Xử phạt 2.244 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản trong năm 2022
Xã hội 05/01/2023 14:11 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tổ chức giám sát điểm về vật tư nông nghiệp Thị trường vật tư nông nghiệp: Đủ chiêu trò gian lận |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong năm 2022, các Cục chuyên ngành của Bộ đã tiếp tục duy trì các chương trình giám sát quốc gia đối với sản phẩm thủy sản, động vật, thực vật đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
![]() |
Thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu và ngoài danh mục tại tỉnh Lào Cai |
Cụ thể, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã thực hiện lấy 2.916 mẫu thủy sản nuôi giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, phát hiện 49 mẫu nhiễm hóa chất, kháng sinh vượt mức giới hạn cho phép, chiếm 1,6% (tăng hơn năm 2021 là 1,39%); 5/350 mẫu nhuyễn thể 2 mảnh vỏ phát hiện vi sinh vật (E.coli) chiếm 1,42% (giảm so với năm 2021 là 1,7%).
Đối với các trường hợp phát hiện vi phạm, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã tổ chức đánh giá nguy cơ, cảnh báo kịp thời tới Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y và các địa phương phối hợp kiểm tra, xác minh nguyên nhân và áp dụng các biện pháp khắc phục.
Cục Bảo vệ thực vật đã lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, phát hiện 06/647 mẫu vi phạm (chiếm 0,92%); lấy 300 mẫu kiểm soát tồn dư từ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho một số nông sản xuất khẩu của Việt Nam 2022 (hiện chưa có kết quả phân tích).
Cục Thú y cũng lấy 1.909 mẫu giám sát một số sản phẩm xuất khẩu (ong, thịt gà, sữa tươi nguyên liệu), lấy 1.380 mẫu giám sát an toàn thực phẩm đối với sản phẩm động vật nhập khẩu không phát hiện vi phạm an toàn thực phẩm; lấy và phân tích 962 lượt mẫu thịt lợn, thịt gà tiêu thụ nội địa và phát hiện 128 lượt mẫu vi phạm chỉ tiêu vi sinh và 01 mẫu vi phạm kim loại nặng (chiếm 13,4%).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã chỉ đạo các địa phương lấy 35.506 mẫu nông lâm thủy sản sau thu hoạch, phát hiện 1.384 mẫu vi phạm an toàn thực phẩm, chiếm 3,89% (giảm so với 4,2% năm 2021). Đối với các mẫu giám sát an toàn thực phẩm vi phạm, các cơ quan đã cảnh báo và triển khai các biện pháp xử lý theo quy định.
Lũy kế đến nay cho 89% cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản nhỏ lẻ ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm, (tăng so với lũy kế năm 2021 là 82%). Tỷ lệ cơ sở được thẩm định, duy trì đủ điều kiện an toàn thực phẩm (xếp loại A/B) là 98,3% (tăng so với năm 2021 là 94,87%);
Bên cạnh đó, tiếp tục chỉ đạo chuyển mạnh từ thanh tra, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm theo kế hoạch sang thanh tra, kiểm tra đột xuất; tăng cường phối hợp thanh tra liên ngành tại các địa phương.
Từ đầu năm 2022 đến nay, toàn ngành nông nghiệp đã thực hiện thanh tra 27.574 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản, xử phạt hành chính 2.244 cơ sở (chiếm 8,1%, giảm so với năm 2021 (9,7% vi phạm) với số tiền phạt 20,14 tỷ đồng. Kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra cho thấy hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; ý thức của người dân, doanh nghiệp về chất lượng, an toàn thực phẩm được nâng cao.
Trong năm 2023, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản xếp loại A, B tăng lên 98,5% (so với 98,3% năm 2022). Tỷ lệ các cơ sở nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn tăng lên 90% (so với con số 89% năm 2022). Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản được giám sát vi phạm các quy định an toàn thực phẩm giảm 10%/năm.
Tỷ lệ sản phẩm chế biến làm sẵn, ăn liền tăng 10%/năm. Diện tích trồng trọt, diện tích nuôi thủy sản, số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận VietGAP tăng 10%/năm. Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm sản và thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 2200 (hoặc tương đương) tăng tương ứng 10%/năm và 15% (so với năm 2022).
Tỷ lệ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tương đương tiêu chuẩn quốc tế đạt 80%. 100% các địa phương rà soát, kiện toàn hệ thống quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản phù hợp với phân công, phân cấp.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Triển khai năm an toàn giao thông 2023 với tinh thần thượng tôn pháp luật

Tại sao trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những trận động đất thảm khốc nhất thế kỷ?

Năng suất lao động tại Việt Nam thấp so với các quốc gia trong khu vực

Chấn chỉnh tình trạng "tư nhân hóa báo chí"; "báo hóa" tạp chí, trang tin, mạng xã hội

Bộ Y tế tiếp tục gia hạn gần 8.880 thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế
Tin cùng chuyên mục

Bộ Thông tin và Truyền thông: Sẽ gỡ clip của cô đồng 'đúng nhận sai cãi' nếu có vi phạm

Hơn 50.000 người thương vong vì động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Kon Tum: Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh quan hệ bất chính

Cháy tòa nhà văn phòng ở TP. Hồ Chí Minh, nhiều người hoảng loạn tháo chạy

Đề nghị xử lý cá nhân nướng cháy cá thể khỉ và khoe trên mạng xã hội

Đà Nẵng: Vượn đen má hung quý hiếm xuất hiện trong khu dân cư

Vụ chủ chó thả rông hành hung cư dân: Giám định thương tích nạn nhân Nguyễn Hoàng Dũng

Sương mù dày đặc, Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo khẩn tăng cường đảm bảo an toàn bay

Petrovietnam tổ chức ra mắt sách Nhật ký CEO Meetings

Thông tin mới nhất vụ 88 người ngộ độc sau khi ăn chè đậu trắng tại An Giang

Lao động đi làm việc ở nước ngoài về nước trở thành nguồn lực cho phát triển kinh tế

Tai nạn thương tâm ở Đồng Nai: Học sinh bị xe đưa rước cán tử vong

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên chính thức kiện bà Đặng Thùy Trang

Chiêm ngưỡng một số bảo vật quốc gia tại Hà Nội

Giữ gìn nghề thêu trang phục truyền thống phụ nữ Dao tiền

Cục Đăng kiểm Việt Nam xem xét đề xuất miễn kiểm định lần đầu với xe mới

Cải cách hành chính bảo hiểm xã hội: Nâng mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp

Chập điện, xe Audi bốc cháy dữ dội trên đường phố Hà Nội

Hà Nội: Xác minh vụ chậu hoa rơi từ tầng cao chung cư xuống ô tô
