Vì sao gói hỗ trợ phục hồi kinh tế theo Nghị quyết số 43 không phát huy hiệu quả?

Sau gần 2 năm triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển KTXH, kết quả không như mong đợi.
Giải ngân gói hỗ trợ phục hồi kinh tế chưa vượt qua “vòng thủ tục” Đại biểu sốt ruột vì đầu tư công giải ngân chậm, Phó thủ tướng nói gì? Phiên họp bất thường xem xét danh mục, mức vốn cho dự án phục hồi kinh tế

Khó do các quy định mang tính thủ tục

Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) được kỳ vọng tăng thêm đầu tư vào phục hồi kinh tế, gồm các dự án như dự án giao thông, dự án trọng điểm và các chương trình hỗ trợ lãi suất cho các lĩnh vực cần ưu tiên phục hồi.

Vì sao gói hỗ trợ phục hồi kinh tế theo Nghị quyết số 43 không phát huy hiệu quả?
Đền hết năm 2023, gói hỗ trợ lãi suất 2% mới chỉ giải ngân đạt 3,05% quy mô gói (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, trong báo cáo gửi Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ đã tổng kết tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm (tối đa 40.000 tỉ đồng) từ ngân sách nhà nước thông qua hệ thống các ngân hàng (NH) thương mại cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, hộ kinh doanh...

Theo đó, đến hết năm 2023, gói này chỉ giải ngân được khoảng 1.218 tỉ đồng cho gần 2.300 khách hàng, tương đương khoảng 3,05% quy mô gói. Như vậy, còn khoảng 38.782 tỉ đồng không sử dụng hết.

Chia sẻ với phóng viên bên lề hành lang Quốc hội vào sáng ngày 21/5 vừa qua, Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường- Đoàn TP. Hà Nội cho rằng, nhiều dự án thuộc các lĩnh vực khác không thuộc các lĩnh vực trọng điểm, ví dụ các lĩnh vực y tế, giáo dục, đầu tư mua sắm… vẫn còn vướng các thủ tục hành chính. Chính vì vậy, đến thời điểm thực hiện chương trình giám sát thì nhiều nguồn vốn hầu như chưa được giải ngân, mới nằm trong giai đoạn thẩm tra các dự án để hoàn thiện các thủ tục và khi hoàn thành thủ tục mới giải ngân được.

"Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta cần phải xem những quy định mang tính thủ tục cho việc triển khai các dự án đầu tư còn kéo dài.'- Đại biểu Hoàng Văn Cường nói.

Theo đại biểu, những vướng mắc chủ yếu của các dự án mua sắm, đầu tư cho y tế, giáo dục, bởi nhiều yếu tố như định mức về kinh tế kỹ thuật, đơn giá về các trang bị chưa có quy định cụ thể, trong khi chưa trao quyền quyết định cho những cơ quan đầu tư đó. Chính vì vậy, việc đưa đến phương án lại đẩy trách nhiệm hỏi các cơ quan, bộ, ngành, kéo thời gian rất dài.

Đặc biệt, gói hỗ trợ lãi suất 2% là kỳ vọng rất lớn của Nghị quyết 43, mong muốn với hỗ trợ 40.000 tỷ đồng có khoảng 2 triệu tỷ đồng tín dụng sẽ được đưa vào nền kinh tế để phục hồi. Tuy nhiên, kết quả thực hiện rất thấp, hầu như không đáng kể.

"Rõ ràng gói hỗ trợ 2% là không khả thi thì đương nhiên chúng ta phải thay đổi, không nên tiếp tục giữ nữa mà nên hỗ trợ những chương trình đã hỗ trợ có hiệu quả. Chúng ta đang có dư địa khá tốt về tài khóa, do đó, nên tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa ngược, thông qua việc tiếp tục duy trì giảm các khoản thuế, các nghĩa vụ đóng góp hoặc thậm chí phải giảm một số khoản đóng góp cho các đối tượng đang khó khăn."- đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, cần chuyển gói 40.000 tỷ sang hỗ trợ theo các mục tiêu rõ ràng. Điển hình như trước đây có những gói hỗ trợ như cho vay để xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp và chuyển cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Gói hỗ trợ này được ngân hàng hoàn thành rất sớm, đúng đối tượng, mang lại hiệu quả cao.

Hiện nay, có rất nhiều các ngành, các lĩnh vực cần phải tiếp tục hỗ trợ như: Hỗ trợ cho nhà thu nhập thấp, hỗ trợ cho các chương trình chuyển đổi, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và các chương trình để tiếp cận, thu hút các nhà đầu tư mới như đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực, chuẩn bị các yếu tố để đón nhận được các nhà đầu tư về ngành công nghiệp bán dẫn… Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, đó là những chương trình chúng ta cần phải có hoặc chính sách hỗ trợ thực sự là ưu đãi của Chính phủ.

Đại biểu cũng chỉ ra các chính sách mang tính thủ tục là “rào cản” doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, bởi gói hỗ trợ kèm theo điều kiện doanh nghiệp phải có khả năng phục hồi. Trong khi đó, qua giai đoạn dịch COVID-19, nhiều khó khăn của doanh nghiệp và khả năng phục hồi trong ngắn hạn chưa thể nhìn rõ, đặc biệt những doanh nghiệp còn vướng vào những vốn vay cũ chưa được hoàn trả. Chính vì vậy, điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay này cũng không cao. Hơn nữa, chỉ mức lãi suất hỗ trợ 2% nhưng những thủ tục thanh kiểm tra, hậu quá trình giải ngân thì doanh nghiệp cũng e ngại nên cả điều kiện tiếp cận và nhu cầu tiếp cận cũng hạn chế dẫn đến kết quả rất thấp.

Vì sao gói hỗ trợ phục hồi kinh tế theo Nghị quyết số 43 không phát huy hiệu quả?
Đại biểu Hoàng Văn Cường trả lời phóng viên bên lề hành lang Quốc hội (Ảnh: Thu Hường)

"Chúng ta đưa ra một chương trình hỗ trợ nhưng chúng ta lại đưa ra một số những quy định ràng buộc quá chặt chẽ và không khả thi, dẫn đến hiệu quả thực hiện chính sách không cao."- vị đại biểu đoàn Hà Nội cho hay.

Ông Cường lấy dẫn chứng, như gói 120.000 tỷ, đối tượng phải là các dự án đầu tư nhà ở thu nhập thấp và nhà ở xã hội. Thế nhưng trong thời gian vừa qua, hầu như các dự án chưa đủ các điều kiện để triển khai đầu tư thì đương nhiên chủ đầu tư không thể vay được nguồn tiền này.

Cùng với đó, mức lãi suất ưu đãi hơn 8%, mức này không hẳn là ưu đãi, nhất là trong bối cảnh hiện nay, lãi suất ngân hàng nói chung đang giảm khá thấp và thời gian vay thì không phải dài, nên cũng chưa thật sự hấp dẫn.

Chính sách phải kèm mục tiêu và các tiêu chí đo lường

Tham gia vào quá trình giám sát của Nghị quyết 43, ông Hoàng Văn Cường cho hay, mặc dù đã có những cơ chế đặc thù để cho phép thực hiện chương trình hỗ trợ này được nhanh nhất, hiệu quả nhất đến với các ngành, lĩnh vực cần phải phục hồi. Tuy nhiên, quá trình vận dụng những cơ chế đặc thù đó hoặc những cơ chế chính sách sẵn có cho triển khai dự án, đôi khi vẫn còn rụt rè, chưa quyết liệt, cũng có biểu hiện chưa dám chịu trách nhiệm, dám nghĩ dám làm. Cho nên, có nhiều dự án chậm là chính.

Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, cần phải thay đổi trong việc ban hành cơ chế, chính sách, không nên đưa ra chính sách kèm theo các điều kiện ràng buộc quá cụ thể, đôi khi sẽ không phù hợp với thực tiễn.

"Quan trọng nhất khi đưa ra chính sách phải đưa ra mục tiêu, các tiêu chí đo lường. Còn quá trình triển khai thực hiện thì nên giao cho các cơ quan thực thi để các cơ quan này đưa ra các phương thức thực hiện. Tuy nhiên, kèm theo đó là yêu cầu phải thực hiện cơ chế giải trình công khai, minh bạch và chịu trách nhiệm về quyền quyết định của họ. Quan trọng nhất của cái đo lường là kết quả đầu ra có đạt được mục tiêu của chính sách hay không."- ông Cường góp ý.

Theo chương trình, sáng ngày 25/5/2024, Quốc hội sẽ nghe báo cáo và thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: phục hồi kinh tế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giáo sư Hoàng Chí Bảo đ​ồng tình với những bình luận của Báo Công Thương về hiện tượng Thích Minh Tuệ

Giáo sư Hoàng Chí Bảo đ​ồng tình với những bình luận của Báo Công Thương về hiện tượng Thích Minh Tuệ

Giáo sư Hoàng Chí Bảo đồng tình với những bình luận của Báo Công Thương khi bác bỏ những luận điệu xuyên tạc của Việt Tân xung quanh hiện tượng “Thích Minh Tuệ”
Giá tiêu được nhận định rất khó dự báo thời điểm này

Giá tiêu được nhận định rất khó dự báo thời điểm này

Giá tiêu tiếp tục nối dài đà tăng mạnh lên 170.000 đồng/kg, như vậy, 1 tấn tiêu mua được hơn 2 lượng vàng. Giá tiêu được nhận định rất khó dự báo thời điểm này.
Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu nhìn từ Quy định số 148-QĐ/TW

Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu nhìn từ Quy định số 148-QĐ/TW

Quy định số 148-QĐ/TW của Bộ Chính trị được đánh giá sẽ tạo lực đẩy cho cán bộ thực thi công vụ, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Kiểm toán thành công không phải năm sau phát hiện nhiều sai sót hơn năm trước

Kiểm toán thành công không phải năm sau phát hiện nhiều sai sót hơn năm trước

Ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, kiểm toán thành công là phải mang tính phòng ngừa và ngăn chặn.
Thu hút FDI chất lượng cao: Hướng đi nào cho Việt Nam?

Thu hút FDI chất lượng cao: Hướng đi nào cho Việt Nam?

Đây là thời điểm “chín muồi” để Việt Nam quan tâm nhiều hơn đến chất lượng dòng vốn ngoại, nhằm thực hiện tinh thần Nghị quyết 50/NQ-TW của Bộ Chính trị.

Tin cùng chuyên mục

Cần ưu tiên xúc tiến thương mại đối với thị trường nội địa và lân cận

Cần ưu tiên xúc tiến thương mại đối với thị trường nội địa và lân cận

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho rằng, cần phải ưu tiên xúc tiến thương mại đối với thị trường nội địa, thị trường lân cận, thị trường khu vực ASEAN...
Làm gì để ngân sách không phải “bù” các dự án BOT cao tốc?

Làm gì để ngân sách không phải “bù” các dự án BOT cao tốc?

Đây là nội dung được Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang lo ngại khi thảo luận tại Tổ về dự án đường cao tốc Bắc Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa– Chơn Thành.
Đại biểu Hoàng Văn Cường: Quy định không phù hợp, địa phương chờ cơ chế đặc thù

Đại biểu Hoàng Văn Cường: Quy định không phù hợp, địa phương chờ cơ chế đặc thù

Nói về nguyên nhân thực hiện Nghị quyết số 43 còn hạn chế, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, quy định không phù hợp dẫn đến địa phương chờ xin cơ chế đặc thù.
Từ vụ cháy nhà ở Trung Kính, cần cấm mô hình nhà trọ kết hợp kinh doanh trong khu dân cư

Từ vụ cháy nhà ở Trung Kính, cần cấm mô hình nhà trọ kết hợp kinh doanh trong khu dân cư

Liên quan đến vụ cháy nhà ở Trung Kính vào rạng sáng 24/5, đại biểu Trịnh Xuân An cho rằng cần cấm loại hình nhà trọ kết hợp kinh doanh ở trong khu dân cư.
Thu hút đầu tư, phát triển ngành hóa chất theo định hướng

Thu hút đầu tư, phát triển ngành hóa chất theo định hướng ''xanh''

