Xúc tiến thương mại: "Đòn bẩy" tiêu thụ nông sản Sơn La

Tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại là giải pháp giúp Sơn La tiêu thụ hết 452.000 tấn hoa quả trong mùa vụ năm 2023.
Kết nối giao thương và xúc tiến thương mại khu vực Bắc Trung bộ Đưa nông dân Sơn La đến gần hơn với thương mại điện tử Nông sản Sơn La tiêu thụ tốt trên sàn thương mại điện tử

Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại

Trong 4 ngày (từ 15 đến 18/6), tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Tập đoàn Central Retail Việt Nam đã phối hợp với UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Ngày hội trái cây Việt Nam năm 2023.

Tham gia Ngày hội, du khách được trải nghiệm, thưởng thức và mua sắm các loại trái cây đặc sản đến từ khắp các vùng miền trên cả nước. Trong đó, gian hàng của tỉnh Sơn La có chủ đề “Mận và nông sản an toàn”, với các sản phẩm trái cây đặc trưng, như: Mận hậu, bưởi, nhãn, thanh long, xoài; trái cây sấy, nước ép trái cây và các sản phẩm liên quan đến trái cây, các sản phẩm OCOP… Sự kiện đã quảng bá đồng loạt các đặc sản trái cây trên toàn bộ hệ thống siêu thị Central Retail, tạo không gian kết nối giữa sản xuất và tiêu thụ, góp phần nâng tầm vị thế trái cây Việt tại thị trường trong nước và quốc tế.

Cũng trong thời gian đó, ngày 16/6, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Chương trình “Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại”.

Tại Khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu của các địa phương khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ tại Khu phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, thu hút sự tham gia của hơn 300 nhà cung cấp, hợp tác xã, doanh nghiệp từ 23 địa phương trong khu vực. Tỉnh Sơn La có 1 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, trưng bày các sản phẩm chủ lực của tỉnh; các sản phẩm nông nghiệp, OCOP tiêu biểu như: Chè, cà phê, hoa quả sấy dẻo, mận hậu, chanh leo… Tại sự kiện này, các sản phẩm của Sơn La đã nhận được sự quan tâm rất lớn của người tiêu dùng Hà Nội và các doanh nghiệp phân phối.

Xúc tiến thương mại:
Nông sản Sơn La "được lòng" người tiêu dùng Thủ đô

Trước đó, từ 1-5/6, 30 gian hàng trưng bày, quảng bá, giới thiệu các mặt hàng nông sản của tỉnh Sơn La tại siêu thị Central Retail (Hà Nội) luôn tấp nập khách thăm quan, mua sắm. Những loại trái cây, sản phẩm được sản xuất sạch, an toàn, đảm bảo tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, Organic... được chia thành các nhóm: Quả tươi; rau củ quả và nhóm thực phẩm đã qua chế biến có nguồn gốc xuất xứ tại Sơn La. Trong đó, quả mận hậu với nhãn hiệu "Mận Sơn La" đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký từ năm 2021, với các sản phẩm chất lượng cao, như: Mận Pu Nhi của huyện Sông Mã; mận Ruby, huyện Mộc Châu và xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu được các đại biểu và khách hàng đánh giá cao về chất lượng và mẫu mã.

Đây là ba trong số nhiều sự kiện xúc tiến thương mại Sơn La đã tham gia để kích cầu tiêu dùng, quảng bá nông sản địa phương với người tiêu dùng trên cả nước. Các giải pháp này đã giúp quảng bá và tiêu thụ được một lượng lớn nông sản địa phương. Đồng thời khẳng định thương hiệu nông sản Sơn La trên thị trường.

Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ nông sản

Theo Sở Công Thương Sơn La, đến thời điểm hiện tại, một số sản phẩm nông sản của tỉnh đã bước vào vụ thu hoạch. Ban chỉ đạo tỉnh về chế biến, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp (Ban Chỉ đạo 598) đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm nông sản của tỉnh.

