Xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Theo kế hoạch, vào ngày 2/6, chuyên gia Nhật Bản sang Việt Nam để trực tiếp giám sát và chứng nhận cho các lô hàng vải thiều xuất khẩu sang thị trường này.
Xuất khẩu vải thiều rộng cửa, hứa hẹn mùa vụ thuận lợi Nhật Bản tăng mua sầu riêng Việt Nam

Ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) – chia sẻ, theo yêu cầu của Nhật Bản, vải xuất khẩu phải được xử lý bằng công nghệ xông hơi, khử trùng và có chuyên gia Nhật Bản giám sát. Trong 2 năm ảnh hưởng dịch Covid-19, Nhật Bản ủy quyền cho Cục Bảo vệ thực vật trực tiếp giám sát. Nhưng năm nay, Nhật Bản cử chuyên gia kiểm dịch thực vật trở lại Việt Nam trực tiếp giám sát, chứng nhận cho các lô hàng xuất khẩu.

"Theo kế hoạch, vào ngày 2/6, chuyên gia Nhật Bản sang Việt Nam để trực tiếp giám sát và chứng nhận cho các lô hàng vải thiều xuất khẩu sang thị trường này", ông Hoàng Trung cho biết.

Xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp cần lưu ý gì?
Xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Theo Cục Bảo vệ thực vật, thị trường Nhật Bản yêu cầu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa cho phép chỉ là 0,01 mg/kg, đây là mức thấp nhất và ở ngưỡng này thì gần như không phát hiện thuốc bảo vệ thực vật trên quả vải.

Để đạt được tiêu chuẩn này, Cục Bảo vệ thực vật thường xuyên khuyến cáo nông dân không sử dụng thuốc nằm trong danh mục và đảm bảo thời gian cách ly. Theo đó, trước khi thu hoạch 10 - 15 ngày, các nhà vườn không được sử dụng bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực vật nào.

Công tác mở cửa thị trường đã khó, để giữ thị trường lại càng khó hơn. Do đó, để kiểm soát chất lượng vải thiều xuất khẩu đi các thị trường EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, hằng năm, tại các vùng chuyên trồng vải thiều xuất khẩu, cán bộ kiểm dịch thực vật đều lấy mẫu phân tích tầm soát, đánh giá các nguy cơ rủi ro trước vụ thu hoạch.

Trước thu hoạch 7 ngày và 2 ngày, cán bộ kiểm dịch thực vật tiếp tục lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Doanh nghiệp xuất khẩu cũng chủ động lấy mẫu để kiểm nghiệm độc lập, làm đối chứng.

Quả vải thiều của Việt Nam có nhiều tiềm năng vào thị trường Nhật Bản. Để quảng bá, xúc tiến thương mại, những năm qua Việt Nam cũng đã triển khai quảng bá vải thiều qua các hội nghị có sự tham gia của các tham tán thương mại.

Trong đó, Bắc Giang và Hải Dương phối hợp với một số doanh nghiệp cùng Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức tặng vải miễn phí ở Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản.

Năm 2021, một doanh nghiệp xuất khẩu trong nước thông qua thương vụ đã gửi vải thiều làm hàng mẫu sang Nhật Bản để làm quà tặng cho các chính khách, đối tác của Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản để họ dùng thử.

Từ năm 2022, Hiệp hội Giao lưu quốc tế hoa quả Nhật Bản phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản triển khai dự án thúc đẩy xuất khẩu vải tươi từ Việt Nam và đã được nhiều người dân Nhật Bản ủng hộ.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc quảng bá quả vải thiều ở Nhật Bản hiện nay mới ở mức độ để Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản trực tiếp triển khai. Trong cách làm quảng bá, tiếp thị loại trái cây đặc sản này, Việt Nam vẫn còn thua Thái Lan, Trung Quốc.

Ông Tạ Đức Minh - Tham tán thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho hay, khi có trái cây mới nhập khẩu vào Nhật Bản thì doanh nghiệp, địa phương nơi sản xuất của Thái Lan, Trung Quốc đều phối hợp tổ chức các chiến dịch truyền thông rất lớn thông qua nhiều hình thức đa dạng như quảng bá ở các hội chợ, hội thảo xúc tiến thương mại, tặng miễn phí sản phẩm, mời người tiêu dùng thử trải nghiệm, thậm chí làm cả video, trailer quảng cáo phát trong các nhà hàng, siêu thị…

Để quả vải thiều có tiếng vang hơn nữa, lan tỏa rộng khắp trong người tiêu dùng Nhật Bản, ông Tạ Đức Minh khuyến nghị, địa phương trồng vải, doanh nghiệp xuất khẩu nên trực tiếp triển khai mạnh hơn, quy mô lớn hơn tại các sự kiện tại Nhật Bản. Quan trọng hơn là tổ chức hoạt động quảng bá hằng năm để bền bỉ sự hiện diện của quả vải ở Nhật Bản chứ không chỉ làm 1 - 2 năm đầu tiên trái cây này xuất hiện trên thị trường.

