Nhu cầu thị trường tăng cao, gạo Việt Nam nhiều cơ hội vào Bắc Âu
Thông tin thương vụ 27/04/2022 07:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tận dụng hiệu quả EVFTA, mở đường cho hàng Việt chinh phục Bắc Âu Tăng cơ hội cho hàng Việt Nam tại thị trường châu Âu |
Nhu cầu ngày càng tăng cao
Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu nhận định, thời gian tới, nhập khẩu gạo của thị trường dự kiến sẽ tăng khi châu Âu không tự túc được hoàn toàn gạo. Khoảng 60% nhu cầu được đáp ứng bởi sản xuất trong khu vực, khiến nhu cầu nhập khẩu 1,8 triệu tấn gạo xay xát. Triển vọng Nông nghiệp của EU 2020-2030, dự kiến nhu cầu gạo nhập khẩu sẽ tăng cho đến năm 2030. Trong thập kỷ tới, nhập khẩu sẽ tăng khoảng 250.000 tấn.
Các nước Bắc Âu là các nước không trồng lúa gạo do vậy, các nước này gần như nhập khẩu hoàn toàn. Trong năm 2020, các nước Bắc Âu nhập khẩu 147.718 tấn gạo, trị giá 186,52 triệu USD, trong đó nhập khẩu từ các nước trong nội khối EU khoảng 99 triệu USD, chiếm khoảng 53% tổng kim ngạch nhập khẩu của các nước này.
![]() |
Thời gian tới, nhập khẩu gạo của Bắc Âu sẽ tăng lên |
Về chủng loại gạo, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cho biết, châu Âu chủ yếu sản xuất gạo Japonica (khoảng 75%) và hầu hết được sản xuất và tiêu thụ ở Nam Âu. Châu Âu là nước xuất khẩu ròng gạo Japonica. Tuy nhiên, ở khu vực Bắc Âu, giống truyền thống châu Á Indica phổ biến hơn, ví dụ các loại gạo hạt dài và gạo thơm như Bastima và Jasmine.
Bên cạnh đó, gạo xay xát là mặt hàng nhập khẩu chính. Gạo xát (trắng) và gạo xát vỏ (nâu) là những loại gạo quan trọng nhất để nhập khẩu vào Bắc Âu, kể cả khi nói đến các loại gạo đặc sản. Gạo xay xát có ưu điểm là nhẹ hơn, thuận tiện cho việc vận chuyển và ít bị nấm, mốc. Xay xát, hoặc loại bỏ cám, có thể là một quá trình gia tăng giá trị được thực hiện ở nước xuất xứ. Các nước Bắc Âu chủ yếu nhập khẩu gạo xay xát. Vào năm 2020, tổng kim ngạch nhập khẩu gạo xay xát của các nước Bắc Âu là 159,11 triệu USD, chiếm 85,3% tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của các nước này.
Gạo tấm là sản phẩm phụ của quá trình chế biến gạo. Nhiều người tiêu dùng Bắc Âu coi gạo tấm là gạo cấp thấp hơn, nhưng người tiêu dùng truyền thống hoặc châu Á đánh giá cao hơn vì đây là một loại gạo có giá cả phải chăng với đặc tính hấp thụ hương vị và nấu nhanh. Gạo tấm (không phải gạo đặc sản) cũng được sử dụng cho các sản phẩm được chế biến tiếp, chẳng hạn như ngũ cốc ăn sáng, thức ăn cho chăn nuôi, bia, tinh bột và bột mì. Gạo chưa qua chế biến (còn trấu) không được ưa chuộng trong thương mại.
Nhập khẩu gạo đặc sản từ các nước ngoài châu Âu ngày càng tăng
Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển chỉ rõ, các sản phẩm đặc biệt hấp dẫn đối với thị trường châu Âu nói chung và Bắc Âu nói riêng là gạo Ấn Độ hạt dài đã xát hoặc xay, chẳng hạn như gạo Basmati.
Các loại gạo thơm và gạo màu thường không được sản xuất ở châu Âu và được nhập khẩu chủ yếu từ các nước châu Á. Việc nhập khẩu từ các nhà cung cấp ngoài châu Âu ngày càng tăng do nhu cầu về các loại gạo này ngày càng tăng. Các điều kiện thương mại thuận lợi giúp duy trì đà tăng trưởng này.
Hiện nay, Basmati là loại gạo đặc sản phổ biến nhất. Loại gạo thơm này đã trở nên phổ biến đối với rất nhiều người tiêu dùng châu Âu. Phần lớn lượng gạo lứt nhập khẩu và tăng trưởng nhập khẩu là từ các giống basmati. Basmati chất lượng cao có thể được bảo quản và ủ để có hương vị thơm ngon hơn trước khi bán ra thị trường.
“Một cách khác để tạo sự khác biệt với các nhà cung cấp khác là thêm nhãn sản phẩm. Các nhãn như hữu cơ và thương mại công bằng dễ nhận biết đối với người tiêu dùng và có thể tăng thêm giá trị cho sản phẩm” – Thương vụ khuyến cáo.
Các loại gạo đặc sản như gạo thơm basmati và jasmine, gạo risotto và gạo paella, và ở một mức độ nào đó là gạo màu, hiện được mua bán thông qua các kênh chính thống. Mức tiêu thụ của các giống cụ thể cao nhất ở các thị trường dân tộc (ví dụ gạo Việt Nam thường hay được bán ở cửa hàng thực phẩm Á châu, hoặc cửa hàng thực phẩm Việt Nam). Ricepedia nói rằng gạo đặc sản như các loại gạo thơm đã được giới thiệu với sự xuất hiện của một số lượng lớn người nhập cư từ Đông Nam Á và đã được công chúng phân biệt và sử dụng như một loại thực phẩm chính và dành cho người sành ăn trong vài năm qua.
Với sự hội nhập ngày càng tăng của các quốc gia khác nhau, người tiêu dùng châu Âu nói chung và Bắc Âu ngày càng tiếp xúc nhiều hơn với các thực phẩm xuyên quốc gia.
Tính bền vững trong sản xuất lúa gạo sẽ trở thành tiêu chuẩn trong tương lai Ngày càng có nhiều sự quan tâm vào sản xuất lúa gạo bền vững. Một số doanh nghiệp trong ngành hỗ trợ hoặc tham gia vào các hoạt động để sản xuất lúa gạo bền vững hơn. Gạo có cơ hội được chấp nhận ở châu Âu cao hơn nếu được trồng một cách bền vững. Tuy nhiên, theo một số nguồn trong ngành, gạo hữu cơ (cũng được coi là bền vững) đang cho thấy sự phát triển mạnh mẽ hơn so với gạo bền vững.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Mời tham dự triển lãm và gặp gỡ doanh nghiệp về đồ trang sức và phụ kiện tại Ấn Độ

