Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 18/7: Kỳ vọng giá xăng giảm mạnh về 26.000 đồng/lít
Công Thương 24h Thứ hai, 18/07/2022 - 11:42 Theo dõi Congthuong.vn trên
Giá xăng dầu đồng loạt giảm Giá xăng giảm liên tiếp, người dân kỳ vọng kéo giảm mặt bằng giá tiêu dùng Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 10/7: Giá xăng giảm mạnh có thể về dưới 30.000 đồng/lít |
Liên quan đến chủ đề này, tờ Quân đội nhân dân đặt câu hỏi: Giá xăng giảm mạnh trong ngày 21/7?
Bài báo cho biết, dữ liệu cập nhật của Bộ Công Thương đến ngày 15/7 cho thấy, giá xăng A95 nhập khẩu từ Singapore đã rớt mạnh về mức 118 USD/thùng. Đây là mức giá rớt mạnh nhất trong vòng 5 tháng qua, mở ra cơ hội hạ nhiệt giá xăng trong kỳ điều chỉnh ngày 21/7 tới. Mức giá này tương đương với mức giá cuối tháng 2/2022.
Với diễn biến như vậy, một số doanh nghiệp xăng dầu cho rằng, trong kỳ điều hành ngày 21/7 tới, khả năng giá các mặt hàng xăng dầu trong nước sẽ tiếp tục được điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, mức giảm này sẽ phụ thuộc vào biến động giá dầu thành phẩm những ngày tới và việc điều hành Quỹ bình ổn giá.
![]() |
Giá xăng dầu được kỳ vọng giảm mạnh trong thời gian tới |
Tờ Thanh Niên cũng có bài: Giá xăng dầu hôm nay (18/7/2022): Xăng giảm mạnh về 26.000 đồng/ lít?
Theo bài báo, giá xăng dầu nhập khẩu tính đến ngày 15/7 giảm mạnh so với kỳ điều hành giá kỳ trước. Mức chênh lệch đối với xăng RON 95-III là 3.689 đồng/lít, xăng RON 92 là 2.838 đồng/lít, dầu diesel chênh 1.529 đồng/lít. Như vậy, nếu không phải trích quỹ dự phòng, mức giảm sẽ tương đương. Nếu tính giá trung bình 10 ngày thì mức giảm thấp hơn từ 500 - 700 đồng/lít, về 2.300 - 2.900 đồng/lít xăng.
Như vậy, với mức giá bán lẻ xăng dầu hiện tại với xăng E5 RON 92 là 27.788 đồng/lít, xăng RON 95 là 29.675 đồng/lít, theo giá thế giới, tại kỳ điều hành tới, xăng có thể về mốc 26.000 đồng/lít.
Giá xăng dầu có dấu hiệu “hạ nhiệt” nhưng tờ Người lao động phản ánh: Doanh nghiệp lao đao vì giá xăng dầu giảm mà giá nguyên liệu không giảm.
Theo bài báo trên, tuy giá xăng dầu vừa có đợt giảm đáng kể nhưng thực tế vẫn chưa thấm vào đâu vì những đợt tăng giá liên tục trước đó đã tác động đến giá cả hàng hoá.
Cụ thể, ông Hoàng Trung Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam dẫn chứng, giá nguyên liệu giấy tái chế từ 120-150 USD/tấn tăng vọt lên trên 300 USD/tấn khiến doanh nghiệp giấy gặp áp lực cả đầu vào lẫn đầu ra vì xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc khó khăn do nước này kiểm soát phòng dịch rất khắt khe. Doanh nghiệp giấy chấp nhận lỗ kỹ thuật, không tính khấu hao để duy trì hoạt động sản xuất.
Ông Nguyễn Quốc Anh, Chủ tịch Hội Cao su - Nhựa TP. Hồ Chí Minh cũng cho hay, giá nguyên liệu nhựa tăng 30%-50%, chi phí logistics cũng tăng 50% từ giá xăng dầu tăng đã tác động lớn đến ngành nhựa. Chi phí vận chuyển một container từ Việt Nam sang Hàn Quốc từ 15-17 triệu đồng tăng lên 30 triệu đồng; cước vận chuyển nội địa cũng tăng 20%-30%, càng làm cho doanh nghiệp không còn lợi nhuận dù nhà sản xuất đã phải tăng giá bán sản phẩm 5%-7%.
Liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, Tạp chí Hải quan có bài: Tốc độ tăng trưởng, xuất khẩu cá ngừ sẽ đạt 11 tỷ USD.
Thông tin từ báo báo cho biết, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ trong tháng 6/2022 đạt 90 triệu USD, tăng 41% so với tháng 6/2021. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đạt 553 triệu USD, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2022. Cả năm 2022, dự kiến xuất khẩu cá ngừ sẽ đạt tổng kim ngạch khoảng 1,1 tỷ USD, tăng 45% so với năm 2021.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cuộc xung đột Nga - Ukraine đã khiến giá của không chỉ các mặt hàng năng lượng tăng, mà nhiều loại lương thực, thực phẩm tại các nước cũng tăng giá rất mạnh. Diễn biến này đang tạo cơ hội cho thuỷ sản Việt Nam nói chung, cá ngừ nói riêng, tăng xuất khẩu sang các thị trường…
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 19/8: Việt Nam nỗ lực chuyển dịch sang năng lượng xanh, bền vững