Các doanh nghiệp xuất khẩu vải nên chú trọng đầu tư, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quảng báo giới thiệu thương hiệu, chất lượng sản phẩm, nông sản tại thị trường Nhật Bản.

Bên cạnh đó, đối với loại trái cây như vải thiều có thời gian bảo quản ngắn, doanh nghiệp nên đầu tư vào công nghệ bảo quản sau thu hoạch, xây dựng các chuỗi cung ứng lạnh để giữ cho trái vải có chất lượng ổn định trong quá trình vận chuyển, phân phối.

Nhật Bản chính thức mở cửa cho phép nhập khẩu vải thiều từ thị trường Việt Nam kể từ ngày 15/12/2019. Trong các mùa vụ 2020, 2021 và 2022 vừa qua, vải thiều tươi Việt Nam đã thâm nhập vào thị trường Nhật Bản rất thành công với lượng nhập khẩu năm đầu tiên đạt khoảng 40 tấn và tăng cao trong các năm tiếp theo, đạt khoảng 300 - 400 tấn.

Quả vải Việt Nam chiếm được cảm tình của đông đảo người tiêu dùng tại Nhật Bản, đặc biệt là số lượng lớn cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản. Nhờ đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, quả vải tươi Việt Nam đang được doanh nghiệp xuất khẩu sang Nhật Bản bán với giá khoảng 18 – 20 USD/kg (tương đương hơn 400.000 đồng).

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Nhật Bản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu rau quả có thể lập kỷ lục mới trong năm 2023

Xuất khẩu rau quả có thể lập kỷ lục mới trong năm 2023

Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhận định, xuất khẩu rau quả có thể lập kỷ lục mới trong năm 2023, cao nhất từ trước đến nay.
Quảng Ninh tiếp tục loạt giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Quảng Ninh tiếp tục loạt giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái và một số cửa khẩu khác của Quảng Ninh đã có nhiều dấu hiệu tích cực trong thời gian vừa qua.
[Infographics] Điểm danh sáu mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD

[Infographics] Điểm danh sáu mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng năm 2023, có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 62,2% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Xuất khẩu nông sản sang thị trường EU: Hóa giải những thách thức

Xuất khẩu nông sản sang thị trường EU: Hóa giải những thách thức

Hóa giải những thách thức liên quan đến chất lượng sản phẩm, tận dụng cơ hội mới từ CBAM là điều kiện quan trọng để tăng xuất khẩu nông sản sang thị trường EU.
Tháng 9/2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm mạnh

Tháng 9/2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm mạnh

Trong tháng 9/2023, xuất khẩu cà phê ước tính đạt 65 nghìn tấn, trị giá 205 triệu USD, giảm 32,7% về lượng và giảm 12,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản lớn thứ 7 tại thị trường Trung Quốc

Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản lớn thứ 7 tại thị trường Trung Quốc

Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản lớn thứ 7 tại thị trường Trung Quốc trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2023.
Đến hết quý III/2023, xuất khẩu cao su thu về 1,89 tỷ USD

Đến hết quý III/2023, xuất khẩu cao su thu về 1,89 tỷ USD

9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cao su ước tính đạt 1,42 triệu tấn, trị giá 1,89 tỷ USD, tăng 1,6% về lượng, giảm 17,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Tháng 8/2023, nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt tăng nhẹ trở lại

Tháng 8/2023, nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt tăng nhẹ trở lại

Nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam tăng nhẹ trở lại trong tháng 8/2023, trong bối cảnh giá lợn hơi giảm, thị trường tiêu thụ chậm.
8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam giảm cả về lượng và trị giá

8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam giảm cả về lượng và trị giá

8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam đã giảm 4,2% về lượng và giảm 5,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Lào Cai: Xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu duy trì ổn định

Lào Cai: Xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu duy trì ổn định

Từ ngày 29/9 đến 6/10, phía Trung Quốc nghỉ Quốc khánh, hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu tại Lào Cai dự báo giảm nhẹ nhưng vẫn ổn định.
Nhu cầu thay đổi, xuất khẩu cà phê chế biến được giá

Nhu cầu thay đổi, xuất khẩu cà phê chế biến được giá

Nhu cầu của các thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới là đang ưu tiên cà phê chế biến. Đây là xu hướng bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn tăng xuất khẩu cà phê.
Nhập khẩu sắt thép tháng 8/2023 đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2023

Nhập khẩu sắt thép tháng 8/2023 đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2023

