Chủ nhật 20/04/2025 09:09

Khu kinh tế, khu công nghiệp cửa khẩu Lào Cai: Khai thác tốt lợi thế

Theo Sở Công Thương Lào Cai, giá trị sản xuất công nghiệp của Khu kinh tế (KKT), Khu công nghiệp khu vực cửa khẩu hiện chiếm tỷ trọng gần 60% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Ngoài phục vụ nhu cầu sử dụng nội địa, lượng hàng hóa này còn phục vụ đắc lực cho công tác xuất nhập khẩu.
Đảm bảo các điều kiện kéo dài thời gian thông quan các loại hàng hóa

Chủ động phát triển công tác đối ngoại

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu, thời gian qua, Ban quản lý KKT tỉnh Lào Cai cùng với các cơ quan quản lý cửa khẩu đã chủ động tích cực phát triển công tác đối ngoại với Ban quản lý cửa khẩu và các cơ quan quản lý cửa khẩu phía Hà Khẩu (Trung Quốc); thường xuyên duy trì công tác thông tin liên lạc, tổ chức các cuộc hội đàm định kỳ, trao đổi công tác để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong công tác phối hợp quản lý cửa khẩu. Qua đó góp phần tăng cường tình hữu nghị, hợp tác giữa hai địa phương, góp phần đẩy mạnh công tác đối ngoại giữa Lào Cai - Hà Khẩu nói riêng và hai nước Việt Nam - Trung Quốc nói chung.

Gần đây nhất, trong cuộc hội đàm định kỳ năm 2017, hai bên đã đi đến nhiều thống nhất nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh giao thương qua khu vực cửa khẩu như xe tải cỡ lớn được phép vận chuyển 4 loại hàng nông sản của Việt Nam sản xuất gồm: Quả thanh long, quả vải, quả dưa hấu, quả chuối xuất khẩu sang Trung Quốc. Tiếp tục tăng cường các biện pháp quản lý đối với xe tải vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai) - Bắc Sơn (Hà Khẩu) nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan khu vực cửa khẩu. Tiếp tục bố trí lực lượng, đảm bảo các điều kiện triển khai thực hiện việc thí điểm kéo dài thời gian thông quan các loại hàng hóa thủy hải sản từ 7h - 22h (giờ Hà Nội), 8h - 23h (giờ Bắc Kinh) hàng ngày, chủ yếu là hàng trao đổi cư dân biên giới qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Việt Nam) - Bắc Sơn (Trung Quốc)…

Tập trung xây dựng KKT cửa khẩu Lào Cai

Trong 5 năm tới, một trong những giải pháp trọng tâm của Lào Cai là tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng KKT cửa khẩu Lào Cai theo phê duyệt của Chính phủ tại Quyết định số 587/QĐ-TTg về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng KKT cửa khẩu Lào Cai - tỉnh Lào Cai đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

Với diện tích quy hoạch là xấp xỉ 16.000 ha, KKT này sẽ bao gồm các cửa khẩu, khu hợp tác kinh tế qua biên giới nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai, vùng trung du và miền núi phía Bắc thông qua việc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, thương mại và hợp tác giao thương giữa Việt Nam với vùng Tây Nam (Trung Quốc). Đồng thời thu hút các dự án công nghệ tiên tiến, hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường để chế biến sâu sản phẩm từ khoáng sản. Một số dự án công nghiệp chế biến sâu sẽ được xây dựng và đi vào hoạt động như: Dự án chế biến dây và cáp đồng với tổng mức đầu tư 3.500 tỷ đồng; dự án nâng công suất nhà máy gang thép Lào Cai lên 1,5 triệu tấn phôi thép/năm và chế biến ra sản phẩm thép xây dựng; dự án nâng công suất nhà máy luyện đồng lên 30.000 tấn/năm…

Tỉnh Lào Cai cũng sẽ tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách; cơ sở kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, KKT cửa khẩu; tăng cường hợp tác kinh tế đối ngoại với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực này.

KKT cửa khẩu Lào Cai được kỳ vọng sẽ là KKT cửa khẩu đa ngành, điểm đột phá về kinh tế của tỉnh Lào Cai và các tỉnh trung du miền núi Bắc bộ; một trong những Trung tâm giao thương của khu vực ASEAN và vùng Tây Nam (Trung Quốc)…
Bảo Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Đà Nẵng: Cần chú trọng kích cầu tiêu dùng nội địa

Hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương hiệu quốc gia là tài sản chiến lược trong tiến trình hội nhập

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải tiên phong, làm chủ công nghệ

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm để chống hàng giả

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Kinh tế quý I/2025: Khi địa phương vẽ lại bản đồ tăng trưởng