Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 22/7: Vai trò của quỹ bình ổn xăng dầu
Công Thương và công luận Thứ sáu, 22/07/2022 - 11:34 Theo dõi Congthuong.vn trên
Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 20/7: Khả năng giá xăng giảm tới 3.000 đồng/lít Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 21/7: Kiểm soát kinh doanh xăng dầu |
Chủ đề xuất nhập khẩu tiếp tục là chủ đề được nhiều báo quan tâm. Báo Đầu tư có bài: “Xuất nhập khẩu vượt 400 tỷ USD”. Theo số liệu Tổng cục Hải quan vừa công bố, từ đầu năm đến 15/7, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 403 tỷ USD. Riêng 15 ngày đầu tháng 7, xuất khẩu đạt gần 14,3 tỷ USD, qua đó nâng tổng kim ngạch từ đầu năm đến 15/7 đạt 201 tỷ USD. Các doanh nghiệp đã tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA... để thúc đẩy xuất khẩu.
Trên lĩnh vực công nghiệp, báo Tuổi trẻ có bài dài kỳ : "Thúc đẩy xây dựng nền công nghiệp tự chủ”, trong đó có bài Kỳ 4 “Những điểm sáng trong công nghiệp hỗ trợ”. Tác giả bài báo viết, trong bối cảnh khó khăn chung của ngành và áp lực cạnh tranh lớn, ngành công nghiệp hỗ trợ VN vẫn có nhiều điểm sáng. Ngay trong thời điểm dịch bệnh, các đơn hàng xuất khẩu vẫn đều đều, cá biệt có những doanh nghiệp tăng mạnh.
Liên bộ Tài Chính – Công Thương vừa điều chỉnh giá xăng dầu trong nước ngày 21/7 vừa qua. Do đó, chủ đề giá xăng dầu tiếp tục là chủ đề nóng trên các mặt báo.
Báo Diễn đàn doanh nghiệp có bài: Khi nào giá xăng dầu có thể về 22.000 đồng/lít?. Tờ báo này viết, theo đánh giá, nếu cơ quan quản lý không trích lập Quỹ Bình ổn giá, thì trong phiên điều chỉnh ngày 21/7, dự báo giá xăng dầu trong nước có thể giảm mạnh hơn.Tuy nhiên, cơ quan điều hành đã quyết định trích mỗi lít xăng 950 đồng vào quỹ. Dầu diesel trích lập 550 đồng một lít, dầu hỏa 700 đồng và dầu mazut trích 950 đồng một kg. PGS. TS. Phạm Thế Anh, chuyên gia kinh tế đánh giá, giảm thuế bảo vệ môi trường từ 500 - 1.000 đồng/lít, nhưng số tiền trích thu cho Quỹ bình ổn giá vẫn từ 550 - 950 đồng/lít, nghĩa là tương đương mức giảm thuế bảo vệ môi trường. Số tiền trích lập Quỹ bình ổn giá gián tiếp qua doanh nghiệp xăng dầu, đối tượng cuối cùng phải “cõng” vẫn là người tiêu dùng. Điều này không khác gì điều hành xăng dầu theo kiểu “tay phải thả ra, tay trái thu lại”.
![]() |
Trích dẫn lời giải thích của Bộ Công Thương về việc trích quỹ bình ổn trong bài: "Vì sao giá xăng không giảm 4.500 đồng một lít?”, báo VnExpress viết, liên Bộ Công Thương - Tài chính cho biết, số dư quỹ bình ổn đang rất thấp. Vì thế, ngay khi giá giảm, việc trích lập được thực hiện ở mức cao để tạo nguồn cho quỹ khi thị trường còn tiềm ẩn nhiều bất ổn, diễn biến khó lường.
Về ảnh hưởng của giá xăng dầu giảm, báo Tuổi trẻ có bài: Xăng dầu giảm giá mạnh: giá hàng hóa chỉ nhúc nhích. Theo đó, đại diện Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM cho biết nhiều mặt hàng tiêu dùng có thể sẽ được doanh nghiệp xem xét giảm 5-10% giá bán, nếu giá xăng duy trì mức thấp và giá nguyên liệu đầu vào không tăng trong thời gian tới. Đại diện nhiều siêu thị như MM Mega Market, Lotte Mart, Winmart... cho biết với giá xăng dầu vừa giảm thêm, đơn vị sẽ sớm đề nghị các nhà cung cấp giảm giá bán thực phẩm ở mức hợp lý, đặc biệt sản phẩm chịu ảnh hưởng từ xăng dầu nhiều như thủy, hải sản đánh bắt. Với vận tải, đại diện Công ty vận chuyển Best Express cho biết nhờ giá xăng giảm, công ty tiết kiệm hàng tỉ đồng tiền nhiên liệu/tháng. Đây sẽ là động lực để công ty mở rộng phát triển. Tuy nhiên, vị này cho hay khi giá xăng tăng, doanh nghiệp chỉ tăng giá ở mức 3-7% và chấp nhận "gồng". Do đó, với giá xăng hiện nay sẽ là cơ sở để doanh nghiệp có lãi, phục hồi "sức khỏe".
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 17/8: Việt Nam chi 242,6 triệu USD nhập khẩu dược phẩm từ Hoa Kỳ

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 16/8: Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu sang Anh phải dán nhãn mới

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 15/8: Tăng khả năng phòng vệ cho doanh nghiệp ngành thép

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 14/8: Thị trường nội địa dần bình ổn

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 13/8: Nguy cơ thiếu điện hiện hữu và giải pháp căn cơ
Tin cùng chuyên mục

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 12/8: Mặc giá xăng dầu giảm sâu, giá cước vận tải chỉ hạ nhỏ giọt

Bộ Công Thương: Tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển chuỗi sản xuất, kinh doanh

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 10/8: Giá xăng ngày mai liệu có hạ?

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 9/8: Bỏ các chất nguy hiểm trong sản phẩm tiêu dùng

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 8/8: Nhiều cơ hội cho nông sản Việt Nam sang các nước châu Âu

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 6/8: Quản lý thị trường cả nước tổng kiểm tra các mặt hàng không giảm giá

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 5/8: Sẽ xử lý nghiêm các trường hợp tăng giá bất hợp lý

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 4/8: Đảm bảo cung ứng điện cho những tháng cuối năm

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 3/8: Nguồn cung xăng dầu có bảo đảm cho thị trường?

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 2/8: Vì sao giá xăng chỉ giảm gần 500 đồng/lít?

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 1/8: EVFTA tạo sức bật cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 31/7: Ngày mai, giá xăng dầu sẽ có đợt giảm thứ 4 liên tiếp?

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 30/7: “Soi” các mặt hàng neo giá

Quy hoạch điện VIII dự kiến bỏ hơn 14.000 MW điện than

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 27/7: Giá xăng quý cuối năm có thể về 24.000 đồng/lít

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 26/7: Tiếp tục kiểm soát các mặt hàng “nóng”

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 21/7: Kiểm soát kinh doanh xăng dầu

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 20/7: Khả năng giá xăng giảm tới 3.000 đồng/lít

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 19/7: Quản lý chặt chẽ giá cả, thị trường những tháng cuối năm