Theo đó, tỉnh đã phối hợp với các cơ quan báo chí trung ương và địa phương đưa tin về các sản phẩm nông sản của tỉnh. Chiêu thương mời Doanh nghiệp, HTX tham gia Hội chợ triển lãm Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2023. Khảo sát địa điểm tổ chức; hoàn thiện Kế hoạch chiêu thương mời Doanh nghiệp, HTX tham gia Tuần lễ Mận và nông sản an toàn tỉnh Sơn La tại Siêu thị Big C - Thăng Long năm 2023. Phối hợp với Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, UBND các huyện, thành phố tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khánh thành Trung tâm chế biến rau, quả Doveco Sơn La. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng Dự thảo Kế hoạch của UBND tỉnh tham gia Hội chợ Thương mại Quốc tế Trung - Việt (Bằng Tường, Trung Quốc) lần thứ 29 và Lễ hội Du lịch Biên quan Bằng Tường, Quảng Tây Trung - Việt năm 2023…

Ông Nghiêm Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Sơn La, cho biết: Thông qua các đợt xúc tiến thương mại sẽ mang đến nhiều cơ hội để các doanh nghiệp, HTX của tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố trên cả nước kết nối, hợp tác đưa nông sản Sơn La đến với khách hàng. Thời gian tới, đơn vị tiếp tục tham mưu UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức có hiệu quả các đợt xúc tiến, quảng bá nông sản, giúp các HTX, hộ nông dân trên địa bàn tỉnh yên tâm, phát triển sản xuất bền vững.

Với các giải pháp đó, đối với sản phẩm mận, lũy kế đến ngày 19/5/2023, trên địa bàn tỉnh tiêu thụ khoảng 13.475 tấn quả, giá trị ước đạt trên 251,3 tỷ đồng. Giá bán mận hậu chín sớm loại quả to từ 30.000 - 100.000đ/kg tùy theo kích thước quả (chủ yếu tại Mộc Châu, Yên Châu); mận cân xô có giá từ 8.000 - 20.000 đồng/kg; mận cơm có giá từ 5.000 - 10.000đ/kg. Sản phẩm chuối trên địa bàn toàn tỉnh tiêu thụ 20.122 tấn quả, giá trị ước đạt 101.681 triệu đồng, tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc.

Sản phẩm nhãn trái vụ tại huyện Sông Mã đã tiêu thụ khoảng 461 tấn với giá trị ước đạt 15tỷ đồng. Tiêu thụ tại thị trường trong nước có giá giao động từ 30.000 - 70.000 đồng/kg.

Trên địa bàn toàn tỉnh tiêu thụ 20.122 tấn quả chuối chủ yếu tại các huyện Mường La, Thuận Châu, Yên Châu, giá trị ước đạt trên 101,6 tỷ đồng, tiêu thụ tại thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu tại thị trường Trung Quốc.

Sản phẩm xoài trên địa bàn toàn tỉnh tiêu thụ 783 tấn quả chủ yếu tại các huyện Mường La, Thuận Châu, Yên Châu, giá trị ước đạt gần 10 tỷ đồng, trong đó giá bán xoài GL4 cho các đơn vị xuất khẩu có giá từ 13.000 - 16.000 đồng/kg; các loại quả xô có giá từ 6.000 - 9.000 đồng/kg; giá xoài tròn bản địa tại Yên Châu, Sông Mã từ 15.000 - 35.000 đồng/kg.

Trong thời gian tới, Ban chỉ đạo 598 tỉnh tiếp tục chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan Phối hợp với doanh nghiệp, HTX tham gia Hội chợ nông sản, thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội năm 2023; chiêu thương các doanh nghiệp, HTX tham gia các chương trình hội chợ, triển lãm thương mại do các tỉnh, thành phố tổ chức; triển khai các hoạt động hỗ trợ đưa các sản phẩm nông sản của tỉnh tham gia nền tảng thương mại điện tử.

Hiện toàn tỉnh Sơn La có trên 84.000 ha cây ăn quả, sản lượng quả thu hoạch năm 2023 ước đạt 452.000 tấn, tăng 28% so với năm 2022. Sản lượng một số loại cây ăn quả lớn, như: 55.000 tấn chuối; gần 90.000 tấn mận; 81.000 tấn xoài, 139.000 tấn nhãn… Thời gian thu hoạch tập trung từ tháng 4 đến tháng 11. Năm 2023, tỉnh dự báo trong khâu tiêu thụ, cùng với tiếp tục mở rộng thị trường đến các siêu thị lớn trong và ngoài tỉnh; xuất khẩu sang Trung Quốc, Australia và các nước EU, Mỹ…

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chè Shan tuyết Hà Giang: ‘Mạch nguồn xanh’ giúp đồng bào Dao thoát nghèo

