Doanh nghiệp gỗ tận dụng EVFTA tiến sâu vào thị trường EU

Doanh nghiệp gỗ Việt Nam đã tận dụng được những ưu đãi từ Hiệp định EVFTA mang đến để duy trì và tăng trưởng sản phẩm gỗ sang thị trường EU.
Doanh nghiệp gỗ xúc tiến tìm đơn hàng qua hội chợ Doanh nghiệp gỗ tăng quảng bá, tham gia triển lãm để tìm kiếm khách hàng Thu hẹp đà giảm, nhiều doanh nghiệp gỗ có đơn hàng đến hết quý I/2024

Gỗ và sản phẩm từ gỗ là một trong các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam sang EU, sau 3 năm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, về những kết quả đạt được và cả những thách thức trong bối cảnh mới, ông Ngô Sỹ Hoài – Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã có những trao đổi với Báo Công Thương.

Xin ông chia sẻ về kết quả tận dụng EVFTA của doanh nghiệp gỗ trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường EU?

Cùng với một số thị trường lớn khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, EU là một trong 5 thị trường top đầu của sản phẩm gỗ Việt Nam. Tôi đặc biệt nhấn mạnh hiệu ứng lan toả của thị trường EU, bởi EU là thị trường của các khối quốc gia có rất nhiều yêu cầu khó tính, kĩ tính đối với sản phẩm gỗ, sản phẩm gỗ có liên quan tới bộ phận rất quan trọng của môi trường sống là rừng.

Doanh nghiệp gỗ tận dụng EVFTA tiến sâu vào thị trường EU
Ông Ngô Sỹ Hoài – Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam

Trong 3 năm qua, kể từ khi hai bên ký hiệp định EVFTA, doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tận dụng được những ưu đãi từ hiệp định này mang đến để có thể duy trì, tăng trưởng sản phẩm gỗ sang thị trường EU. Cụ thể, năm 2022, mặc dù điều kiện rất khó khăn, chúng ta đã xuất khẩu sang EU gần 700 triệu USD sản phẩm gỗ. Điều quan trọng, sản phẩm gỗ chúng ta xuất sang thị trường EU hầu hết thuộc nhóm có giá trị gia tăng cao, đó là đồ mộc nội, ngoại thất. Mặc dù những năm gần đây, EU liên tục có những quy định, chế tài với sản phẩm gỗ nhưng các doanh nghiệp của chúng ta đã vượt qua và duy trì được thị trường này.

Hiện nay, đầu tư qua lại hai chiều, do có hiệp định EVFTA nên có rất nhiều doanh nghiệp châu Âu đã mang công nghệ, thiết bị sang để đầu tư ở Việt Nam và các doanh nghiệp của chúng ta cũng tận dụng tương tác qua lại giữa hai bên.

Bên cạnh đòi hỏi chất lượng sản phẩm, hiện một số quy định, chính sách của thị trường EU như về chống phá rừng, bảo vệ môi trường đang là thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp gỗ. Vậy quá trình đáp ứng các đòi hỏi này ngành gỗ đã gặp khó khăn ra sao, sự hỗ trợ từ các bộ, ngành đã như kỳ vọng?

EU là tập hợp của các quốc gia có yêu cầu cao, khắt khe, khó tính với những sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này. Đối với sản phẩm gỗ, sản phẩm có nguyên liệu liên quan đến rừng nên được nội soi rất kỹ.

Ngoài ra, Việt Nam và EU ký kết Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) để tăng cường thực hành pháp luật trong lâm nghiệp, quản trị rừng, thương mại gỗ một các bền vững. Việt Nam bắt đầu triển khai hiệp định này từ năm 2018. Đối với xuất khẩu, chúng ta cũng đang tích cực chuẩn bị để có thể cấp phép về tăng cường thực hành pháp luật quản trị rừng và thương mại gỗ bền vững vào thị trường EU, dự kiến chúng ta có thể bắt đầu từ năm 2025.

Gần đây, EU đã thông qua quy định về không gây mất và suy thoái rừng với mong muốn các nước chế biến và thương mại sản phẩm gỗ một các có trách nhiệm, không thiệt hại đến rừng. Nếu chuẩn bị tốt và có thể sẵn sàng thực thi quy định này, tôi nghĩ ngoài thách thức phải vượt qua, chúng ta lại tận dụng được cơ hội. Nếu chúng ta kiên quyết thực hiện, chắc chắn sẽ làm được, các doanh nghiệp Việt Nam khi bị dồn đến tình thế không lùi được thì tỏ ra rất có năng lực thích ứng.

