Xuất khẩu chè dự báo sẽ tăng trưởng khả quan trong quý II/2021 Xuất khẩu chè sang Trung Quốc, Ấn Độ tăng “chóng mặt” Mở rộng cơ hội xuất khẩu chè, cà phê sang Đài Loan và Hồng Kông |
Pakistan là thị trường xuất khẩu chè chính của Việt Nam. Trong 7 tháng đầu năm, chè xuất khẩu sang thị trường này tăng mạnh cả về lượng và trị giá, đạt 26,2 nghìn tấn, trị giá 49,6 triệu USD, tăng 21,9% về lượng và tăng 17,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, chè xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Nga, Trung Quốc, Iraq và Ấn Độ giảm mạnh trong 7 tháng đầu năm 2022.
Nâng cao giá trị chè xuất khẩu |
Chè xuất khẩu sang thị trường Đài Loan đạt 8,7 nghìn tấn, trị giá 14,8 triệu USD, giảm 16,3% về lượng và giảm 7,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Chè xuất khẩu tới thị trường Nga đạt 5,2 nghìn tấn, trị giá 9 triệu USD, giảm 30,9% về lượng và giảm 25,3% về trị giá; tới Trung Quốc đạt 3,4 nghìn tấn, trị giá 6,9 triệu USD, giảm 47,5% về lượng và giảm 31,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Đáng chú ý, xuất khẩu chè tới thị trường Hoa Kỳ, Malaysia và Ả rập Xê út tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm năm 2022. Tốc độ tăng trưởng mạnh trong xuất khẩu chè sang các thị trường này cho thấy chè của Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè của Việt Nam rất lớn, khi các thị trường này đều là thị trường nhập khẩu chè lớn trên toàn cầu.
Hiện, Afghanistan, Pakistan hiện là 2 thị trường nhập khẩu chè lớn nhất của Việt Nam. Ông Nguyễn Tiên Phong - Đại sứ Việt Nam tại Pakistan và kiêm nhiệm Afpakistan - chia sẻ, người dân nơi đây sử dụng chè hàng ngày. Tỷ trọng chè đen CTC đường dùng nhiều hơn so với chè xanh. Tuy nhiên, Việt Nam lại chủ yếu xuất khẩu chè xanh sang 2 thị trường này. Đây cũng là việc mà Hiệp hội Chè Việt Nam cần phải cải thiện, nâng tỷ trọng sản xuất chè đen cũng là dư địa để tăng cường xuất khẩu và mở rộng giá trị xuất khẩu. “Chè là đồ uống phổ biến. Đây cũng là 2 thị trường dễ tính, giá phải chăng, là cơ hội và dư địa cho chúng ta có thể xuất khẩu vào thị trường này” - ông Nguyễn Tiên Phong cho biết.
Để xuất khẩu, ông Phong cho rằng, các doanh nghiệp sản xuất phải nhận diện thị hiếu thị trường, đa dạng hóa sản phẩm. Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu sản phẩm, có bao bì đóng gói phù hợp với văn hóa tiêu dùng và đặc biệt tập trung vào sản phẩm theo tiêu chuẩn Halal chứ không chỉ đóng gói chè thô. “Một số lô chè Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Pakistan có nhuộm màu cho bắt mắt, pha ra có màu vàng và có thể không hợp với thị hiếu của người tiêu dùng thị trường này” - ông Phong khuyến nghị.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện diện tích trồng chè cả nước hiện đạt 123.000ha, năng suất bình quân đạt gần 95 tạ/ha, sản lượng đạt 1,02 triệu tấn chè búp tươi. Các sản phẩm từ cây chè ngày càng đa dạng, bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước. Việt Nam hiện có hơn 170 giống chè, hương vị đặc biệt, được thế giới ưa chuộng như: Chè sao lăn, chè xanh, chè ô long, chè hương, chè thảo dược... Do yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường thế giới, các vùng trồng chè đã đổi mới sản xuất sản phẩm chè theo hướng an toàn hữu cơ, góp phần bảo vệ sức khỏe người sản xuất, tiêu dùng và hướng tới nền nông nghiệp xanh, phát triển bền vững.
Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, thứ 7 về sản xuất chè. Sản phẩm chè của Việt Nam xuất khẩu tới 74 quốc gia và vùng lãnh thổ. |