sẽ giúp cung ứng sản phẩm nhanh, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho sự vận hành của toàn chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, bên cạnh những dấu hiệu tốt của ngành, trong khi hạ tầng logistics Việt Nam chưa thể bứt phá mạnh mẽ là bởi còn vướng nhiều cản trở từ chính sách, quy định. Những trở ngại này khiến quá trình triển khai, vận hành gặp nhiều khó khăn, thu hút đầu tư gặp hạn chế. Do đó, đi cùng với các chiến lược đổi mới, cải tiến hạ tầng logistics, việc có khung pháp lý vững chắc và kiểm soát pháp lý khi đầu tư, triển khai, vận hành hạ tầng logistics cũng cần được chú trọng.

Gỡ 'rào cản' để kịp 'xanh hóa' ngành logistics
Hạ tầng logistics vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển. Ảnh: B.Đ.T

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Chủ tịch danh dự Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam - cho hay, sự chuyển dịch chuỗi cung ứng, dịch bệnh, thiên tai,... cùng sự quan tâm về tính “xanh”, bền vững trong chính sách của nhiều quốc gia buộc các doanh nghiệp không chỉ phải đáp ứng tiêu chí xanh hóa sản xuất, mà còn phải xanh hóa toàn bộ chuỗi cung ứng, tiến đến mục tiêu “net zero”.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, yếu tố hạ tầng là một mắt xích quan trọng trong phát triển hệ thống logistics, do đó, cần có sự đầu tư một cách đồng bộ, chuyên nghiệp với hạng mục này.

“Hiện nay, việc phát triển hạ tầng logistics sở dĩ gặp nhiều rào cản là bởi gặp một số các vấn đề như chi phí cao, thủ tục hành chính phức tạp, thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao; phụ thuộc nhiều vào các tuyến đường biển quốc tế; thiếu sự liên kết giữa các cơ quan quản lý và sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực với nhau”, ông Trần Thanh Hải đánh giá.

Với các khó khăn này, ông Hải kiến nghị về phía Trung ương, các cơ quan ban ngành cần xây dựng các cơ chế phối hợp liên bộ, liên ngành chặt chẽ. Bản thân các tỉnh và khu vực cũng cần chủ động đánh giá quy hoạch một cách toàn diện, tham mưu và đề xuất chiến lược phát triển. Đồng thời, khuyến khích xây dựng phát triển các hiệp hội nhằm tạo lập mạng lưới liên kết, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng.

Luật sư Đặng Việt Anh - Giám đốc Công ty Luật TNHH ANHISA, Hòa giải viên Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) cho biết, các dịch vụ logistics thường bao gồm nhiều khâu khác nhau, trong đó, các vấn đề về kho bãi, chuyển phát, vận tải,... là những dịch vụ yêu cầu sự phát triển của hạ tầng.

Theo luật sư, vấn đề về quy hoạch là điểm quan trọng cần tính toán để phát huy được tính hiệu quả của cả hệ thống hạ tầng. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực logistics còn bao gồm nhiều loại bất động sản đặc biệt như giàn khoan ngoài biển, các kho chứa dầu thô, kho nổi chứa và giao nhận khí LNG,... cùng nhiều dịch vụ chuyên dụng và đắt đỏ khác. Do đó, không tránh khỏi những tranh chấp liên quan đến lĩnh vực này.

“Các tranh chấp xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong cả quá trình xây dựng và vận hành, như tranh chấp giữa các cổ đông và thành viên công ty; tranh chấp liên quan đến các tai nạn/sự cố trong lĩnh vực logistics; tranh chấp liên quan đến phá sản các doanh nghiệp logistics; tranh chấp do thiếu các dịch vụ logistics phụ trợ, với sự liên quan của nhiều bên, cả trong và ngoài nước”, Luật sư Đặng Việt Anh nhận định

Để hạn chế các tranh chấp này, luật sư khuyến cáo, trong toàn bộ quá trình giao dịch, để tránh phát sinh các tình huống bất lợi, các bên cần xây dựng điều khoản hợp đồng chặt chẽ và có giải pháp giải quyết phù hợp nếu phát sinh tranh chấp.