Chè Shan tuyết Hà Giang: ‘Mạch nguồn xanh’ giúp đồng bào Dao thoát nghèo

Từ những gốc chè Shan tuyết cổ thụ trên Tây Côn Lĩnh, đồng bào Dao đang mở ra lối đi mới là phát triển sinh kế bền vững gắn với thương mại và du lịch cộng
Xây dựng thương hiệu sản phẩm miền núi: Chuyên gia khuyến nghị

Xây dựng thương hiệu sản phẩm miền núi: Chuyên gia khuyến nghị

Muốn sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số và miền núi có chỗ đứng trên thị trường, xây dựng và phát triển thương hiệu là con đường buộc phải đi.
Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Hòa Bình triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó chú trọng đầu ra cho nông sản địa phương.
Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Trước xu hướng tiêu dùng xanh, nông sản miền núi cần khơi thông điểm nghẽn nhằm tăng sức tiêu thụ, đến gần hơn với người tiêu dùng.
Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Năm 2025, vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) tiếp tục khẳng định là một trong những đặc sản miền núi hàng đầu Việt Nam, chinh phục thị trường trong và ngoài nước.

Tin cùng chuyên mục

Mở lối trên lưng núi - du lịch

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Du lịch trải nghiệm không chỉ mở đường cho du khách đến với vùng cao, mà còn là “đôi chân” đưa nông sản miền núi vượt núi đèo, bước ra thị trường lớn.
Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Chợ miền núi không chỉ là nơi giao thương buôn bán, mà là không gian sinh hoạt văn hóa, bản sắc của các cộng đồng dân tộc thiểu số.
Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Từ lợi thế có nhiều cảnh quan thiên nhiên tráng lệ, đa dạng văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số, Cao Bằng đang biến du lịch thành lực đẩy phát triển kinh tế.
Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Không chỉ là nơi mua bán, chợ miền núi ở Bắc Kạn là không gian văn hóa cộng đồng, nhưng việc thiếu vốn và khó hút đầu tư đang khiến nhiều chợ xuống cấp.
Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Logistics nông sản tại khu vực miền núi là mắt xích then chốt nhưng cũng là "nút thắt cổ chai" trên hành trình đưa nông sản Việt vươn ra thị trường rộng lớn.
Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Những sản phẩm đặc trưng như miến đao, quế hữu cơ, mật ong bạc hà, sâm khoai... được bà con dân tộc thiểu số đưa lên “chợ mạng” thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Đắk Lắk đang chủ động mở rộng đầu ra cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế bền vững.
Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Các địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã không ngừng nỗ lực thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, từng bước đưa diện mạo nông thôn chuyển mình.
Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Làng Canh Tiến, xã Canh Liên - xã "vùng lõm" cuối cùng đã được cấp điện, đánh dấu mốc 100% hộ dân toàn tỉnh Bình Định được sử dụng điện lưới quốc gia.
Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Nông sản sạch không chỉ nâng cao thu nhập mà còn thay đổi tư duy cũ, mở lối đi bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Chính sách hỗ trợ thiết thực cùng quyết tâm của bà con dân tộc thiểu số ở miền núi đã và đang tạo nên những thương hiệu sản phẩm ngày một mạnh.
Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Tại HTX Chè Thịnh An không chỉ làm chè mà còn làm văn hóa. Không chỉ bán sản phẩm, mà xây dựng cả câu chuyện về vùng đất chè nổi tiếng của Việt Nam.
Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bằng nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, tỉnh Thái Nguyên đang từng bước tháo gỡ nút thắt “đầu ra” cho sản phẩm của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Từ chợ truyền thống đến thương mại hiện đại, Bình Định đang dồn lực tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam đần trở thành sinh kế thoát nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số, mở ra cơ hội phát triển công nghiệp chế biến dược liệu quy mô lớn.
VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

Từ bản làng tới bàn ăn thành thị, VCAMart đang mở đường cho nông sản đồng bào dân tộc thiểu số miền núi “bắt sóng” số hóa, gia nhập sân chơi thương mại điện tử.
‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp từ chính sách đến hành động nhằm tạo dựng thị trường cho nông sản vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Long nhãn Sơn La -

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Cùng với trái nhãn đã làm nên thương hiệu, sản phẩm long nhãn Sơn La cũng là một sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, làm đa dạng sản phẩm địa phương.
Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Được mệnh danh là “vàng xanh” của vùng đất khó Hà Giang, chè Shan tuyết đang giúp bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nâng cao thu nhập, giảm nghèo.
Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Để phát triển bền vững, việc xây dựng thương hiệu và tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm mật ong được tỉnh Cao Bằng xác định là việc vô cùng cấp thiết.
Mobile VerionPhiên bản di động