Xuất khẩu gạo sang thị trường EU đạt gần 104.000 tấn

Vượt con số hạn ngạch (80.000 tấn/năm) của Hiệp định EVFTA, năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu gần 104.000 tấn gạo sang thị trường EU.
Philippines vẫn là thị trường lớn nhất của gạo Việt trong năm 2023 Tháng 1/2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về 5,14 tỷ USD Bài 1: Chuỗi giá trị nông sản được nối dài

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2023, xuất khẩu gạo sang khối thị trường EU đạt gần 104.000 tấn gạo (cao hơn con số hạn ngạch là 80.000 tấn/năm) với giá trị thu về 71,7 triệu USD, tăng 10% cả về lượng và kim ngạch so với năm 2022. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp xuất khẩu gạo sang EU vượt hạn ngạch 80.000 tấn/năm của Hiệp định EVFTA.

Xuất khẩu gạo sang thị trường EU đạt gần 104.000 tấn
Xuất khẩu gạo sang thị trường EU đạt gần 104.000 tấn

Việt Nam đã được xuất khẩu gạo tới 26/27 quốc gia thành viên trong khối Liên minh châu Âu. Đứng đầu là Đức với khối lượng đạt 23.328 tấn, tăng 49,3% so với năm trước và chiếm 22,4% thị phần; tiếp theo là Ba Lan với 14.726 tấn, tăng tới 92% và chiếm 14,2% thị phần.

Đặc biệt, lượng gạo xuất khẩu sang nhiều thị trường tăng từ 3 - 4 con số như: Hungary tăng 12 lần, Bulgaria tăng 730%, Hy Lạp tăng 483,3%, Bồ Đào Nha tăng 425%... Trong số các thị trường chính chỉ có Italy ghi nhận sự sụt giảm 78,5% xuống còn 6.876 tấn.

Như vậy, sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8/2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU đã có bước tăng trưởng khá ấn tượng.

Kết quả này cho thấy các doanh nghiệp đang tận dụng khá tốt các cơ hội từ Hiệp định EVFTA. Đồng thời, chất lượng gạo của Việt Nam cũng ngày càng cải thiện và đáp ứng được các yêu cầu khắt khe từ các thị trường khó tính.

Khẳng định chất lượng gạo của Việt Nam đều đáp ứng hoàn toàn yêu cầu từ thị trường khó tính này, ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - cho biết, thị trường EU là một trong những thị trường đòi hỏi rất nhiều tiêu chuẩn rất cao. Nhưng, trong nhiều năm trở lại đây, không có bất kỳ lô hàng gạo nào của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU bị cảnh báo.

Đáng chú ý, mới đây, gạo ST24 và ST25 – giống gạo 2 lần đạt danh hiệu gạo ngon nhất thế giới đã chính thức được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu vào thị trường EU. Đây được xem là cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu gạo vào thị trường đầy tiềm năng này.

Hiện, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 8 trong số các thị trường ngoại khối cung cấp gạo cho EU với thị phần chiếm 2,8% tổng nhập khẩu mặt hàng này của khu vực.

Theo cam kết từ Hiệp định EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm gồm: 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm.

Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU mỗi năm. Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3-5 năm. Điều này đã mở ra cơ hội để gạo Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước khác khi xuất khẩu vào EU.

“Cho đến nay, Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu (EU) - Việt Nam (EVFTA) thực sự là một câu chuyện thành công", Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện châu Âu Bernd Lange chia sẻ tại cuộc gặp gỡ báo chí ngày 18/1/2024.

Ông Bernd Lange cho biết, sau 3 năm thực hiện Hiệp định EVFTA, kim ngạch thương mại giữa EU và Việt Nam đã tăng trưởng 20%. Các dòng thuế cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đã được dỡ bỏ 71%, trong khi ở chiều ngược lại, 65% dòng thuế cho hàng hóa xuất khẩu từ EU sang Việt Nam đã được dỡ bỏ. Một điểm đáng ghi nhận là trong quá trình thực thi Hiệp định, hai bên đã cùng nhau thực hiện các cam kết, nghĩa vụ.

Ông Bernd Lange nhận định các Hiệp định giữa EU và Việt Nam, trong đó có EVFTA, chính là "những hòn đá tảng, cột mốc quan trọng cho quan hệ giữa hai bên". Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động phức tạp, sự đối đầu, chủ nghĩa bảo hộ còn hiện hữu, đây là nền tảng rất tốt để thúc đẩy mối quan hệ giữa hai bên.

Theo Thương vụ Việt nam Bỉ và EU, Hiệp định EVFTA bước vào năm thực hiện thứ 4, biểu B3 đã về 0%, biểu B5 đã thực hiện được một nửa, cơ hội thị trường của hàng Việt Nam là rất lớn. Rất nhiều nước khác đang ao ước có một hiệp định như EVFTA để tiếp cận thị trường EU. Do vậy, EVFTA sẽ tiếp tục là một trong những chìa khóa cho xuất khẩu Việt Nam vào EU.

Tuy nhiên, EU cũng đang tăng cường quản lý an toàn thực phẩm, giám sát thương mại nhất là các vụ việc lẩn tránh thuế từ các nước thứ 3. Đồng thời, trong tháng 1, EU cũng đã ban hành rất nhiều ngưỡng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hầu hết ở mức 0,01mg/1kg, phê chuẩn chương trình kiểm soát thực phẩm có nguồn gốc động vật (Việt Nam là thủy sản, mật ong – đang xem xét trứng và sữa), và các biện pháp khẩn cấp và tạm thời kiểm soát an toàn thực phẩm tại cửa khẩu. Đây là những thách thức cho nông sản Việt Nam nói chung.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng cục Hải quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng chỉ đạo, công tác phát triển thị trường châu Á-châu Phi cần tập trung vào những thị trường trọng tâm, trọng điểm, còn nhiều tiềm năng.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Chiều 27/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Sáng 27/12, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu cần đưa ra cả mục tiêu và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu khác với nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.
Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt kỷ lục cả ở xuất khẩu nông sản và xuất siêu. Song những cảnh báo mới đây từ thị trường nhập khẩu là tin kém vui cho ngành này.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

11 tháng 2024, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt trên 1,25 triệu tấn, trị giá 2,07 tỷ USD, giảm 15,5% về lượng, nhưng tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ.
Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Nếu xuất khẩu hàng hoá năm 2025 đạt mức tăng trưởng 12%/năm, mỗi tháng, kim ngạch xuất khẩu phải tăng tương ứng 4 tỷ USD. Đây là con số không hề nhỏ.
Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may.
Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Sau năm 2024 với nhiều điểm sáng, năm 2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024.
Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Năm 2024, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị. Giá gạo xuất khẩu gạo bình quân cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 600 USD/tấn.
Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ vượt mốc 15 tỷ USD, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.
EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tạm thời tăng tần suất kiểm tra sầu riêng của Việt Nam tại biên giới từ 10% lên 20%.
Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản 2024 đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy, thị trường bao phủ cả 5 châu lục.
Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” thu được từ sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của Bộ Công Thương.
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Đà tăng trưởng xuất nhập khẩu 2024 rất lớn, dự báo sang năm 2025, ‘mưa thuận, gió hòa’, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể vượt con số 1.000 tỷ USD.
Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động xuất nhập khẩu.
EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Ngày 20/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng thông báo ban hành lệnh cấm sử dụng bisphenol A (BPA), trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Con số gần 800 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà nước ta có hiện nay có thể được gia tăng nếu doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các nền tảng thương mại điện tử.
Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại.
Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.
Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD...
Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới.
Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất, đưa ra nhiều giải pháp giúp hệ thống Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động