Gỡ 'rào cản' để kịp 'xanh hóa' ngành logistics
Logistics "xanh" là tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển bền vững của toàn ngành logistics. Ảnh: Nguyễn Ngọc

PGS. TS. Hồ Thị Thu Hòa - Viện Trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam, Trưởng Bộ môn Logistics và SCM (Trường Đại học Quốc Tế - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh) thông tin, tính đến tháng 2/2024, trên toàn cầu đã có 151/198 quốc gia đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 bao gồm 88% lượng khí thải toàn cầu. Do đó, phát triển logistics xanh không còn là xu hướng mà dần trở thành yêu cầu tất yếu đối với quốc gia, doanh nghiệp Việt Nam và đặt ra yêu cầu thay đổi cho nhiều ngành kinh tế.

“Logistics xanh sẽ giúp giảm lượng khí thải carbon, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, tiảm lãng phí, tuân thủ các quy tắc và quy định, nguồn cung ứng bền vững, tăng nhận thức của khách hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu”, PGS. TS. Hồ Thị Thu Hòa đánh giá.

Chuyên gia này cho biết, để phát triển logistics xanh, cần chú trọng vào 4 nền tảng cơ bản đó là hạ tầng và công nghệ; phát triển nguồn nhân lực; chủ hàng; nhà cung cấp dịch vụ logistics, dưới sự điều chỉnh và thúc đẩy khung pháp lý chính sách về “xanh hóa”.

Để “xanh hóa” thành công, PGS. TS. Hồ Thị Thu Hòa cho rằng, mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là nhân sự và ý thức của nhân sự đóng vai trò quyết định nhưng cơ sở hạ tầng lại là trợ lực đáng quan tâm, bởi lẽ, chỉ khi có kho bãi đạt tiêu chuẩn, áp dụng những tiến bộ khoa học, vận tải xanh,... quá trình “xanh hóa” mới được tối ưu nhất.

Do đó, để cải thiện cơ sở hạ tầng logistics trong thời gian tới, bà Hòa cho hay, cần nghiên cứu xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động logistics với mục tiêu phát triển bền vững; nâng cao tính gắn kết của 3 nhà: Nhà nước - Nhà doanh nghiệp - Nhà nghiên cứu đối với một số dự án phát triển xanh. Đồng thời, tăng cường và cải thiện cơ sở hạ tầng logistics (kho bãi và vận chuyển) theo hướng chuyên môn hóa các công đoạn,...

Về chuyển đổi logistics xanh, hiện nay, Chính phủ cũng đã có các chính sách ưu đãi, trong đó tập trung vào việc hỗ trợ doanh nghiệp logistics trong chuyển đổi phương tiện. Tức, khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi sang các phương tiện có lượng phát thải thấp và sử dụng chủ yếu là phương tiện vận tải bằng điện.

Cụ thể, Chính phủ đã có chính sách rất nổi bật như miễn lệ phí trước bạ trong 3 năm đầu tiên cho xe tải điện vận hành bằng pin và giảm 50% lệ phí trước bạ trong hai năm tiếp theo.

Ngoài ra, đối với vấn đề về hỗ trợ doanh nghiệp trong việc giảm tiết kiệm điện năng, Bộ Công Thương cũng có những dự án hỗ trợ doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình chuyển đổi tiết kiệm điện năng.

Hiện, Bộ Công Thương đang xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025 - 2035 và tầm nhìn đến 2045. Trong dự thảo chiến lược, vấn đề phát triển logistics xanh cũng là một trong những quan điểm hàng đầu.

