Thứ sáu 09/05/2025 16:46

Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai đạt hơn 1 tỷ USD

Theo Sở Công Thương Lào Cai, 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai đạt 1.037,93 triệu USD.

1.540 phương tiện thông quan trong 1 tuần

Ông Hoàng Chí Hiền, Giám đốc Sở Công Thương Lào Cai cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, hoạt động kinh doanh thương mại - dịch vụ trên địa bàn tỉnh có nhiều biến động do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai

Tuy nhiên, tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội 6 tháng đầu năm 2022 vẫn đạt 11.851 tỷ đồng, bằng 88,8% so với cùng kỳ năm trước, bằng 38,6% so với kế hoạch.

Đến nay, toàn tỉnh có 72 chợ đang hoạt động với 13.588 điểm kinh doanh; có 2 trung tâm thương mại, 11 siêu thị và trên 15.000 cửa hàng bán lẻ đang hoạt động; 91 cửa hàng bán lẻ xăng dầu; 3 trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) vào chai; 8 thương nhân bán buôn rượu và 8 thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá.

Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2022, hoạt động xuất nhập khẩugặp rất nhiều khó khăn do phía Trung Quốc triển khai các biện pháp chống dịch tại cửa khẩu biên giới. Song, tổng giá trị xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hoá qua các cửa khẩu trong tháng 6 đạt 209,62 triệu USD và lũy kế, 6 tháng đầu năm 2022 đạt 1.037,93 triệu USD.

Trong đó, giá trị xuất khẩutrong tháng 6 đạt 80,17 triệu USD, 6 tháng đầu năm đạt 498,16 triệu USD; nhập khẩu tháng 6 đạt 66,15 triệu USD, 6 tháng đầu năm đạt 271,27 triệu USD. Các loại hình khác tháng 6 đạt 63,30 triệu USD, 6 tháng đầu năm đạt 268,50 triệu USD.

6 tháng đầu năm 2022, cấp CO cho hơn 126,6 nghìn tấn hàng hóa (thanh long, dưa hấu, chuối, mít, xoài, tinh bột sắn, sắn lát khô, tinh dầu quế) đạt giá trị hơn 56,4 triệu USD.

Đáng chú ý, từ ngày 11/7 - 17/7/2022, hoạt động thông quan hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành đạt tổng 1.540 phương tiện thông quan (tăng 52% so với tuần trước).

Trong đó, xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng: Sắn lát khô, lạc, ván bóc, đậu xanh, tinh dầu quế, than củi, chuối tươi; quả vải tươi; thanh long; nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng: hóa chất, than cốc, phân bón, hàng tiêu dùng, cây cảnh, xe thiết bị, các loại rau củ quả...

Tại cửa khẩu đường sắt, tổng số phương tiện xuất nhập cảnh là 28 chuyến tàu, với hàng hóa thông quan bao gồm: 841 tấn phân bón đạt 219 nghìn USD (gấp 3 lần tuần trước); 2.510 tấn than cốc ước đạt 0,72 triệu USD (giảm 23,4% so với tuần trước); quá cảnh 4.486 tấn lưu huỳnh ước đạt 0,55 triệu USD (tăng 10% so với tuần trước); tái xuất 271 tấn quặng sắt đạt 59 nghìn USD (giảm 64% so với tuần trước).

Tập trung xuất khẩu chính ngạch

Trong thời gian tới, để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của một tỉnh biên giới nơi địa đầu Tổ quốc, tỉnh Lào Cai sẽ tiếp tục thúc đẩy hoạt động thông quan hàng hoá, tăng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu.

Đặc biệt, tập trung xuất khẩu chính ngạch; thanh toán qua ngân hàng, hạn chế rủi ro. Tạo đột phá về cửa khẩu số tại cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành; công khai minh bạch, đơn giản hóa thủ tục hành chính và quy trình thông quan xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai) - Bắc Sơn (Hà Khẩu - Trung Quốc).

“Tỉnh sẽ tập trung việc thúc đẩy giao thương hàng hoá qua tuyến Hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, với mục tiêu giá trị xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh đạt 10 tỷ USD năm 2025 - ông Hoàng Chí Hiền nêu.

Bên cạnh đó, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối các trung tâm logistics giữa Côn Minh - Hà Khẩu - Lào Cai - Hải Phòng - TP. Hồ Chí Minh; bố trí quỹ đất hợp lý theo quy hoạch đã phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi tối đa theo quy định cho các nhà đầu tư phát triển thương mại, dịch vụ.

Ngoài ra, thực hiện tốt công tác quản lý thị trường, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng và phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử.

Về phía Sở Công Thương Lào Cai sẽ tiếp tục thường xuyên cử cán bộ nắm bắt tình hình tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực Công Thương, tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức gặp gỡ doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.

Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường để xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế của địa phương như sản phẩm công nghiệp chế biến, nông lâm sản...; tiếp tục nắm bắt thông tin, tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh để kịp thời thông tin cho người dân, doanh nghiệp. Mặt khác, tập trung cải cách hành chính có hiệu quả, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Tin cùng chuyên mục

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025