Thương mại điện tử 'mở đường' cho doanh nghiệp nữ Việt Nam

Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp nữ Việt Nam mở rộng thị trường EU, nâng cao năng lực xuất khẩu và gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử chịu phí ra sao? Cơ hội thực chiến thương mại điện tử cho doanh nghiệp Việt Hàng thương mại điện tử phải chịu thuế: Giá có tăng? Tuyển sinh 2025: Ngành thương mại điện tử tiếp tục ‘hot’
Nhiều dư địa để doanh nghiệp nhỏ phát triển tại EU

Sáng 18/3, Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương đã phối hợp với Chương trình SheTrades của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC SheTrades) khởi động khóa đào tạo trực tuyến "Xúc tiến xuất khẩu trực tuyến sang thị trường EU thông qua sàn thương mại điện tử cho doanh nghiệp nữ tại Việt Nam".

Phát biểu khai mạc khoá đào tạo, ông Nguyễn Thành Dương - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin và Chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, cho biết sau khi khởi động dự án, các chương trình đào tạo chuyên sâu sẽ tiếp tục được triển khai. Đặc biệt, một gói hỗ trợ miễn phí sẽ được dành cho 32 doanh nghiệp nữ làm chủ để tham gia nền tảng Alibaba trong vòng một năm. Hiện tại, quá trình xét duyệt và hoàn tất thủ tục với SheTrades đang được tiến hành, dự kiến đến cuối tháng 4 sẽ công bố danh sách các doanh nghiệp được chọn.

Khóa đào tạo không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận với các xu hướng thương mại điện tử mới mà còn mang lại những kiến thức thực tế về cách mở rộng thị trường, đặc biệt là vào EU - một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Thương mại điện tử 'mở đường' cho doanh nghiệp nữ Việt Nam
Khoá đào tạo diễn ra dưới hình thức trực tuyến. Ảnh chụp màn hình.

Trong phiên đào tạo đầu tiên, bà Nguyễn Xuân Hải Yến – Phó Giám đốc Công ty Proline Việt Nam đã giới thiệu tổng quan về thương mại điện tử xuyên biên giới và quy định xuất khẩu, thủ tục hải quan. Bên cạnh đó, Phó Giám đốc Công ty Proline Việt Nam cũng chia sẻ về tiềm năng của thị trường EU đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Theo bà Nguyễn Xuân Hải Yến, số liệu từ Cục Thống kê cho thấy, xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2024 đạt kỷ lục, với kim ngạch xuất khẩu lên tới gần 800 tỷ USD. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ chỉ chiếm khoảng 22% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cho thấy vẫn còn nhiều dư địa để mở rộng và phát triển.

Cơ hội thâm nhập thị trường EU qua thương mại điện tử

EU là một trong những thị trường đối tác lớn nhất của Việt Nam. Hiện nay, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU rất đa dạng, từ nông sản, thực phẩm chế biến đến các mặt hàng công nghiệp và dệt may. Một số sản phẩm chủ lực có thể kể đến như máy vi tính, sản phẩm điện tử, điện thoại và linh kiện, với kim ngạch xuất khẩu hàng chục tỷ USD mỗi năm. Đối với lĩnh vực dệt may và giày dép, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia xuất khẩu lớn nhất vào EU, tập trung chủ yếu vào thị trường Đức, Pháp và Tây Ban Nha.

Bên cạnh đó, EU cũng là thị trường tiêu thụ nông sản quan trọng của Việt Nam. Cà phê Việt Nam hiện chiếm khoảng 16% tổng thị phần tại khu vực này, trong khi các mặt hàng như hạt điều, gạo và trái cây nhiệt đới cũng có nhu cầu cao. Đối với thủy sản, cá tra và tôm đông lạnh là hai sản phẩm xuất khẩu chính, với các thị trường tiêu thụ lớn như Hà Lan, Đức và Bỉ.

