Xuất khẩu gạo nên tập trung vào các thị trường bền vững
Xuất nhập khẩu Thứ tư, 22/06/2022 - 13:58 Theo dõi Congthuong.vn trên
Xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục giữ giá cao trong tháng 6 Nhu cầu thị trường tăng cao, gạo Việt Nam nhiều cơ hội vào Bắc Âu Cơ hội nào cho xuất khẩu gạo trong cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu? |
Đây là nhận định được các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo Khơi thông dòng chảy hạt gạo Việt Nam do Nhịp sống kinh doanh phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ được tổ chức tại Cần Thơ ngày 22/6 .
Nhiều tín hiệu tích cực
Ông Phạm Quang Diệu - Chuyên gia phân tích thị trường lúa gạo, Công ty Agrimonitor cho biết, trong 5 - 7 năm, xuất khẩu gạo có tiến triển lớn, phân khúc gạo trung bình khá Việt Nam đã được khẳng định. Thương nhân Thái đang lo ngại sức cạnh tranh của gạo Việt Nam, nhất là loại gạo thơm và Thái Lan có thể để mất thị phần vì giá gạo thơm Thái Lan quá cao.
Theo thống kê, giá gạo xuất khẩu Việt Nam không tăng trong 3 năm qua, giá thế giới tương tự. Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan, Ấn Độ không cao so với trước đây. Lý do là dự báo năm 2023, tồn kho gạo vẫn lên tới 180 triệu tấn, cao hơn 2019, 2020.
![]() |
Xuất khẩu gạo nên tập trung vào các thị trường thị vững |
Nhận định về giá gạo của Việt Nam đang đứng ở đâu trên thị trường thế giới, ông Nguyễn Chánh Trung - Phó Tổng giám đốc Tân Long Group cho biết, bức tranh thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam lâu nay vẫn thường được so sánh với đối thủ Thái Lan. Tuy nhiên, so với Thái Lan, Việt Nam có các giống gạo đa dạng, có gạo ngắn, gạo tròn với nhiều chủng giống mà Thái Lan, Campuchia không có. Tương tự, nhiều giống gạo dài Thái Lan, Campuchia cũng không có. Nhưng, có điểm chung về thị trường xuất khẩu là Philippines.
Đặc biệt, tại Việt Nam các giống gạo thơm rất đa dạng. Gạo thơm đang thâm nhập các thị trường mới. Một số thị trường mới tại châu Phi như Ghana rất thích loại gạo này của Việt Nam, kể cả tấm. Việt Nam có thể cạnh tranh sòng phẳng với Thái Lan về giá gạo ST24. Trong khi đó, thị trường Trung Quốc tiêu thụ rất nhiều gạo ST21 của Việt Nam, giá gạo ST21 cũng từng rất cao, giá gạo japonica cũng cao hơn gạo dài.
“Tôi cho rằng mỗi loại gạo đều có thị trường riêng. Nếu gạo Việt Nam có bán cao hơn hay thấp hơn gạo Thái Lan hay 20-30 USD cũng là bình thường”, ông Nguyễn Chánh Trung nói.
Cũng theo ông Nguyễn Chánh Trung, tùy thuộc vào thời điểm thu hoạch của người nông dân thì sẽ đánh giá được mức độ lợi nhuận của bà con nông dân. Còn khi đã vào kho tạm trữ thì phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo ông Trung, bên cạnh giá xuất khẩu gạo đang ổn định, ngành gạo Việt Nam cũng đang hưởng lợi từ việc giá phụ phẩm như cám hay trấu đều tăng, liên quan đến đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Tập trung vào các thị trường bền vững
Mặc dù xuất khẩu gạo đạt nhiều kết quả tích cực, song theo đánh giá, ngành gạo vẫn còn nhiều điểm nghẽn cần được khơi thông. Ông Đỗ Hà Nam - Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, năm 2021 các thị trường xuất khẩu gạo ổn định như Philippines, Trung Quốc, trong khi Indonesia và Malaysia giảm mạnh, cho thấy thị trường Đông Nam Á chúng ta trông cậy chủ yếu ở thị trường Philippines. “Chúng ta nói doanh nghiệp cần mở rộng thị trường, cạnh tranh với Thái Lan nhưng cần suy nghĩ lại. Có những sản phẩm Thái Lan làm mình không có và ngược lại, người tiêu dùng dùng sản phẩm nào thì sản phẩm đó ổn định. Như thị trường Philippines họ thích ăn gạo Việt hơn. Vậy Việt Nam ổn định thị trường này. Không phải mở rộng thị trường nào mà quan trọng thị trường bền vững”, ông Đỗ Hà Nam khẳng định.
![]() |
Toàn cảnh Hội thảo “Khơi thông dòng chảy hạt gạo Việt Nam” |
Đồng quan điểm, ông Phạm Quang Diệu - Chuyên gia phân tích thị trường lúa gạo, Công ty Agrimonitor cho rằng, để vào thị trường cao cấp rất khó khăn bởi tiêu chuẩn khắt khe và việc đảm bảo chất lượng đồng đều không dễ. Để gạo Việt đi vào thị trường Mỹ, Nhật, EU đều phức tạp. Ngoài ra, trong 4-5 năm, gạo thơm Việt Nam có tín hiệu xuất khẩu tốt, vào Philippines, sang châu Phi. “Đây là gợi ý cho chúng ta, nên tập trung vào thị trường trọng điểm, xây dựng thương hiệu, hệ thống phân phối tốt thay vì lan man đi nhiều thị trường như hiện nay”, ông Phạm Quang Diệu lưu ý.
Cùng với đó, các doanh nghiệp cần phải chú trọng đến vấn đề xây dựng thương hiệu, bà Bùi Kim Thùy - Chuyên gia kinh tế hội nhập đánh giá, sự khơi thông của thị trường xuất khẩu gạo nằm ở hàng rào kỹ thuật, phòng vệ thương mại, an ninh lương thực, hạn ngạch, thuế quan… Việt Nam vẫn phải chịu biện pháp phòng vệ, thuế suất đặc biệt là Trung Quốc.
Theo bà Thùy, doanh nghiệp Việt có vẻ còn thiếu ý thức làm thương hiệu trên thị trường nước ngoài. Ngoài ra, cần lưu ý đến phòng vệ thương mại. Ví dụ ngành mật ong Việt xuất khẩu vào Mỹ, có nguy cơ bị áp thuế 500%. Lý do đưa ra là Việt Nam chưa vận hành theo kinh tế thị trường, sử dụng biện pháp so sánh giá với thị trường tương đương.
Vị chuyên gia này lưu ý, khi xuất khẩu gạo số lượng lớn, trong thời gian ngắn vào một thị trường nào đó, Việt Nam có thể chịu nhiều rủi ro về thuế quan. Gạo là sản phẩm nhạy cảm nên các hàng rào thương mại là nguy cơ.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hoa Kỳ giữ vị trí số 1 trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ: Khó giữ "phong độ"