Khó khăn có rất nhiều, nguyên liệu gỗ của chúng ta đang được hơn 1 triệu hộ nông dân gây trồng ở rất nhiều vùng miền khác nhau. Ngoài ra, nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp gỗ là gỗ cao su chủ yếu do bà con nông dân phát triển theo hình thức tiểu điền, quy mô nhỏ. Chuỗi cung ứng của nguyên liệu, sản phẩm gỗ khá phức tạp nhưng với sự quan tâm của các chủ thể các nhau như: Cơ quan chính phủ, hiệp hội, doanh nghiệp, bà con nông dân thì chắc chắn chúng ta sẽ thực hiện được...

Hiện nay, chúng tôi đang tích cực trao đổi với các tổ chức của EU, đề nghị EU có trợ giúp về kỹ thuật để trang bị công cụ, nền tảng kỹ thuật số để hai bên có thể thực hiện thuận lợi. Bởi vì, quy định sau này của EU là quy định tiền kiểm, trước khi muốn đưa một lô gỗ vào thị trường này, chúng ta phải cung cấp rất nhiều thông tin.

Thứ nhất, thể hiện chúng ta đã thể hiện trách nhiệm giải trình nghiêm chỉnh. Thứ hai, phải cung cấp bằng được thông tin về tọa độ địa lý nơi khai thác nguyên liệu đưa vào chế biến, đảm bảo rằng kể từ 31/12/2020, nguyên liệu này hoàn toàn không có tác động xấu đến rừng và không làm suy thoái rừng.

Tôi muốn nhấn mạnh, trong thương mại quốc tế vừa có thách thức vừa có khó khăn vừa có cơ hội và tôi tin rằng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ cố gắng để đáp ứng đòi hỏi mặc dù nó rất khắt khe, khó thực hiện nhưng sẽ đạt được để chúng ta có thể tăng cường kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này. Đây là thị trường sẽ có lan tỏa nếu chúng ta tuân thủ được quy định mới của EU, chắc chắn nhiều thị trường khác họ cũng nhìn theo và những yêu cầu về gỗ hợp pháp, không gây mất rừng, suy thoái rừng, tăng trưởng xanh, thương mại xanh, kinh tế xanh chắc chắn là yêu cầu không thể nào ngược mà các thị trường khác cũng sẽ tiếp bước theo thị trường EU để có thể thực hiện những yêu cầu đó.

Về phía Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ông có thể cho biết một số định hướng phát triển hệ sinh thái, gia tăng chuỗi giá trị nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU của ngành gỗ cũng như có kiến nghị gì về cơ chế, chính sách từ cơ quan quản lý để doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các ưu đãi của EVFTA?

Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam không chỉ riêng với thị trường EU mà với tất cả thị trường khác với tư cách là một tổ chức đại diện cho tiếng nói của doanh nghiệp trong ngành gỗ, cũng đã và đang làm những việc chúng tôi cho là hiệp hội cần làm.

Thông qua những việc làm đó chúng tôi có thể đồng hành với doanh nghiệp hội viên và nâng cao chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp gỗ cụ thể là tăng cường vận động chính sách, tư vấn chính sách. Khuôn khổ pháp lý, thể chế của chúng ta trong những năm gần đây đã được cải tiến nhiều nhưng vẫn còn những vấn đề có thể cải thiện tốt hơn. Đặc biệt là làm sao để các doanh nghiệp có thể tuân thủ pháp luật với chi phí thấp nhất.

Cùng với đó, chúng tôi tăng cường năng lực thực thi trách nhiệm giải trình, tăng cường năng lực quản trị doanh nghiệp, tăng cường năng lực phòng vệ thương mại của các doanh nghiệp hội viên.

Về phòng vệ thương mại chúng tôi thấy cần phải tập huấn, nâng cao năng lực từng doanh nghiệp. Hoạt động khác đó là tăng cường xúc tiến thương mại vì chúng ta chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa chú ý nhiều đến việc tiếp thị để đi xa hơn. Do đó, chúng ta cần tăng cường xúc tiến thương mại như mời đối tác đến Việt Nam cũng như tham dự hội chợ, triển làm nước ngoài, tăng cường xây dựng thương hiệu, thiết kế, tăng cường phần Việt Nam được hưởng trong các sản phẩm đó.