Được biết, sau khi dự thảo được ban hành, dự kiến, Bộ cũng sẽ xây dựng chiến lược phát triển xanh cho riêng dịch vụ logistics. Trong đó sẽ tích hợp tất cả những vấn đề về điện năng, kết hợp các vấn đề về chuyển đổi phương thức vận tải sao cho xanh hóa, tận dụng những phương thức vận tải tối ưu hơn…

Nguyễn Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng số tại Trung Quốc sẽ giúp các nhà cung ứng Việt có thể bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng tại thị trường này.
Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Ukraine đứng đầu về thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam, chiếm 27,4% trong tổng lượng và chiếm 25,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Thời gian vừa qua, hàng Việt Nam đã được đẩy mạnh xuất khẩu thông qua nhiều hệ thống phân phối như Saigon Coop, AEON, Central Retail… và mang lại hiệu quả tốt.
Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Lũy kế trong 10 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 11.152 tấn hoa hồi với kim ngạch ước đạt 52,6 triệu USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Tính đến thời điểm giữa tháng 11/2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1674 tỷ USD. Toàn ngành xuất siêu 1,0218 tỷ USD.

Tin cùng chuyên mục

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Năm 2024, dự kiến, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước có thể đạt con số 800 tỷ USD, là con số kỷ lục từ trước đến nay.
Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Không chỉ nhiều ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ lực đã về đích sớm, thời điểm này, có những doanh nghiệp nhận được khoảng 60% đơn hàng của năm sau.
Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Sau những thành công từ lô vaccine AVAC ASF LIVE nhập khẩu hồi tháng 8/2024, dự kiến, tháng 12 này, Philippines sẽ tiếp tục nhập khẩu 1 lô hàng nữa từ AVAC.
Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

cuối năm 2025 cửa khẩu A Pa Chải (Điện Biên – Việt Nam) và Long Phú (Vân Nam – Trung Quốc) sẽ đi vào hoạt động
Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Xuất nhập khẩu đã đi qua gần hết năm 2024 với nhiều tín hiệu tích cực, tạo đà cho những mục tiêu mới của năm 2025.
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Hoa Kỳ giữ vững vị trí thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước ghi nhận mức tăng trưởng trung bình 16%/năm.
Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

10 tháng năm 2024, xuất khẩu dệt may tăng trưởng ở hầu hết các thị trường, đặc biệt FED mới đây giảm lãi suất kỳ vọng mang lại tác động tích cực hơn cho ngành.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương vừa ban hành thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về việc triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Theo thông từ Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 10 tháng/2024 đạt 647,91 tỷ USD, tăng 15,8%, tương ứng tăng 88,61 tỷ USD...
Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón sang thị trường Hàn Quốc đạt 164.334 tấn, với gần 66,85 triệu USD, tăng 174,5% về lượng và tăng 192,7% về kim ngạch so cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

10 tháng năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt hơn 2,09 triệu tấn, trị giá hơn 955 triệu USD, giảm 12,7% về lượng và giảm 7% về trị giá so với cùng kỳ.
Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ tổ chức đoàn xúc tiến thương mại gạo sang thị trường Trung Quốc nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường này.
Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

4 yếu tố để phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Hạ tầng logistics, khung pháp lý, chính sách ưu đãi; tiêu chuẩn môi trường và chuyển đổi số.
Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 335,59 tỷ USD. Hiện, Bộ Công Thương và các doanh nghiệp đang dồn lực trong chặng đường về đích.
Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

9 tháng năm 2024, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm của Việt Nam đạt 594,8 triệu USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Với kim ngạch 335,59 tỷ USD, xuất khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nền kinh tế hàng đầu trong khu vực châu Á.
Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam mong muốn được các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài hỗ trợ thông tin để mở rộng thị trường xuất khẩu.
Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

10 tháng năm 2024, nhập khẩu hạt điều cán mốc hơn 2,3 triệu tấn, trị giá hơn 2,89 tỷ USD, giảm 8,5% về lượng và giảm 1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Sầu riêng đang được cho là 'át chủ bài' của rau quả xuất khẩu, trong đó, Trung Quốc là thị trường trọng yếu. Tuy nhiên, bức tranh không chỉ 1 'màu hồng'.
Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ mang lại cả cơ hội và thách thức cho thủy sản Việt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động