TS. Lương Văn Khôi: Hội nghị thương vụ có ý nghĩa hơn trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nhiều bất định

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 18/8: Xăng có thể về 22.000 đồng/lít

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 17/8: Việt Nam chi 242,6 triệu USD nhập khẩu dược phẩm từ Hoa Kỳ

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 16/8: Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu sang Anh phải dán nhãn mới
Tin cùng chuyên mục

Tuổi trẻ Bộ Công Thương: Bản lĩnh - Tiên Phong - Đoàn Kết - Phát triển

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 15/8: Tăng khả năng phòng vệ cho doanh nghiệp ngành thép

Đại hội Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2022 – 2027: Bầu 17 đồng chí vào Ban chấp hành

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 14/8: Thị trường nội địa dần bình ổn

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 13/8: Nguy cơ thiếu điện hiện hữu và giải pháp căn cơ

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh: Ủng hộ Bộ Công Thương “mạnh tay” với doanh nghiệp xăng dầu sai phạm

PGS, TS Ngô Trí Long: Đánh giá cao sự minh bạch của Bộ Công Thương trong công khai thông tin quản lý xăng dầu

Vụ 7 doanh nghiệp bị tước giấy phép kinh doanh xăng dầu: Doanh nghiệp phản ánh thiếu nguồn cung là không chính xác

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Quyết liệt trong quản lý kinh doanh xăng dầu là rất cần thiết

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 12/8: Mặc giá xăng dầu giảm sâu, giá cước vận tải chỉ hạ nhỏ giọt

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 11/8: Giảm công suất nhiệt điện than xuống 13,2% vào năm 2045

PGS,TS Ngô Trí Long: Ngành Công Thương đồng bộ các giải pháp mở rộng thị trường cho doanh nghiệp

Bộ Công Thương: Tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển chuỗi sản xuất, kinh doanh

TS. Nguyễn Minh Phong: Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp cần cân nhắc tới tác động hai mặt của chính sách

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 10/8: Giá xăng ngày mai liệu có hạ?

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 9/8: Bỏ các chất nguy hiểm trong sản phẩm tiêu dùng

Các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại điện tử cần bổ sung Giấy phép kinh doanh

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 8/8: Nhiều cơ hội cho nông sản Việt Nam sang các nước châu Âu

Chuyên gia kinh tế , TS Lê Đăng Doanh: Phi lý khi nhiều loại hàng hoá không giảm theo giá xăng dầu!