Tiếp theo là truyền thông đối ngoại để tăng cường nhận thức để các chủ thể trong chuỗi cung ứng sản phẩm gỗ nhận thức được yêu cầu pháp luật, cam kết đã làm với các đối tác bên ngoài. Chúng tôi mong rằng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Đại sứ quán của chúng ta ở nước ngoài cùng hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam có được thông điệp mạnh mẽ rằng Việt Nam là một quốc gia kiên quyết tuân thủ những quy định pháp luật dù có khó khăn đến mấy của các thị trường lớn.

Hoạt động nữa nhằm nâng cao hiệu quả của ngành công nghiệp gỗ là tăng cường liên kết với các chủ thể khác nhau trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là liên kết giữa doanh nghiệp đầu chuỗi với người nông dân...

Xin cảm ơn ông!

Hà Hương (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định EVFTA

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU

Doanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU

Doanh nghiệp Việt Nam đã thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU (EUDR), đặc biệt là việc nâng cao tính minh bạch trong chuỗi cung ứng
Tọa đàm

Tọa đàm 'Quy định chống phá rừng của EU - Doanh nghiệp chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi?'

Sáng ngày 14/11, Báo Công Thương sẽ tổ chức toạ đàm 'Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) – Doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi”
Hệ sinh thái tận dụng các FTA: Chiến lược phát triển bền vững cho ngành thủy sản

Hệ sinh thái tận dụng các FTA: Chiến lược phát triển bền vững cho ngành thủy sản

Thành công của hệ sinh thái tận dụng FTA trong ngành thủy sản sẽ góp phần quan trọng vào việc hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững và minh bạch.
Hệ sinh thái tận dụng FTA - giải pháp để xuất khẩu điều thoát

Hệ sinh thái tận dụng FTA - giải pháp để xuất khẩu điều thoát 'kiếp gia công', tăng giá trị

Mô hình hệ sinh thái tận dụng FTA cho ngành điều sẽ góp phần xóa bỏ những lực cản lớn nhất cho sự phát triển bền vững của ngành chế biến, xuất khẩu điều nhân.
Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA

Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA

Xây dựng mô hình hệ sinh thái ngành thủy sản được coi là ‘chìa khóa’ để giải ‘bài toán' gia tăng cơ hội tận dụng ưu đãi từ các FTA.

Tin cùng chuyên mục

Hiệp định EVFTA -

Hiệp định EVFTA - 'chất xúc tác' quan trọng nâng thương mại Việt Nam - Hà Lan lên 15 tỷ USD

Việt Nam - Hà Lan cần tận dụng tốt hơn cơ hội từ Hiệp định EVFTA, tăng cường mở cửa thị trường, sớm nâng kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam và EU có nhiều điều kiện để hợp tác kinh tế, thương mại vững chắc

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam và EU có nhiều điều kiện để hợp tác kinh tế, thương mại vững chắc

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long, Việt Nam - EU đứng trước nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trên nền tảng vững chắc.
Hệ sinh thái FTA - động lực và nền tảng vững chắc hơn cho xuất khẩu da giày

Hệ sinh thái FTA - động lực và nền tảng vững chắc hơn cho xuất khẩu da giày

Nếu thành công, hệ sinh thái FTA cho ngành da giày sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tối đa các lợi ích từ FTA và tạo nền tảng vững chắc cho ngành da giày.
Tuân thủ các quy định SPS trong Hiệp định EVFTA

Tuân thủ các quy định SPS trong Hiệp định EVFTA

Minh bạch về thông tin, chất lượng là một trong những đòi hỏi hàng đầu khi xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm vào thị trường EVFTA.
Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Hiệp định EVFTA đã và đang tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho ngành da giày Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc quá mức vào một thị trường.
Tận dụng EVFTA, xuất khẩu da giày tăng tốc vào EU

Tận dụng EVFTA, xuất khẩu da giày tăng tốc vào EU

Xuất khẩu da giày đã tận dụng tốt lợi thế từ thị trường EVFTA. Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, kim ngạch xuất khẩu cả năm 2024 dự báo sẽ đạt khoảng 27 tỷ USD.
Hiệp định EVFTA giúp hàng Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh, tăng thị phần tại Thụy Điển

Hiệp định EVFTA giúp hàng Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh, tăng thị phần tại Thụy Điển

Hiệp định EVFTA đã và đang giúp các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được hưởng lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu sang thị trường Thụy Điển.
Hiệp định EVFTA thúc đẩy thu hút đầu tư từ EU vào Việt Nam

