Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, cách nào để chắc chân thị trường?

Ngoài việc tuân thủ những điều khoản trong Nghị định thư, các HTX, doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng cần đặc biệt quan tâm tới thị hiếu của thị trường Trung Quốc
Lô sầu riêng đầu tiên của Đồng Nai được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc Mới được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, mặt hàng này đã mang về gần 1 tỷ USD

Theo số liệu Hiệp hội Rau quả Việt Nam, 7 tháng năm 2023, xuất khẩu sầu riêng thu về 1,1 tỷ USD. Như vậy, loại quả này chính thức lọt vào “câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD” của ngành nông nghiệp.

Sầu riêng xuất khẩu Trung Quốc được lựa chọn với nhiều tiêu chí khắt khe, quả phải tròn và đảm bảo độ chín già
Sầu riêng xuất khẩu Trung Quốc được lựa chọn với nhiều tiêu chí khắt khe, quả phải tròn và đảm bảo độ chín già

Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - cho biết, nguyên nhân xuất khẩu sầu riêng tăng mạnh là do tháng 5 và 6 vào mùa thu hoạch rộ loại quả này ở các tỉnh phía Nam nên lượng hàng xuất sang thị trường Trung Quốc tăng đột biến. Từ tháng 8 tới cuối năm sẽ bước vào chính vụ thu hoạch ở Tây Nguyên. Do đó, sản lượng sẽ tăng vọt và xuất khẩu sầu riêng vượt 1 tỷ USD.

Hiện, giá thu mua sầu riêng đang tăng mạnh do hàng miền Tây vào cuối vụ. Tại các nhà vườn, giá sầu riêng loại một đang rao bán 85.000 - 100.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Gần đây, giá sầu riêng Việt Nam được doanh nghiệp và tiểu thương Trung Quốc mua giá cao. Ngoài ra, thời gian vận chuyển ngắn, sản phẩm của Việt Nam luôn tươi ngon nên có sức cạnh tranh mạnh so với hàng Thái.

Giá sầu riêng đang tăng cao, nhưng bên cạnh niềm vui, nhiều nhà vườn và doanh nghiệp còn nơm nớp lo lắng với tình trạng làm giá, tranh mua tranh bán khiến thị trường hỗn loạn. Quan trọng hơn, việc đẩy lượng, đẩy giá, "mua non, bán non" trong khi không kiểm soát tốt về chất lượng dẫn đến nguy cơ "vỡ trận".

Do đó, vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm, mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói cũng cần được quan tâm để đảm bảo uy tín của sầu riêng Việt Nam có thể cạnh tranh lâu dài.

Sầu riêng Việt Nam chủ yếu xuất sang Trung Quốc, chiếm 95% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.

“Người tiêu dùng phổ thông tại Trung Quốc có xu hướng mua những thùng sầu riêng mà bên trong có 6 quả, với cân nặng dao động từ 18 - 20kg/thùng. Chia trung bình, sầu riêng thành phẩm cần đạt khối lượng trung bình từ 3 - 3,5kg, thay vì mua lẻ từng quả”, ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (Văn phòng SPS Việt Nam) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - chia sẻ và cho biết, đó là điều mà một số quốc gia sản xuất sầu riêng lớn như Thái Lan đã làm được. Họ đáp ứng gần như trọn vẹn thị hiếu của Trung Quốc.

Tuy nhiên, vấn đề này hiện là thách thức với người nông dân Việt Nam. Trong quá trình chăm sóc, nước ta có xu hướng tăng cường sử dụng phân bón để kích thích quả lớn. Khảo sát một số vùng trồng lớn tại tỉnh Đắk Lắk cho thấy, tỷ lệ sầu riêng có khối lượng từ 3,5 - 5kg của Việt Nam khá lớn.

Nếu đóng gói 6 quả lớn như vậy, khối lượng thùng sầu riêng có thể lên tới 25kg. Điều ấy không phù hợp với quy cách mà Trung Quốc mong muốn. Ngay cả khi xuất khẩu sang nước bạn, người tiêu dùng cũng không sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho phần hàng họ cho là vượt quá nhu cầu sử dụng.

“Để đưa sầu riêng vào sâu hơn, tiếp cận nhiều hơn với khách hàng Trung Quốc nhà vườn lưu ý tới độ đồng đều của thành phẩm khi thu hoạch, làm thế nào để xếp vừa 6 quả một thùng 20kg”, ông Ngô Xuân Nam khuyến cáo

Một vấn đề nữa được đầu mối thông tin về SPS tại Việt Nam đưa ra, là việc kiểm soát hình thức, mẫu mã sầu riêng sau thu hoạch.

Tại các vựa sầu riêng hiện nay, đa phần người dân thu hoạch bằng cách cắt rồi hứng sầu riêng bằng bao tải. Cộng thêm những rủi ro liên quan tới đóng gói, vận chuyển, gai sầu riêng có thể bị dập. Việc này dẫn đến lớp biểu bì của sầu riêng bị phá vỡ, dẫn tới hơi ẩm, vi sinh vật có thể xâm nhập vào. Nhẹ thì sẽ dẫn đến mất hương vị tươi ngon của sầu riêng. Nặng hơn thì có thể gây thối và làm hỏng quả nếu để lâu.

Cuối cùng, là về thời điểm thu hoạch sầu riêng. Theo tính toán, thời gian sầu riêng từ lúc ra hoa đến lúc cho thu hoạch quả là khoảng 100 ngày. Sầu riêng chín cây được cắt vào khoảng ngày thứ 90 – 92. Do sầu riêng chín dần từ dưới lên, nếu thu hoạch thì sầu riêng chỉ nặng cân mà không đảm bảo hương vị tốt nhất, thậm chí không chín khi tới tay người tiêu dùng. Nếu thu hoạch muộn hơn, sầu riêng có thể bị chín dọc đường, dẫn đến hiện tượng nứt vỏ.

Là loại quả nhạy cảm với thời tiết, sầu riêng còn có thể bị “sượng cơm” nếu gặp mưa. Ông Ngô Xuân Nam khuyến cáo, bên cạnh các biện pháp kiểm soát hiện tượng “sượng cơm” như bón phân bón vừa đủ, trồng sầu riêng bằng phương pháp nhân giống vô tính, quản lý lượng nước chặt chẽ, không để đất bị thừa nước, độ ẩm quá cao, nhà vườn cần lưu ý thêm vào lúc thu hoạch. Nếu gặp mưa, người dân cần để thời gian thu hoạch chậm lại vài ngày để quả sinh trưởng trở lại bình thường. Bằng không, sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.

Ngoài việc tuân thủ những điều khoản trong Nghị định thư, người dân, HTX, doanh nghiệp và toàn bộ ngành hàng sầu riêng cần đặc biệt quan tâm tới thị hiếu của thị trường xuất khẩu. Có như vậy, chúng ta mới có thể phát triển bền vững.

Đối với sầu riêng, thị hiếu của thị trường Trung Quốc nói riêng và các quốc gia nói chung là ưa chuộng các quả có hình dáng tròn đều, bất kể to hay nhỏ. Với những quả như vậy, người tiêu dùng luôn tin tưởng là sẽ có nhiều "cơm" (phần ăn được). Ngoài ra, quả có nhiều múi, với các múi nổi rõ bên ngoài cũng là một điểm cộng.

Về màu sắc, cần tính toán để khi sang đến thị trường tiêu thụ, sầu riêng có vỏ màu xanh vàng, thể hiện là quả sắp chín, độ ngọt vừa đạt. Nếu để vỏ có màu vàng rực, nghĩa là quá chín; hoặc vỏ toàn màu xanh, chứng tỏ chưa chín, người tiêu dùng sẽ không lựa chọn.

Sầu riêng trên thế giới chủ yếu trồng ở Đông Nam Á. Trong đó, Việt Nam hiện đứng thứ 3 về diện tích và sản lượng sầu riêng, sau Indonesia (gần 1,4 triệu tấn/năm), Thái Lan (hơn 1,2 triệu tấn/năm). Nắm bắt thị hiếu tiêu dùng của thị trường xuất khẩu, mà ở đây là thị trường Trung Quốc sẽ giúp sầu riêng Việt đứng vững tại thị trường này.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thị trường Trung Quốc

Tin mới nhất

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động xuất nhập khẩu.
EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Ngày 20/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng thông báo ban hành lệnh cấm sử dụng bisphenol A (BPA), trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Con số gần 800 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà nước ta có hiện nay có thể được gia tăng nếu doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các nền tảng thương mại điện tử.
Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại.

Tin cùng chuyên mục

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.
Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD...
Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới.
Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất, đưa ra nhiều giải pháp giúp hệ thống Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Con số kỷ lục của hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 có được một phần nhờ các hoạt động xúc tiến xuất khẩu được triển khai bài bản thời gian qua.
Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024 các thị trường đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm. Riêng tháng 11/2024, Nhật Bản có tới 10 thông báo, có loại thuốc giảm hoạt chất đến 10 lần.
Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Với mức tăng trưởng 18%, Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất.
Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán biện pháp kiểm dịch thực vật với quả chanh leo. Dự kiến, Việt Nam sẽ có thêm chanh leo xuất khẩu sang Hoa Kỳ vào năm 2025.
Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Thị trường EU ngày càng đặt ra những tiêu chuẩn xanh mạnh mẽ hơn cho hàng hoá xuất khẩu, sẽ tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Sản phẩm điện, điện tử, công nghệ thông tin, là một trong 7 nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động bởi Thỏa thuận Xanh châu Âu.
Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Xuất nhập khẩu năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đạt được những thành tích nổi bật khi nhu cầu thị trường tiếp tục gia tăng, lạm phát ở nhiều thị trường giảm...
Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 16/12, Tổng cục Hải quan tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025.
Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sâu đang tăng trưởng mạnh và đây được đánh giá là xu hướng không thể đổi khác trong hoạt động xuất khẩu cà phê.
Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Năm 2024 là năm bứt phá của nông nghiệp Việt Nam khi giá trị sản xuất tăng trưởng trên 3,2%, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản ước đạt trên 62 tỷ USD.
Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Nhập khẩu đậu tương của Việt Nam trong 11 tháng đạt gần 1,98 triệu tấn, trị giá 1,02 tỷ USD, tăng 19,6% về lượng, nhưng giảm 3% kim ngạch so với cùng kỳ.
Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng từ 3,3 tỷ USD năm 2022 lên 5,6 tỷ USD năm 2023 và sẽ đạt 7,2 tỷ USD năm nay. Con số 8 tỷ USD dự báo sẽ đạt được trong năm 2025.
Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Để tận dụng tốt hơn EVFTA và đáp ứng các quy định xanh hóa của EU, không còn cách nào khác ngoài việc nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu thay vì làm gia công.
Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Thuỵ Điển được đánh giá là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam khi nhu cầu nhập khẩu sản phẩm này ngày càng tăng cao thời gian gần đây.
Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

11 tháng, Việt Nam xuất khẩu trên 1,57 triệu tấn phân bón, tương đương gần 644,46 triệu USD, tăng 13,7% về khối lượng, tăng 11,6% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Từ con số chỉ 180 triệu USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2010, xuất khẩu dừa đạt hơn 900 triệu USD vào năm 2023 và kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động