Thương mại điện tử 'mở đường' cho doanh nghiệp nữ Việt Nam
Phiên đào tạo đầu tiên với nội dung giới thiệu về thương mại điện tử xuyên biên giới. Ảnh: Cục Xúc tiến thương mại.

Tại phiên đào tạo, các doanh nghiệp tham dự cũng đặt ra các câu hỏi liên quan đến tiềm năng, tính cạnh tranh của sản phẩm cũng như các chính sách của các nền tảng thương mại điện tử để tiêu thị hàng hoá tại thị trường EU.

Đại diện hộ kinh doanh Yến sào và Mật hoa thốt nốt Chân Phương bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề đăng ký mã số quản lý cơ sở thực phẩm và khai báo xuất nhập khẩu tại thị trường Châu Âu. "Qua Mỹ thì đăng ký với FDA để có mã số FDA. Qua Châu Âu thì đăng ký với tổ chức nào?", đại diện hộ kinh doanh đặt câu hỏi với vị diễn giả.

Với tiềm năng rộng mở, thương mại điện tử đang trở thành một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nữ làm chủ, mở rộng thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh. Thông qua khóa đào tạo lần này, các doanh nghiệp không chỉ có cơ hội tiếp cận với nền tảng thương mại điện tử mà còn được hướng dẫn cụ thể về cách thức vận hành, tiếp cận khách hàng và tối ưu hóa chiến lược xuất khẩu. Đây sẽ là một bước đi quan trọng để các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tối đa lợi thế của mình, gia tăng sự hiện diện trên thị trường quốc tế và khẳng định vị thế trên bản đồ thương mại toàn cầu.

Phiên thứ 2 của khoá đào tạo sẽ diễn ra vào chiều ngày 18/3/2025. Báo Công Thương sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về chương trình.

Tiếp nối sự thành công của Lễ khởi động Dự án “Thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Châu Âu thông qua nền tảng thương mại điện tử dành cho các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam”, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Chương trình SheTrades của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC SheTrades) tổ chức khóa đào tạo trực tuyến “Xúc tiến xuất khẩu trực tuyến sang thị trường EU thông qua sàn thương mại điện tử cho doanh nghiệp nữ tại Việt Nam” nhằm nâng cao kinh nghiệm và kiến thức về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp.
Minh Trang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cục Xúc tiến thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương hiệu quốc gia là tài sản chiến lược trong tiến trình hội nhập

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương hiệu quốc gia là tài sản chiến lược trong tiến trình hội nhập

Tuần lễ Thương hiệu quốc gia được Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan và địa phương trên cả nước tổ chức, khai mạc vào sáng 16/4 tại Hà Nội.
Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Hiệp định EVFTA đã, đang và sẽ giúp hàng Việt Nam chinh phục thị trường Áo trong bối cảnh cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như hiện nay.
Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Xuất khẩu rau, quả quý I giảm 2 con số. Cùng với kiểm soát chặt chất lượng, chọn đi cửa ngách, trồng trái vụ, kỳ vọng xuất khẩu rau, quả đạt mục tiêu đặt ra.
Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải tiên phong, làm chủ công nghệ

Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải tiên phong, làm chủ công nghệ

Với chủ đề "Thương hiệu Quốc gia Việt Nam: Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo" là động lực để các doanh nghiệp nỗ lực xây dựng thương hiệu mạnh trên trường quốc tế.
Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục tạo thuận lợi sớm thành lập thêm các Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hải Khẩu (Hải Nam) và các địa phương liên quan.
Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký các Nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc.
Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Quý I/2025, dệt may tiếp tục đứng trong nhóm ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD, một số doanh nghiệp đạt doanh thu tốt ngay quý đầu tiên của năm.
Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Hội thảo khoa học kết hợp triển lãm thương mại Beauty Summit 2025 với quy mô hơn 250 gian hàng sẽ là cơ hội xúc tiến thương mại trong ngành làm đẹp.
Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm để chống hàng giả

