Thứ hai 21/04/2025 13:03

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam

Buổi đón tiếp và làm việc với ngài Pranay Verma - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Ấn Độ tại Việt Nam diễn ra chiều ngày 12/5 tại tại trụ sở Ủy ban Dân tộc.

Làm việc với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Ấn Độ tại Việt Nam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết: Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số cư trú thành cộng đồng ở 54/63 tỉnh, thành phố với 14,1 triệu người, chiếm 14,7% tổng dân số cả nước.

Vùng cư trú chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số là các thôn, xã vùng biên giới - địa bàn chiến lược rất quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng và môi trường sinh thái. Cơ cấu kinh tế ở các vùng này chủ yếu vẫn là nông lâm nghiệp gắn với trồng rừng, khai thác nguồn lợi từ rừng. Đồng bào dân tộc thiểu số có phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đặc sắc, đa dạng.

“Chăm lo cho người nghèo, người yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, không để ai bị bỏ lại phía sau là chủ trương xuyên suốt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện vẫn là vùng khó khăn nhất, kinh tế -xã hội phát triển chậm nhất (tỷ lệ nghèo và cận nghèo cao gấp 3,5 lần tỷ lệ nghèo và cận nghèo chung của toàn quốc). Chính vì vậy, vùng dân tộc thiểu số và miền núi rất cần thêm nhiều nguồn lực đầu tư, trong đó, việc huy động các nguồn lực quốc tế là rất quan trọng” - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, trong suốt quá trình phát triển, Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Ấn Độ. Lãnh đạo hai nước cũng đã ký nhiều thỏa thuận, cam kết hợp tác quan trọng. Trong đó, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức 5 đoàn sang thăm Ấn Độ, tổ chức trao đổi đoàn. Đặc biệt là bàn thảo việc ký thỏa thuận hợp tác với Bộ Dân tộc Ấn Độ.

Giai đoạn 2021-2030, Việt Nam có Chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh mong muốn, ngài Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam quan tâm, kết nối để Việt Nam tiếp tục nhận được quan tâm, đồng hành của Ấn Độ trong các vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc, người dân tộc thiểu số, kinh nghiệm về công tác dân tộc.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Ấn Độ tại Việt Nam

Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh và các cán bộ Ủy ban Dân tộc đã dành thời gian tiếp đoàn, ngài Pranay Verma, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Ấn Độ tại Việt Nam chia sẻ những tương đồng về tình hình đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số của hai Quốc gia. Đồng thời khẳng định, Ấn Độ luôn dành sự quan tâm đối với các chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số cũng như việc trao đổi chính sách dân tộc, ký thỏa thuận hợp tác về lĩnh vực công tác dân tộc giữa hai bên.

Về kế hoạch trong thời gian tới, Đại sứ Pranay Verma cam kết sẽ hỗ trợ kết nối, giúp đỡ Uỷ ban Dân tộc trong việc tiêu thụ sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số, kết nối các nhà đầu tư Ấn Độ, khai thác tiềm năng, lợi thế vùng đồng bào dân tộc thiểu số… Phía Đại sứ quán cũng sẽ tiếp tục triển khai các dự án nhỏ, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số của Việt Nam, cung cấp suất học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số, đào tào nguồn nhân lực dân tộc thiểu số, tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa...

Hoàng Mai

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa