Việt Nam là thị trường tiềm năng với các nhà sản xuất, phân phối mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện là điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp ngoại quốc bởi nhu cầu ngày càng cao về các sản phẩm trong lĩnh vực làm đẹp.
Tái định vị thương hiệu giúp ngành mỹ phẩm Việt vươn xa Doanh nghiệp ngành mỹ phẩm trong cuộc đua định vị thương hiệu Khó kiểm soát chất lượng mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử

Ngày 19/4, tại Hà Nội, tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm phối hợp với Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS); Hội đào tạo và phát triển nghề làm đẹp Việt Nam (VNBA); Công ty Cổ phần Adpex tổ chức diễn đàn: "Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững".

Đây là sự kiện diễn ra trong khuôn khổ triển lãm Vietnam Beautycare Expo 2024.

Thị trường tiềm năng

Phát biểu khai mạc diễn đàn, dược sĩ Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch VNPS cho biết, thị trường làm đẹp Việt Nam là thị trường tiềm năng có tốc độ phát triển hàng đầu so với các nước trong khu vực.

Trong bối cảnh phát triển không ngừng của ngành công nghiệp sức khỏe và làm đẹp, việc giữ vững vị thế hàng đầu không chỉ là một lợi thế, mà còn là một yêu cầu chiến lược quan trọng.

Việt Nam là thị trường tiềm năng với các nhà sản xuất, phân phối mỹ phẩm
Dược sĩ Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch VNPS

Theo Euromonitor International, thị trường chăm sóc sắc đẹp và cá nhân toàn cầu sẽ tăng lên 547 tỷ USD vào năm 2027, với mức độ tăng trưởng kép hàng năm từ 15-20%. Tuy nhiên, "cuộc chơi" ở phân khúc mỹ phẩm cao cấp đặt ra không ít thách thức ngay cả với những thương hiệu hàng đầu.

Trong giai đoạn 2018-2022, tỷ lệ phụ nữ Việt Nam sử dụng các sản phẩm làm đẹp tăng từ 76% lên đến 86% và dự kiến tốc độ tăng trưởng hằng năm của thị trường mỹ phẩm cũng sẽ tiếp tục duy trì ở mức 15-20%.

"Sự tăng trưởng cũng đi kèm với những thách thức, khi cạnh tranh trong ngành công nghiệp làm đẹp ngày càng cao. Diễn đàn là cơ hội để chúng ta có cái nhìn trực quan, cập nhật xu hướng trong ngành làm đẹp, tiếp cận chính sách hiệu quả, phương pháp và công nghệ tối ưu nhằm kết nối và phát triển bền vững trong ngành mỹ phẩm và làm đẹp cá nhân tại Việt Nam", ông Hoàng nhấn mạnh.

Việt Nam là thị trường tiềm năng với các nhà sản xuất, phân phối mỹ phẩm
TS. Chu Quốc Thịnh, Trưởng phòng Quản lý Mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế)

Theo TS. Chu Quốc Thịnh, Trưởng Phòng Quản lý Mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), thời gian qua, kinh tế Việt Nam có những bước tiến lớn, giữ được đà tăng trưởng, ổn định lạm phát, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng lên. Đi kèm với đó là nhu cầu làm đẹp, nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của người Việt cũng có xu hướng gia tăng. Với dân số khoảng 100 triệu người, đứng thứ 12 trên thế giới về dân số, Việt Nam là một thị trường hấp dẫn, nhiều tiềm năng đối với các nhà sản xuất và phân phối mỹ phẩm.

Theo khảo sát đánh giá của EuroMonitor International (Tập đoàn nghiên cứu thị trường của Anh, nghiên cứu thị trường trên 80 nước) quy mô thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang ngày càng lớn với tốc độ tăng trưởng trung bình là 6%/năm, từ 2 tỷ USD năm 2016 lên đến gần 2,7 tỷ USD năm 2021 và dự đoán đến năm 2026, tổng doanh thu ngành hàng mỹ phẩm lên tới 3,5 tỷ USD.

Ông Chu Quốc Thịnh dẫn dữ liệu thống kê, trong 8 năm từ 2015-2022, số phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm được công bố tại Cục Quản lý Dược và các sở Y tế là 296.116 phiếu, trong đó mỹ phẩm nhập khẩu chiếm 70% về số lượng.

"Điều này cho thấy thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang trở thành một thị trường nhiều tiềm năng và sức hút", ông Thịnh khẳng định.

Doanh nghiệp nội địa đối mặt thách thức

Thông tin tại diễn đàn TS. Chu Quốc Thịnh cho rằng, ngành công nghiệp mỹ phẩm ở Việt Nam vẫn là ngành công nghiệp non trẻ, nhiều hạn chế như quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ dây chuyền sản xuất chưa hiện đại. Đến nay, tổng số cơ sở sản xuất trong nước 965 cơ sở tuy nhiên chỉ 35 cơ sở sản xuất trong nước đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm của Asean.

Cùng với đó, với chiến lược truyền thông mạnh, các doanh nghiệp mỹ phẩm nước ngoài đã chiếm lĩnh thị phần lớn. Vì thế, các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam hiện nay chỉ chiếm 30% số lượng sản phẩm mỹ phẩm được công bố nên chỉ có thể trụ lại ở phân khúc giá rẻ.

Thêm vào đó, ngành mỹ phẩm đang phải đối mặt với nhiều yêu cầu về môi trường, an toàn và chất lượng sản phẩm.

Việt Nam là thị trường tiềm năng với các nhà sản xuất, phân phối mỹ phẩm
Các khách mời chia sẻ tại diễn đàn

Để phát triển, Trưởng Phòng Quản lý Mỹ phẩm, (Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế) cho rằng, doanh nghiệp cần chú trọng đến: Chất lượng sản phẩm, tính nền vững, đổi mới công nghệ và tiếp cận khách hàng thông qua các kênh trực tuyến. Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh và duy trì sự linh hoạt, thay đổi phù hợp để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Đối với các thương hiệu mới muốn gia nhập thị trường, nên tập trung vào việc xây dựng lòng tin và tạo dựng uy tín trong mắt khách hàng bằng cách sử dụng nguyên liệu tự nhiên và các thành phần an toàn, bảo vệ sức khỏe cho người dùng. Đồng thời, việc đưa ra thông tin chính xác về sản phẩm và những lợi ích của nó cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách hàng.

Hiện nay, xu hướng thị trường đang chuyển đổi sang sản phẩm organic, sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Vì vậy, các thương hiệu cần tìm cách cập nhật và phát triển sản phẩm của mình để đáp ứng được nhu cầu này. Các nhà sản xuất phải không ngừng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời phải tìm cách tăng tính cạnh tranh và thu hút khách hàng.

Việt Nam là thị trường tiềm năng với các nhà sản xuất, phân phối mỹ phẩm

Để tăng cường quản lý thị trường quản lý mỹ phẩm, ông Chu Quốc Thịnh cho biết, Cục Quản lý Dược đang làm đầu mối phối hợp các Vụ, Cục liên quan thuộc Bộ Y tế xây dựng Nghị định quản lý mỹ phẩm. Bộ hồ sơ đề xuất Nghị định trong quá trình xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và dự kiến ban hành trong năm 2025.

"Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm tại Việt Nam và hướng đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường quốc tế đối với các sản phẩm mỹ phẩm chất lượng cao và có nguồn gốc hữu cơ. Đó là lý do hiện nay rất nhiều doanh nghiệp mỹ phẩm Việt ngày càng hướng tới tiêu chuẩn CGMP", ông Chu Quốc Thịnh cho hay.

Chí Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuyên gia Hoa Kỳ khuyến nghị gì cho logistics Việt Nam?

Chuyên gia Hoa Kỳ khuyến nghị gì cho logistics Việt Nam?

Tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024, GS.TS John Kent - Trường Đại học Arkaansas (Hoa Kỳ) đã có nhiều khuyến nghị để phát triển ngành logistics tại Việt Nam.
Chủ tịch chuỗi gần 150 siêu thị thực phẩm Nhật Bản đến Đà Nẵng tìm nguồn hàng

Chủ tịch chuỗi gần 150 siêu thị thực phẩm Nhật Bản đến Đà Nẵng tìm nguồn hàng

Nhiều doanh nghiệp nông sản TP. Đà Nẵng đã giới thiệu trực tiếp sản phẩm đến Chủ tịch chuỗi siêu thị BELC - một trong những chuỗi siêu thị lớn nhất Nhật Bản.
90% thương mại toàn cầu bị tác động bởi các biện pháp phi thuế quan

90% thương mại toàn cầu bị tác động bởi các biện pháp phi thuế quan

90% thương mại toàn cầu bị tác động bởi các biện pháp phi thuế quan, đồng thời hạn chế thương mại gấp 3 lần các biện pháp thuế quan.
Sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ Việt Nam hút khách châu Âu

Sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ Việt Nam hút khách châu Âu

Rất nhiều khách tham quan Hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế AF-L'ARTIGIANO IN FIERA năm 2024 quan tâm, chia sẻ và mua sản phẩm của Việt Nam.
Kết quả rà soát lần thứ hai áp dụng chống bán phá giá đối với thép hình chữ H

Kết quả rà soát lần thứ hai áp dụng chống bán phá giá đối với thép hình chữ H

Bộ Công Thương ban hành Quyết định kết quả rà soát lần thứ hai việc áp dụng chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Lựa chọn dịch vụ logistics mới cho hàng xuất khẩu đi châu Âu

Lựa chọn dịch vụ logistics mới cho hàng xuất khẩu đi châu Âu

Tuyến đường sắt từ Trung Quốc sang châu Á đến Đông Âu sẽ là lựa chọn dịch vụ logistics mới rút ngắn thời gian, chi phí vận chuyển khi xuất khẩu sang châu Âu.
Việt Nam: Điểm đến đầu tư hấp dẫn cho doanh nghiệp Trung Quốc trong năm 2025