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm để chống hàng giả

Theo các chuyên gia, để đối phó với hàng giả, hàng nhái trên thị trường, công nghệ truy xuất nguồn gốc được xem là tối ưu trong bối cảnh hiện nay.
Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa tiềm năng công nghệ và khả năng ứng dụng thực tế, Lazada đã nâng cấp hệ sinh thái AI bằng 3 tính năng GenAI mới.
Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam, Bộ Công Thương ký thỏa thuận hợp tác với bộ, ngành, địa phương Trung Quốc.
Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Thương mại điện tử bùng nổ khiến các cửa hàng truyền thống vắng khách. Đóng cửa hay chuyển sang kinh doanh online... là giải pháp để cửa hàng bán lẻ thích nghi.
Kinh tế quý I/2025: Khi địa phương vẽ lại bản đồ tăng trưởng

Kinh tế quý I/2025: Khi địa phương vẽ lại bản đồ tăng trưởng

Tăng trưởng kinh tế quý I của nhiều địa phương đã vượt kịch bản đề ra từ đầu năm, tạo đà cho việc hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2025.
Quảng bá sản phẩm

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Dự án 'Tinh hoa Việt chung sức' trên Shopee Live sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân địa phương tiếp tục quảng bá các sản phẩm made in Vietnam' chất lượng, đa dạng
Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Hợp tác kinh tế, thương mại là điểm sáng trong tổng thể quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Quan hệ hợp tác ngày càng thực chất và hiệu quả tới các cấp địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp xúc tiến nhằm thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc.
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Chuyên gia khuyến nghị gì?

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Chuyên gia khuyến nghị gì?

Ưu tiên thúc đẩy, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên là nhiệm vụ được Chính phủ đặt ra. Nhiều giải pháp đã được chuyên gia hiến kế.
Phát triển chuỗi sản phẩm từ muối Tuyết Diêm, Phú Yên

Phát triển chuỗi sản phẩm từ muối Tuyết Diêm, Phú Yên

Việc mở rộng chuỗi sản phẩm muối Tuyết Diêm không chỉ đa dạng hoá thị trường tiêu thụ mà còn tạo công ăn việc làm cho bà con trên địa bàn.
Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines gặp áp lực cạnh tranh

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines gặp áp lực cạnh tranh

Philippines sẽ là quốc gia nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới trong năm 2025. Đây là cơ hội rất lớn cho xuất khẩu gạo Việt Nam, song sức ép cũng vô cùng lớn.
Mỹ miễn áp thuế loạt thiết bị điện tử: Tin vui cho chuỗi cung ứng

Mỹ miễn áp thuế loạt thiết bị điện tử: Tin vui cho chuỗi cung ứng

Ngày 12/4, Tổng thống Trump vừa ban hành quyết định miễn thuế đối ứng cho hàng loạt thiết bị điện tử, tín hiệu tích cực cho ngành công nghệ và người tiêu dùng.
KOL vươn ra toàn cầu, còn luật thì ở đâu?

KOL vươn ra toàn cầu, còn luật thì ở đâu?

Trong bối cảnh thương mại điện tử xuyên biên giới, hoạt động của KOL đang vượt khỏi khung pháp lý hiện hành, đặt ra loạt thách thức mới cho quản lý nhà nước.
Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Trong 3 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hình qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt hơn 17,8 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ.
EU kết luận điều tra thuế thép cán nóng từ Việt Nam

EU kết luận điều tra thuế thép cán nóng từ Việt Nam

Theo Cục Phòng vệ thương mại, EU đã ban hành thông báo kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu từ Việt Nam.
Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Trong bối cảnh thương mại điện tử bùng nổ và trở thành trụ cột của nền kinh tế số, Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp bách phải xây dựng một khung pháp lý.
Mobile VerionPhiên bản di động