Ngành hóa chất Việt Nam mong muốn nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp Bulgaria với định hướng thu hút đầu tư công nghiệp xanh, sử dụng năng lượng mới.
Xử lý hiệu quả điều tra phòng vệ thương mại đòi hỏi sự chủ động của cộng đồng doanh nghiệp

Xử lý hiệu quả điều tra phòng vệ thương mại đòi hỏi sự chủ động của cộng đồng doanh nghiệp

Trong các vụ việc phòng vệ thương mại, doanh nghiệp có một vai trò rất quan trọng, vì vậy để xử lý hiệu quả đòi hỏi sự chủ động của cộng đồng doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Văn Hội: Cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư

TS. Nguyễn Văn Hội: Cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư

Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện những cơ chế, chính sách về công nghiệp, thương mại theo hướng ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư.
GS. TSKH Trần Quốc Tuấn: Chưa mua bán điện mặt trời mái nhà là giải pháp tình thế hiện nay

GS. TSKH Trần Quốc Tuấn: Chưa mua bán điện mặt trời mái nhà là giải pháp tình thế hiện nay

GS. TSKH Trần Quốc Tuấn cho rằng quy định không mua bán điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu trong giai đoạn hiện nay là phù hợp về mặt kỹ thuật.
Trợ lực cho doanh nghiệp, không chỉ từ công cụ giảm thuế VAT

Trợ lực cho doanh nghiệp, không chỉ từ công cụ giảm thuế VAT

Giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho doanh nghiệp là việc rất tốt, tuy nhiên, cần cân đối giữa việc hỗ trợ và đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.
Hàn Quốc vững vị thế đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam

Hàn Quốc vững vị thế đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam

Hàn Quốc đang là đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, đặc biệt, đang xuất hiện một làn sóng đầu tư mới của Hàn Quốc vào Việt Nam.
GS. TS Vũ Trọng Hồng tiết lộ ‘điều cần làm’ từ dự án kênh đào Funan Techo

GS. TS Vũ Trọng Hồng tiết lộ ‘điều cần làm’ từ dự án kênh đào Funan Techo

Từ dự án kênh đào Funan Techo cho thấy Việt Nam đang có ‘lỗ hổng’ về chiến lược và chiến thuật trong sử dụng nguồn nước.
Liên tiếp xảy ra tai nạn thương vong, đừng để công tác an toàn lao động chỉ là khẩu hiệu

Liên tiếp xảy ra tai nạn thương vong, đừng để công tác an toàn lao động chỉ là khẩu hiệu

Những vụ việc tai nạn lao động gần đây cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động đang tồn tại nhiều bất cập, thậm chí bị buông lỏng, hình thức, phong trào.
Dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực kép

Dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực kép

Xuất khẩu dệt may đang phải chịu áp lực kép bởi chi phí tăng, khách hàng yêu cầu sản phẩm phải “xanh - sạch” nhưng giá lại không được tăng.
Giáo sư Võ Tòng Xuân nói gì về kênh đào Funan Techo?

Giáo sư Võ Tòng Xuân nói gì về kênh đào Funan Techo?

Chúng ta chưa vội nói việc xây dựng dự án kênh đào Funan Techo có gây thiệt cho Việt Nam hay không, mọi thứ vẫn cần những con số để đánh giá.
Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Sở hữu tiềm năng lớn về dầu khí, điện…, quy hoạch năng lượng quốc gia được đánh giá rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa - Vũng Tàu.
6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

Nhu cầu gạo ở các thị trường trên thế giới rất lớn song để tận dụng và đẩy mạnh xuất khẩu gạo các doanh nghiệp phải tăng cường thông tin.
Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Đơn hàng của các doanh nghiệp tương đối tốt và được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024.
Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng dương, dự báo quý II/2024, tình hình sản xuất công nghiệp sẽ khả quan hơn quý trước.
Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ba cây Sao đen trên phố Lò Đúc, Hà Nội bỗng chốc "chết đứng" vào cuối năm 2023, để lại những nghi vấn, day dứt trong lòng dư luận.
Trước các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi quốc tế

Trước các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi quốc tế

Hiện nay, doanh nghiệp, ngành hàng phải nhận thức rõ rằng hàng hoá Việt Nam đang trong tầm ngắm về phòng vệ thương mại của nhiều thị trường.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động