Xuất khẩu nước mắm bình quân cả nước mới đạt khoảng 12,6%

Xuất khẩu thủy sản dự báo có thể cán mốc 10 tỷ USD trong năm 2022

Lai Châu: Nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc xuống giá
Tin cùng chuyên mục

Cửa khẩu Móng Cái: Hoạt động xuất nhập khẩu trở lại bình thường

Xuất khẩu vào Anh tăng trưởng “đột phá” nhờ hiệp định UKVFTA

Doanh nghiệp tăng nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất

Xuất khẩu thanh long, rau gia vị sang thị trường EU gặp khó

Xuất khẩu quả chuối vào thị trường Trung Quốc: Cách nào để gia tăng thị phần?

Xuất khẩu sang CHLB Đức: Tìm "cửa" ngách

Cá tra Việt Nam được tiêu thụ nhiều nhất tại thị trường Bắc Âu

Xuất nhập khẩu với châu Á đạt gần 200 tỷ USD

Yếu tố nào để ngành cao su gia tăng thị phần xuất khẩu?

Tỉnh Quảng Ninh: Cửa khẩu Ka Long thông quan trở lại

Tìm giải pháp khôi phục thông quan tại các cửa khẩu

Xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản: Chất lượng là yếu tố tiên quyết

Thực hành lâm sản bền vững - mở rộng thị trường xuất khẩu gỗ

Hiu hắt cửa khẩu Ma Lù Thàng

Dự báo xuất khẩu sắn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới

Cơ hội nào cho xuất khẩu gạo trong cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu?

Xuất khẩu hạt tiêu 5 tháng, tăng mạnh về giá trị

Xúc tiến xuất khẩu trà tỉnh Lai Châu vào thị trường Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á

Trung tâm giao dịch hàng hóa: Lời giải cho "bài toán" ùn tắc nông sản ở cửa khẩu