Mời tham dự Hội nghị trực tuyến cơ hội hợp tác đầu tư và kinh doanh khu vực Đông Bắc Ấn Độ

Hướng dẫn quy trình và thủ tục chứng nhận chất lượng và an toàn thực phẩm của Ấn Độ

Mời tham dự Triển lãm “Thế giới thực phẩm Ấn Độ 2023”

Tìm kiếm cơ hội, kết nối hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ấn Độ
Tin cùng chuyên mục

Mời tham dự hội thảo trực tuyến “Quy định của Ấn Độ về cấp giấy chứng nhận vệ sinh ATTP FSSAI”

Vương quốc Anh công bố Kế hoạch tăng tốc đầu tư vào các ngành công nghiệp xanh

Chứng nhận BIS của Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ và những lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam

Trao đổi cơ hội hợp tác trong lĩnh vực du lịch khám chữa bệnh với Ấn Độ

Xuất khẩu của Việt Nam bị tác động gì từ quy định hàm lượng tái chế sản phẩm nhựa của Canada?

Quy trình và thủ tục cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng tại Ấn Độ

Việt Nam tham gia Hội chợ quốc tế “My Karachi 2023”

Mời tham dự hội thảo về Quy định và thủ tục cấp giấy chứng nhận của Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ

Nhiều cơ hội hợp tác mới giữa Việt Nam và bang Andhra Pradesh

Hội thảo trực tuyến: Cơ hội cho nguyên liệu thực phẩm tại thị trường Thụy Điển

FTA Việt Nam – Israel: Mở ra chương mới trong quan hệ kinh tế Việt Nam – Israel

EU thay đổi quy định nhập khẩu, xuất khẩu cà phê Việt đối diện thách thức

Mời tham dự Triển lãm ngành thực phẩm, đồ uống tại Ả rập Xê út

Mời tham dự Hội chợ thép tại Ấn Độ

Mời tham dự chương trình giới thiệu “Chính sách ngoại thương mới của Ấn Độ”

Mời tham dự Hội nghị Giỏ thực phẩm toàn cầu tại Ấn Độ

Mời tham dự Webinar “Cơ hội hợp tác đầu tư và kinh doanh giữa bang Andhra Pradesh và Việt Nam”

Indonesia nhập khẩu 2 triệu tấn gạo dự trữ năm 2023, cơ hội nào cho gạo Việt Nam?

Triển vọng thị trường và cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Israel