Hiệp định EVFTA thúc đẩy thu hút đầu tư từ EU vào Việt Nam

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã thúc đẩy, tạo động lực để các nhà đầu tư EU tiếp cận và mở rộng đầu tư ở Việt Nam.
Hiệp định EVFTA - khơi thông dòng chảy cho hàng Việt Nam vào thị trường Pháp

Hiệp định EVFTA - khơi thông dòng chảy cho hàng Việt Nam vào thị trường Pháp

Hiệp định EVFTA đã và đang giúp hàng hóa Việt Nam củng cố vị thế tại thị trường châu Âu, đồng thời mở rộng cánh cửa cho hàng Việt Nam vào thị trường Pháp.
Các cam kết từ EVFTA: Động lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam

Các cam kết từ EVFTA: Động lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam

Hiệp định EVFTA đã và đang góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam về chuyển đổi số, thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử giữa EU và Việt Nam.

'Xanh hóa' để làm chủ cuộc chơi trong hiệp định EVFTA

Trong lộ trình thực thi EVFTA, những lợi thế về xuất khẩu đã phần nào bị ảnh hưởng bởi EU đang áp dụng nhiều hơn các tiêu chuẩn cao về môi trường.
Ngành dệt may giải bài toán xuất xứ hàng hoá trong hiệp định EVFTA

Ngành dệt may giải bài toán xuất xứ hàng hoá trong hiệp định EVFTA

Ưu đãi chỉ đến khi các nhà xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng được các quy định trong EVFTA, trong đó quan trọng hàng đầu là quy định về xuất xứ hàng hóa.
Hiệp định EVFTA: Thu hút đầu tư, tạo sức bật cho doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Hiệp định EVFTA: Thu hút đầu tư, tạo sức bật cho doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Không chỉ thúc đẩy xuất khẩu mà Việt Nam còn phải thúc đẩy nhập khẩu, thu hút đầu tư từ EU để tạo sức bật cho doanh nghiệp tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
"Đường cao tốc" để nông sản Việt chinh phục thị trường EU

"Đường cao tốc" để nông sản Việt chinh phục thị trường EU

Thực thi Hiệp định EVFTA đã tạo ra cơ hội mới cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào EU, trong đó có nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản…
4 năm thực thi Hiệp định EVFTA: Hợp tác thương mại Việt Nam - EU vươn lên tầm cao mới

4 năm thực thi Hiệp định EVFTA: Hợp tác thương mại Việt Nam - EU vươn lên tầm cao mới

Sau 4 năm thực thi, Hiệp định EVFTA đem lại những kết quả tích cực: Mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ hiện đại.
Thực thi hiệu quả EVFTA, tạo xung lực mới trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Italia

Thực thi hiệu quả EVFTA, tạo xung lực mới trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Italia

Việt Nam-Italia sẽ chú trọng thực thi Hiệp định EVFTA bằng những chương trình hành động cụ thể, tạo bước ngoặt quan trọng và xung lực mới trong hợp tác kinh tế.
Xuất khẩu sang các thị trường có FTA phục hồi, tăng trưởng tích cực

Xuất khẩu sang các thị trường có FTA phục hồi, tăng trưởng tích cực

5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường có Hiệp định thương mại tự do (FTA) đều có sự phục hồi và tăng trưởng tích cực.
Việt Nam là một trong 3 điểm đến hàng đầu của doanh nghiệp EU

Việt Nam là một trong 3 điểm đến hàng đầu của doanh nghiệp EU

Sau hơn 3 năm thực thi EVFTA, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng gần 50%, đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại đứng đầu trong các nước ASEAN.
EuroCham: Hiệp định EVFTA thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam - EU

EuroCham: Hiệp định EVFTA thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam - EU

EuroCham đánh giá, hoạt động thương mại của Việt Nam với Liên minh châu Âu đã tăng trưởng mạnh mẽ sau khi Hiệp định EVFTA được thực thi.
Hàng Việt Nam ngày càng rộng cửa xuất khẩu sang Hungary nhờ Hiệp định EVFTA

Hàng Việt Nam ngày càng rộng cửa xuất khẩu sang Hungary nhờ Hiệp định EVFTA

Tận dụng được lợi thế của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (Hiệp định EVFTA), hàng Việt Nam ngày càng rộng cửa tại thị trường Hungary.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động