Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng, thực thi văn bản quy phạm pháp luật

“Nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng, thực thi văn bản quy phạm pháp luật, chính sách dân tộc; đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của đồng bào dân tộc thiểu số, hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác dân tộc”… là mục tiêu hướng tới trong công tác phối hợp giữa Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư pháp giai đoạn 2022 - 2026.
Hội đồng Dân tộc và Ủy ban Dân tộc: Phối hợp để thực hiện hiệu quả các mục tiêu lớn

Chiều ngày 20/4, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động phối hợp công tác từ năm 2014 - 2021 và ký kết chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2022 - 2026.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long ký Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2022 – 2026
Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long ký Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2022 - 2026

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, sau 7 năm thực hiện chương trình, công tác phối hợp giữa Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư pháp (giai đoạn 2014-2021), hai cơ quan đã hoàn thành tốt tiến độ và chất lượng các chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Công tác thẩm định, kiểm tra, rà soát, theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật luôn được quan tâm; hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng có hiệu quả; đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế của ngành dân tộc được nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ…

Về mục tiêu phối hợp giai đoạn 2022-2026, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, cho biết: Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư pháp sẽ tăng cường phối hợp nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả 7 nội dung trọng tâm, trong đó có công tác xây dựng pháp luật. Cụ thể, hai cơ quan phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các chương trình, đề án, dự án, chính sách có liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ủy ban Dân tộc cử thành viên tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập, hội đồng thẩm định đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo, thẩm định có liên quan đến người dân tộc thiểu số, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Bộ Tư pháp tham gia ý kiến về mặt pháp lý, thẩm định kịp thời các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, đề án, dự án, chính sách do Ủy ban Dân tộc xây dựng trình cấp có thẩm quyền.

Cùng với việc nghiên cứu xây dựng dự án Luật về lĩnh vực công tác dân tộc, xây dựng và bảo vệ các Báo cáo quốc gia của các Công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam là thành viên; hai cơ quan sẽ phối hợp rà soát định kỳ, thường xuyên các văn bản pháp luật liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và chính sách dân tộc, để kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản không còn phù hợp, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật…

Từ năm 2014 đến nay, tổng số văn bản pháp luật có quy định liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc được rà soát: 324 văn bản. Theo đó, phát hiện 10 văn bản có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo (2 nghị định của Chính phủ; 6 thông tư, thông tư liên tịch; 2 quyết định của Bộ trưởng); 19 văn bản có nội dung không còn phù hợp với thực tiễn (6 nghị định của Chính phủ; 6 quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 7 thông tư, thông tư liên tịch); 19 chính sách chưa được ghi nhận hoặc chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật.

Đối với các chính sách liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn hiệu lực, kết quả rà soát cho thấy: 48 chính sách được tiếp tục thực hiện; 27 chính sách được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Hoàng Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Pháp luật - Điều tra

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa