Sầu riêng đông lạnh Việt Nam vẫn ‘vắng bóng’ tại Trung Quốc

Kỳ vọng thu về thêm nửa tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc, tuy nhiên, sau hơn nửa năm mở cửa thị trường, con số này mới đang nằm trên giấy
Sầu riêng đông lạnh, dừa tươi và cá sấu được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc Infographic: Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh Việt Nam có thể đạt 300 triệu USD năm 2024 Sầu riêng đông lạnh - động lực mới cho xuất khẩu trái cây thời gian tới

Lo ngại rủi ro bị trả hàng

Theo số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, năm 2024, Việt Nam là thị trường cung cấp sầu riêng lớn thứ hai cho Trung Quốc với 736,72 nghìn tấn, chiếm khoảng 47,2% tổng lượng nhập khẩu. Đây là thị trường có mức tăng trưởng mạnh nhất, với lượng xuất khẩu tăng 49,4% so với năm 2023. Giá trị xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong năm 2024 cũng đạt gần 2,94 tỷ USD, tăng 37,5%. Tuy nhiên, giá trung bình giảm 8% xuống còn 3.991 USD/tấn.

Sầu riêng cấp đông của Malaysia bày bán tại Trung Quốc
Sầu riêng cấp đông của Malaysia bày bán tại Trung Quốc. Ảnh: Phan Mến

Đáng chú ý, dù gia tăng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng tươi sang thị trường Trung Quốc, nhưng sầu riêng đông lạnh của Việt Nam vẫn chưa ‘chạm chân’ đến thị trường Trung Quốc sau 6 tháng thị trường này được mở cửa.

Sầu riêng đông lạnh được xuất khẩu bao gồm sầu riêng nguyên quả (có vỏ), sầu riêng xay nhuyễn (không có vỏ) và cơm sầu riêng (không có vỏ). Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - cho biết, hiện nay đã có những doanh nghiệp của Việt Nam được Trung Quốc công nhận để xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường này. Tuy nhiên, các doanh nghiệp được phê duyệt vẫn còn e dè, chưa xuất khẩu sầu riêng đông lạnh bởi thiếu những hướng dẫn cụ thể quy trình giao hàng, thông quan tại biên giới.

Mỗi lô hàng trị giá 7-8 tỷ đồng (giá trị gấp 3-4 lần sầu riêng tươi), nếu việc xuất khẩu không thuận lợi, không đáp ứng được yêu cầu, quy định của Trung Quốc, đặc biệt là vấn đề an toàn thực phẩm, nếu hàng bị trả về thì doanh nghiệp sẽ thiệt hại rất lớn, cùng với đó là nguy cơ bị tạm dừng xuất khẩu, thu hồi mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói.

“Hiện sầu riêng đông lạnh Việt Nam đã xuất khẩu đến các thị trường Mỹ, Canada, Australia nhưng chưa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc”, ông Đặng Phúc Nguyên chia sẻ.

Trong khi đó, theo một doanh nghiệp, nhu cầu nhập khẩu sầu riêng đông lạnh của Trung Quốc cũng rất lớn. Khó khăn lớn nhất hiện nay là phải kiểm nghiệm một số chỉ tiêu dư lượng hóa chất theo yêu cầu của Trung Quốc. Trong khi đó, vấn đề dư lượng trong sầu riêng của Việt Nam có khi không đảm bảo. Đây là vấn đề mà doanh nghiệp lo ngại. Một vướng mắc khác đó là việc thương thảo, ngã ngũ hợp đồng và điều kiện giao nhận hàng với đối tác, do mỗi container sầu riêng đông lạnh có giá trị rất lớn.

Sầu riêng đông lạnh Malaysia 'chiếm sóng'

Trao đổi với Báo Công Thương, bà Phan Thị Mến - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn khoa học và công nghệ SUTECH - cho biết, tiêu chuẩn của sầu riêng cấp đông khắt khe hơn nhiều so với sầu riêng tươi, đòi hỏi nhà sản xuất phải tuân thủ tiêu chuẩn HACCP hoặc tương đương như ISO 22000:2018, BRC, FSSC 22000…

Cơ sở chế biến sầu riêng đông lạnh phải đảm bảo phòng, tránh được các mối nguy về vi sinh vật, nấm men, nấm mốc có trong nguyên liệu khi thu hoạch. Quá trình vận chuyển phải tuyệt đối an toàn, không gây úng, thối cho sản phẩm. Đặc biệt, những mối nguy về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng kim loại nặng... tồn dư trong quá trình canh tác phải được kiểm soát, phòng ngừa.

Quá trình tách múi, tách hạt, xay nhuyễn cấp đông cũng yêu cầu cao về việc quản lý, phòng ngừa mối nguy sinh học, hóa học và vật lý để sản phẩm không bị nhiễm vi khuẩn E.Coli, Salmonella…

Về nhà xưởng, nguyên tắc bố trí nhà xưởng phải đảm bảo một chiều, theo đó đường vào của nguyên liệu và đường ra của thành phẩm không cùng một đường để đảm bảo không bị lây nhiễm chéo.

Đối với cơ sở đóng gói sầu riêng cấp đông thì phải đảm bảo quy trình khép kín, chuẩn hóa từ nhân sự tham gia vào quá trình đến quá trình xử lý sản phẩm, ra thành phẩm.

Sầu riêng đông lạnh phải được xử lý ở nhiệt độ -35°C hoặc thấp hơn trong ít nhất 1 giờ cho đến khi nhiệt độ lõi đạt ít nhất -18°C hoặc thấp hơn, và mức nhiệt độ này phải được duy trì trong suốt quá trình bảo quản và vận chuyển.

Trung Quốc là thị trường lớn mà hầu hết tất cả các nước xuất khẩu đều hướng đến. Tuy nhiên để chinh phục thị trường này hoàn toàn không dễ dàng. Bà Phan Thị Mến cho hay, trong trung tâm thương mại, đối với sầu riêng tươi, chủ yếu là sầu riêng Dona của Thái Lan, còn sầu riêng cấp đông chủ yếu là sầu Musangking cấp đông nguyên quả của Malaysia.

Về sầu riêng cấp đông, tại Trung Quốc, người dân cực kỳ ưa chuộng sầu riêng cấp đông nguyên của của Malaysia. Chiến lược của Malaysia là gì để sầu riêng cấp đông của họ được thị trường Trung Quốc tin tưởng như vậy?

Thứ nhất, quốc gia này đặc biệt chú trọng về đầu tư chất lượng, hình thức. Sầu riêng cấp đông nguyên quả của nước này chủ yếu là sầu Musangking tròn đều. Mùi của trái sầu này không bị xộc, hắc như Ri6. Đồng thời trái có hình thức đẹp, bắt mắt. Thứ hai, Malaysia tập trung đẩy mạnh thương hiệu và độ tiếp cận. Malaysia thường xuyên tổ chức lễ hội trái cây tại Trung Quốc. Có thể thấy, sầu riêng của họ đã quá quen thuộc với người dân Trung Quốc.

Việc sầu riêng đông lạnh - mặt hàng chế biến của Việt Nam được kí Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc - đây là cơ hội mới cho sản phẩm chế biến của Việt Nam. Không chỉ sầu riêng mà các mặt hàng nông sản chế biến có nhiều lợi thế. Thời gian bảo quản lâu, giữ được giá trị dinh dưỡng và hương vị… Từ đó giúp tăng giá trị nông sản khi xuất khẩu.

Người tiêu dùng ngày càng tiết kiệm thời gian, nên các sản phẩm tiện lợi, dễ chế biến sẽ ngày càng được chú ý. Do đó, việc không ngừng tiếp cận xu thế và thị hiếu của người tiêu dùng; cũng như của thị trường để có những sản phẩm mới đáp ứng kịp thời nhu cầu là điều cần thiết.

Đồng thời, cần thay đổi lối thương mại thuần túy, đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, đi sâu vào khoa học chế biến sâu, đẩy mạnh công nghệ… Bởi đây là chiến lược mấu chốt để Việt Nam không chỉ gia tăng kim ngạch xuất khẩu mà còn tăng năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững hơn trên thị trường thế giới, đặc biệt là Trung Quốc.

Về phía Hiệp hội, ông Đặng Phúc Nguyên kiến nghị, cần kiểm soát chặt chất lượng sầu riêng từ gốc. Theo đó, tất cả sầu riêng trước khi cắt bán ra ngoài thị trường đều phải có xét nghiệm Cadimin, vàng O,… đạt tiêu chuẩn mới cho cắt bán. Thay đổi cách làm, minh bạch thông tin, sẽ là cách đi bền vững của ngành hàng này.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện có 7 doanh nghiệp của Việt Nam được Trung Quốc công nhận để xuất khẩu. Ngoài ra, có 25 doanh nghiệp khác đã nộp hồ sơ đang chờ phía bạn phê duyệt. Bộ cũng đang tạo mọi điều kiện để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng đông lạnh trong năm 2025. Về mặt kỹ thuật, tiêu chuẩn xuất khẩu sầu riêng đông lạnh Bộ đã tập huấn, hướng dẫn.

Việc xuất khẩu sầu riêng đông lạnh chỉ còn phụ thuộc vào việc ký kết hợp đồng giữa các doanh nghiệp của Việt Nam và Trung Quốc. Bộ đã đề nghị với các doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu nếu gặp khó khăn, vướng mắc thì báo cáo để bộ cùng với Tổng cục Hải quan Trung Quốc tháo gỡ.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thị trường Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025 không chỉ tập trung kết nối doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong và ngoài nước mà là cầu nối để quảng bá du lịch Việt Nam
TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS.Tô Hoài Nam cho rằng, doanh nghiệp cần xanh hóa sản phẩm, tận dụng FTA để đa dạng thị trường xuất khẩu, ứng phó với khó khăn hiện tại.
Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên cho biết, Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN để cùng nhau xử lý những khó khăn liên quan đến thuế quan của Hoa Kỳ.
Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng toàn ngành 4% và kim ngạch xuất khẩu 65 tỷ USD, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt chỉ tiêu cho từng nhóm ngành hàng cụ thể.
EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU đang siết nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc như thép, điện tử... Doanh nghiệp Việt Nam cùng xuất khẩu mặt hàng này cần lưu ý một số nguy cơ.

Tin cùng chuyên mục

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Thu về gần 4 tỷ USD xuất khẩu trong quý I/2025, ngành gỗ và lâm sản chủ động thích ứng yêu cầu của thị trường, hướng đến phát triển bền vững.
Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan mới của Mỹ đang tạo ra những biến động đáng kể trong thị trường tiêu dùng Mỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của nhiều mặt hàng.
Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Quy định của EU rất rõ ràng và hướng đến bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, đôi khi doanh nghiệp Việt ‘lơ đễnh’ có thể dẫn đến việc bị cấm nhập khẩu.
Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt

Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt 'bão' thuế quan: Bộ Công Thương luôn sát cánh

Dù nhiều lần bị điều tra, áp thuế song doanh nghiệp Việt luôn chủ động, linh hoạt các giải pháp bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Công Thương để vượt bão.
Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Vụ Đông Xuân gần kết thúc, lượng lúa trong dân không còn nhiều, giá gạo xuất khẩu tăng trở lại, dù vậy, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn.
Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Giá thức ăn chạm trần, thuế phòng vệ tăng cao, ngành cá tra đứng trước sóng gió kép – đã đến lúc cần một chiến lược công thương đủ tầm và đủ sâu.
TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

“Trong nguy có cơ”, TS. Võ Trí Thành cho rằng, việc Hoa Kỳ áp thuế là cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế, là dịp để doanh nghiệp xuất khẩu nhìn lại chính mình.
Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Hàng hóa đang trên đường đến Mỹ sẽ không bị áp thuế đối ứng, theo thông báo mới từ Cơ quan Hải quan Mỹ, giúp doanh nghiệp xuất khẩu giảm lo ngại về chi phí.
Argentina tuyên bố thoả thuận thuế 0%, Campuchia đề nghị 5% với Mỹ

Argentina tuyên bố thoả thuận thuế 0%, Campuchia đề nghị 5% với Mỹ

Ngày 2/4/2025, Mỹ công bố chính sách thuế quan mới. Trong đó, Argentina bị áp mức thuế 10%, trong khi Campuchia phải đối mặt với mức thuế lên tới 49%.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu

Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu

Dự thảo Nghị định về thương mại chiến lược là một bước đi quan trọng nhằm định hình lại chính sách xuất nhập khẩu theo hướng chủ động, có định hướng...
Bộ trưởng Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng mới

Bộ trưởng Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng mới

Để đạt mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên thì 9 tháng cuối năm cần tăng khoảng 8,3%; tăng trưởng quý II là 8,2%, quý III và quý IV lần lượt là 8,3% và 8,4%.
Xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 202,52 tỷ USD

Xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 202,52 tỷ USD

Theo Cục Thống kê – Bộ Tài chính, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá 3 tháng đầu năm 2025 đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước.
Giảm thuế nhập khẩu với Hoa Kỳ: Mở cửa thị trường, giữ chắc nền móng

Giảm thuế nhập khẩu với Hoa Kỳ: Mở cửa thị trường, giữ chắc nền móng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ động đề xuất mức thuế nhập khẩu 0% với hàng hóa từ Hoa Kỳ trong cuộc điện đàm quan trọng với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Đàm phán thuế quan Việt - Mỹ trên bàn cờ lớn: Một vài khuyến nghị

Đàm phán thuế quan Việt - Mỹ trên bàn cờ lớn: Một vài khuyến nghị

Trong môi trường địa kinh tế đầy biến động, thuế quan hiện không chỉ là rào cản thương mại, mà còn là bàn đạp chiến lược trong bàn cờ quyền lực kinh tế toàn cầu
Hiệp hội Logistics Việt Nam thành lập tổ phản ứng nhanh tiếp nhận ý kiến doanh nghiệp

Hiệp hội Logistics Việt Nam thành lập tổ phản ứng nhanh tiếp nhận ý kiến doanh nghiệp

Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam quyết định thành lập Tổ phản ứng nhanh của hiệp hội để xử lý với những biến động trên thị trường.
Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, sẽ có website về xuất xứ hàng hóa để giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA dễ hơn và góp phần phòng chống gian lận thương mại.
Chưa vội điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu: Bình tĩnh nhìn tổng thể

Chưa vội điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu: Bình tĩnh nhìn tổng thể

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, chưa bàn đến điều chỉnh chỉ tiêu xuất khẩu, theo tinh thần “bình tĩnh, nhìn tổng thể và toàn diện”.
Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới

Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới

Mức thuế đối ứng mà Hoa Kỳ áp cho hàng hoá nhập khẩu đã và đang mang lại cả cơ hội và thách thức đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Bắc Âu.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Xây dựng Nghị định quy định về kiểm soát thương mại chiến lược không chỉ bảo vệ công nghệ lõi mà còn thu hút các doanh nghiệp lớn đến đầu tư tại Việt Nam.
Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Việt Nam có thể học hỏi điều gì từ kinh nghiệm quốc tế?
Mobile VerionPhiên bản di động