Việt Nam: Điểm đến đầu tư hấp dẫn cho doanh nghiệp Trung Quốc trong năm 2025

Bất chấp những lo ngại về thuế quan từ Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc kỳ vọng Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến đầu tư hấp dẫn trong năm 2025.
Indonesia gia hạn biện pháp tự vệ đối với sản phẩm hạt nhựa EPS

Indonesia gia hạn biện pháp tự vệ đối với sản phẩm hạt nhựa EPS

Indonesia gia hạn biện pháp tự vệ đối với hạt nhựa EPS nhập khẩu, trong đó, Việt Nam không nằm trong danh sách các nước đang phát triển được loại trừ.
Logistics Việt Nam vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

Logistics Việt Nam vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

Sự đồng hành của Đảng, Nhà nước và sự quyết tâm của doanh nghiệp sẽ đưa ngành logistics Việt Nam tự tin bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Top 7 doanh nghiệp lớn nhất ngành logistics theo doanh thu năm 2023

Top 7 doanh nghiệp lớn nhất ngành logistics theo doanh thu năm 2023

Tiêu chí xếp hạng dựa trên số liệu (doanh thu) được công bố đối với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán và có cung cấp dịch vụ logistics.
Top 10 cảng biển lớn nhất Việt Nam theo sản lượng thông qua năm 2023

Top 10 cảng biển lớn nhất Việt Nam theo sản lượng thông qua năm 2023

Các cảng biển Việt Nam đã và đang tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế, với xu hướng phát triển nhờ vào sự đầu tư và chiến lược phát triển.
Vietnam Grand Sale 2024: Tạo đột phá kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng trưởng kinh tế dịp cuối năm

Vietnam Grand Sale 2024: Tạo đột phá kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng trưởng kinh tế dịp cuối năm

Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024-Vietnam Grand Sale 2024 là cơ hội để khai thác tối đa thị trường nội địa, kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm.
Thấy gì qua Báo cáo Logistics Việt Nam 2024?

Thấy gì qua Báo cáo Logistics Việt Nam 2024?

Báo cáo Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề Khu thương mại tự do vừa được Bộ Công Thương phát hành đã phác thảo bức tranh toàn cảnh về ngành logistics Việt Nam.
Khai mạc Lễ phát động Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024

Khai mạc Lễ phát động Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024

Sáng 2/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, hết tháng 10 năm 2024 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Campuchia đạt 8,35 tỷ USD.
Thấy gì từ việc Việt Nam lọt Top 30 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới?

Thấy gì từ việc Việt Nam lọt Top 30 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới?

Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam góp mặt trong Top 30 nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, đứng ở vị trí 23.
Sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ Việt tham gia Hội chợ Thủ công mỹ nghệ quốc tế tại châu Âu

Sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ Việt tham gia Hội chợ Thủ công mỹ nghệ quốc tế tại châu Âu

Ngày 30/11, diễn ra lễ khai mạc Khu gian hàng quốc gia Việt Nam tại Hội chợ Thủ công mỹ nghệ quốc tế AF-L'ARTIGIANO IN FIERA năm 2024 tại Milan, Italia.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẵn sàng cho Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẵn sàng cho Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hiện công tác chuẩn bị cho sự kiện Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 đã hoàn tất.
Hàng Việt Nam đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024

Hàng Việt Nam đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024

Với sự góp mặt của hàng nghìn nhà sáng tạo nội dung và hàng trăm nhãn hàng Việt Nam, đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024.
CHÙM ẢNH: Ấn tượng Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

CHÙM ẢNH: Ấn tượng Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

Online Friday 2024 là sự kiện mua sắm trực tuyến lớn nhất năm, minh chứng cho bước tiến mạnh mẽ của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương mại điện tử khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương mại điện tử khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, thương mại điện tử Việt Nam đã khẳng định được vai trò tiên phong trong nền kinh tế số.
Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 đã chính thức khai mạc tối ngày 29/11/2024, tại Cung thiếu nhi Hà Nội.
Tối nay (29/11), khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday 2024

Tối nay (29/11), khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday 2024

Tối 29/11 tại Cung thiếu nhi Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) tổ chức khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday 2024.
Thương mại điện tử dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Thương mại điện tử dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Thương mại điện tử đang là lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Đâu là lý do khiến xuất khẩu thủy sản tự tin cán mốc 10 tỷ USD?

Đâu là lý do khiến xuất khẩu thủy sản tự tin cán mốc 10 tỷ USD?

Sau khi đạt mức đỉnh 1 tỷ USD trong tháng 10, xuất khẩu thủy sản tháng 11 tuy chững nhẹ với giá trị đạt 924 triệu USD, đưa kim ngạch 11 tháng đạt gần 9,2 tỷ USD
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động