Vụ ngộ độc cá chép ủ chua, ngành nông nghiệp chỉ đạo khẩn
Nông nghiệp - nông thôn 20/03/2023 17:19 Theo dõi Congthuong.vn trên
Ngày 20/3, Cục Chất lượng chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa ký văn bản gửi cơ quan chức năng địa phương đề nghị phối hợp điều tra và báo cáo kết quả trước ngày 23/3.
![]() |
Cá muối chua nếu không đảm bảo vệ sinh rất dễ nhiễm vi khuẩn |
Cụ thể, theo văn bản do ông Lê Bá Anh, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng chế biến và Phát triển thị trường ký gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cùng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Quảng Nam đề nghị, các đơn vị này chủ động, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng ngành y tế điều tra nguyên nhân và tổ chức việc truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc thuộc phạm vi được phân công quản lý. Đồng thời, tham mưu cho UBND các cấp tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố an toàn thực phẩm theo thẩm quyền.
Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn và cảnh báo về nguy cơ an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thuộc phạm vi quản lý. Ngoài ra cần phổ biến, hướng dẫn các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm truyền thống, trong đó có sản phẩm cá chép muối chua.
Ngành nông nghiệp địa phương báo cáo tình hình và kết quả thực hiện về Cục trước ngày 23/3/2023.
Vụ ngộ độc do ăn cá chép ủ chua xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam với 3 chùm ca bệnh. Chùm ca bệnh thứ nhất gồm 3 nữ và 2 nam, cư ngụ tại xã Phước Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam xảy ra vào ngày 5/3, một người đã tử vong.
Chùm ca bệnh thứ 2 và 3 xảy ra trong các ngày 15 và 16/3 cùng xảy ra ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Đều có chung nguyên nhân là ăn cá chép ủ chua.
Qua khai thác bệnh sử, 3 chùm ca bệnh cùng ăn 1 loại thức ăn là cá chép muối ủ chua. Trong quá trình chế biến loại thức ăn này còn bỏ vào hộp thủy tinh đóng kính sau 2 - 3 tuần mới lấy ra ăn (tạo điều kiện yếm khí cho vi khuẩn Clostridium Botulinum phát triển). Sau ăn chưa đầy 24 giờ đều có triệu chứng rối loạn tiêu hóa làm yếu tứ chi tăng dần. Những trường hợp nặng đều dẫn tới suy hô hấp do liệt cơ, thở máy.
Đến chiều ngày 19/3, thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, hiện sức khỏe 3 bệnh nhân nặng trong vụ ngộ độc cá chép muối ủ chua sau khi truyền thuốc giải độc có cải thiện bước đầu khá tốt.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Xử lý chất thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp: Cần một giải pháp toàn diện

Hiệu quả từ mô hình sinh kế dựa vào mùa lũ ở Đồng Tháp

Quảng Nam: Các xã miền núi “ngại” phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới

Thiếu khung pháp lý cho bất động sản du lịch nông nghiệp

Xây dựng nông thôn mới, Quảng Nam gặp khó khăn gì?
Tin cùng chuyên mục

Sử dụng phân bón NPK Phú Mỹ cho cánh đồng mẫu lớn đạt năng suất cao

Du lịch nông nghiệp, mở ra hướng mới cho tiêu thụ sản phẩm vùng nông thôn

Hà Nội: Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút đầu tư xây dựng chợ

Du lịch nông nghiệp: Rất cần chính sách cho các mô hình thí điểm

Phân bón công nghệ nâng hiệu quả mùa lúa An Giang

Sử dụng phân bón khoa học để hồi sinh ‘vương quốc quýt hồng’

Đề xuất chuyển đổi đất lúa, Bộ Nông nghiệp đề nghị tỉnh Hưng Yên giải trình

6 địa phương ký kết chống khai thác bất hợp pháp thủy sản

Rất ít hợp tác xã thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần

Lào Cai: Vì sao nhiều xã khu vực II, III không muốn hoàn thành nông thôn mới?

Sắp diễn ra Bàn tròn xúc tiến đầu tư bất động sản, du lịch nông nghiệp Việt Nam

Hà Nội: Gỡ nút thắt về nguồn vốn trong đầu tư xây dựng chợ dân sinh

Phân bón Văn Điển - Giải pháp hữu hiệu cải tạo đất chua, trũng

Quảng Trị: Thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Tăng kiểm soát, chặn gia cầm nhập lậu qua biên giới

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Quảng Ninh vướng gì?

Phát động giải báo chí toàn quốc viết về nông nghiệp, nông dân nông thôn 2023

Diễn đàn kết nối đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao tại Tây Ninh

Nguy cơ cháy rừng rất cao, Bộ Nông nghiệp ra công điện khẩn
