Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 24/7: Xuất khẩu gạo lạc quan nhờ hưởng lợi từ EVFTA
Công Thương 24h 24/07/2022 11:41 Theo dõi Congthuong.vn trên
Liên quan đến xuất khẩu gạo, tờ Lao động có bài: Xuất khẩu gạo Việt Nam nhiều lạc quan nhờ hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA.
Theo bài báo, Hiệp định EVFTA đã mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt Nam tại các thị trường lớn, tạo lợi thế cạnh tranh cho gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Bằng chứng là trong hơn 6,5 tháng qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang dẫn đầu và ổn định ở mức khá cao, cao nhất trong nhóm 4 nước xuất khẩu gạo truyền thống là Việt Nam, Thái Lan, Pakistan và Ấn Độ.
![]() |
Gạo Việt tại các thị trường lớn đang có thế cạnh tranh hơn so với gạo các nước Ấn Độ, Thái Lan |
“Xuất khẩu gạo Việt tại các thị trường lớn đang có thế cạnh tranh hơn so với gạo các nước Ấn Độ, Thái Lan. Trong năm 2022, gạo Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là Hiệp định EVFTA” - ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, nhận định.
Tờ Đầu tư ngày 24/7 có bài: Thương mại Việt Nam – Trung Quốc đạt 87,3 tỷ USD. Bài báo dẫn thông tin từ Tổng cục Hải quan cho biết, thương mại 2 chiều Việt Nam - Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2022 đạt 87,3 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 26,17 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2021 (tương đương tăng hơn 1,6 tỷ USD) và nhập khẩu từ Trung Quốc lên đến 61,12 tỷ USD, tăng 14,63% (tương đương tăng 7,8 tỷ USD).
Quy mô và tốc độ tăng trưởng nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu khiến mức nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc cũng tăng từ gần 29 tỷ USD của 6 tháng đầu năm 2021 lên xấp xỉ 35 tỷ USD trong nửa đầu năm nay.
Trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với khu vực châu Á 6 tháng qua đạt 239,45 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2021, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (64,5%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước. Trong đó, thương mại 2 chiều với Trung Quốc ở vị trí dẫn đầu.
Liên quan đến trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang Đức nghi có chứa ethylene oxide (EO), báo Tuổi trẻ ngày 24/7 có bài: Chất cấm EO: EU cảnh báo, Việt Nam chưa có quy định.
Bài báo dẫn thông tin của đại diện Vụ Khoa học công nghệ (Bộ Công Thương), cho biết: Vẫn tiếp tục rà soát thông tin liên quan việc Đức, Ba Lan, Malta gửi cảnh báo, thu hồi hoặc trả lại sản phẩm do vi phạm quy định về an toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu (EU).
Theo Bộ Công Thương, đây không phải là lần đầu tiên các sản phẩm thực phẩm ăn liền được sản xuất tại Việt Nam phát hiện có chứa chất cấm. Trước thông tin các sản phẩm của Việt Nam tiếp tục bị cảnh báo, Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị chức năng tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm chế biến bột, nâng cao các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm, vượt qua rào cản kỹ thuật và các biện pháp phòng vệ thương mại.
Tờ Người lao động cũng có bài, EU cảnh báo mì ăn liền Việt Nam, Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp.
Theo bài báo, liên quan đến vụ việc này, Bộ Công Thương đã thành lập Tổ công tác kiểm tra các dây chuyền sản xuất và giám sát chủ động trên diện rộng với 3 nhóm sản phẩm mì ăn liền tại Việt Nam bao gồm: Nhóm sản phẩm tiêu thụ ở thị trường trong nước, nhóm sản phẩm nhập khẩu và nhóm sản phẩm xuất khẩu. Những lô hàng xuất sau ngày 17-2 đến nay được kiểm soát EO chưa có lô hàng nào bị trả lại
Bộ Công Thương tiếp tục khuyến cáo các doanh nghiệp, để tránh vi phạm các quy định của các thị trường dự kiến xuất khẩu sản phẩm, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị, tìm hiểu thị trường, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến các biện pháp kỹ thuật của từng thị trường để đảm bảo tuân thủ đầy đủ trước khi tiến hành xuất khẩu hàng hóa.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Từ vụ học sinh hành hung giáo viên ở Tuyên Quang: Cần tìm lại giá trị "tôn sư trọng đạo"

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 8/12/2023: Giá vàng thế giới tiếp tục tăng; giá trong nước biến động nhẹ

Ngày này năm xưa 8/12: Thi hành pháp lệnh xuất nhập khẩu hàng hóa

Miễn Giấy phép xây dựng cho công trình 25 tầng: Đừng "cầm đèn chạy trước ô tô"!

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 7/12/2023: Giá vàng nhẫn hôm nay đi xuống, vàng SJC đi ngang
Tin cùng chuyên mục

Xử phạt trong lĩnh vực đất đai và khoáng sản; Kinh doanh mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Ngày này năm xưa 7/12: Bộ Công Thương ban hành Quy chế về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ

Hàng trăm cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công Thương tham gia Ngày hội hiến máu 2023

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 6/12/2023: Giá vàng biến động không ngừng; đồng USD tăng sát mốc 104

Ngày này năm xưa 6/12: Ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Tăng giá trần vé máy bay sẽ tác động tới các hãng hàng không và người dân thế nào?

Kinh doanh theo trend: Vòng xoáy của những trào lưu "sớm nở chóng tàn"

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 5/12/2023: Giá vàng thế giới giảm mạnh, trong nước đủng đỉnh

Ngày này năm xưa 5/12: Ban hành quy định quản lý website thương mại điện tử; khai mạc Sea Games 22

Cần nâng cao văn hóa ứng xử với bạn bè, thầy cô trên giảng đường

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 4/12/2023: Giá vàng trong nước vẫn cao; giá xăng dầu có thể đi xuống

Ngày này năm xưa 4/12: Công bố Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 3/12/2023: Giá vàng trong nước lại tăng mạnh; đồng USD giảm

Điểm tin Công Thương–Pháp luật 3/12: Hoãn xuất cảnh giám đốc, phạt, cưỡng chế và truy thu một số doanh nghiệp nợ thuế

Ngày này năm xưa 3/12: Quốc hội thông qua Luật Cạnh tranh, Luật Điện lực; Ngày Quốc tế người khuyết tật

Câu chuyện xe buýt điện và lộ trình “xanh hóa”

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 2/12/2023: Giá vàng thế giới chạm mốc cao nhất

Ngày này năm xưa 2/12: Phê duyệt danh mục nhà máy điện phối hợp vận hành với nhà máy điện lớn

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 1/12/2023: Giá vàng trong nước có thể lên 77 triệu đồng/lượng