Nhập khẩu sắt thép các loại trong tháng 8/2023 đạt 1,29 triệu tấn với kim ngạch hơn 937,6 triệu USD, tăng 18,2% về lượng và tăng 11,2% về trị giá so với tháng 7
Điểm tên 4 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng sang Ấn Độ trong tháng 8/2023

Điểm tên 4 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng sang Ấn Độ trong tháng 8/2023

4 nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ có mức tăng trưởng ấn tượng trong tháng 8/2023 gồm gỗ, sắt thép, hồ tiêu, cao su.
Mở rộng cửa khẩu đường bộ Việt Nam - Trung Quốc tại Lạng Sơn

Mở rộng cửa khẩu đường bộ Việt Nam - Trung Quốc tại Lạng Sơn

Sở Ngoại vụ đã có văn bản số 914/SNgV-LSHTQT gửi UBND Lạng Sơn về Công hàm của Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo về việc mở cửa khẩu biên giới Việt - Trung.
Thông tin mới về thông quan hàng hoá tại cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn

Thông tin mới về thông quan hàng hoá tại cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn

Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đã thông tin về việc thông quan hàng hoá vào ngày cuối tuần, nghỉ lễ Tết tại Cửa khẩu Chi Ma.
Lượng giảm, giá xuất khẩu cà phê tiếp tục neo ở mức kỷ lục

Lượng giảm, giá xuất khẩu cà phê tiếp tục neo ở mức kỷ lục

Ước tính xuất khẩu cà phê trong tháng 9 của Việt Nam đạt 65.000 tấn, giảm 32,7% so với cùng kỳ năm trước. Lượng giảm, giá cà phê được dự báo sẽ neo ở mức cao.
Lý do gì khiến thanh long Việt ‘đi lùi’?

Lý do gì khiến thanh long Việt ‘đi lùi’?

Từng được ví là cây tỉ USD, tuy nhiên, sau thời gian dài Việt Nam đứng đầu thế giới cả về diện tích và sản lượng, hiện thanh long Việt đang ‘đi lùi’.
Năm 2023, xuất khẩu nông lâm thủy sản có thể đạt 53 - 54 tỷ USD

Năm 2023, xuất khẩu nông lâm thủy sản có thể đạt 53 - 54 tỷ USD

9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 38,48 tỷ USD. Ngành nông nghiệp có thể đạt mục tiêu 53 - 54 tỷ USD kim ngạch năm 2023.
Thông tin Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu với 74 mã số vùng trồng là không chính xác

Thông tin Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu với 74 mã số vùng trồng là không chính xác

Thông tin Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu đối với 74 mã số vùng trồng và 47 cơ sở đóng gói trái cây vi phạm kiểm dịch thực vật là không chính xác.
Gỡ khó cho doanh nghiệp xuất khẩu điều

Gỡ khó cho doanh nghiệp xuất khẩu điều

Việc cơ quan kiểm dịch kiểm tra 100% các lô hạt điều chế biến đã đăng ký xuất khẩu tại các nhà máy khiến doanh nghiệp xuất khẩu điều khó càng thêm khó.
Xuất nhập khẩu hàng hoá 9 tháng chạm mốc gần 500 tỷ USD

Xuất nhập khẩu hàng hoá 9 tháng chạm mốc gần 500 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm 2023 đã đạt 497,66 tỷ USD, gần chạm mốc 500 tỷ USD.
8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 8.296 tấn ớt, thu về hơn 15,7 triệu USD

8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 8.296 tấn ớt, thu về hơn 15,7 triệu USD

8 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu tổng cộng 8.296 tấn ớt, thu về hơn 15,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2022 đã tăng mạnh 136,2%.
Hết quý III/2023, xuất khẩu gạo đạt 3,66 tỷ USD, tăng 40,4%

Hết quý III/2023, xuất khẩu gạo đạt 3,66 tỷ USD, tăng 40,4%

Hết quý III/2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 38,48 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu gạo đạt 3,66 tỷ USD, tăng 40,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điểm tên gia vị có tiềm năng nhất tại thị trường EU

Điểm tên gia vị có tiềm năng nhất tại thị trường EU

Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU, gia vị từ các nước đang phát triển có tiềm năng nhất tại thị trường EU là gừng, nghệ, hồ tiêu, quế…
Nguồn cung tiếp tục suy giảm, giá xuất khẩu cà phê dự kiến tăng cao

Nguồn cung tiếp tục suy giảm, giá xuất khẩu cà phê dự kiến tăng cao

Mới đây, Chính quyền Ethiopia đã tạm thời cấm hành khách đi máy bay mang cà phê sản xuất trong nước ra khỏi nước này. Điều này sẽ làm tăng giá cà phê xuất khẩu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động