Thứ tư 14/05/2025 23:56

Phiên họp bất thường xem xét danh mục, mức vốn cho dự án phục hồi kinh tế

Chính phủ sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét giao danh mục và mức vốn cho nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Chiều 29/8, tại phiên họp bất thường, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét về việc giao danh mục và mức vốn cho nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách trung ương kế hoạch năm 2022 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng xem xét về phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 còn lại chưa phân bổ.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình bày tờ trình; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra. Sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành thảo luận.

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, chiều 11/1/2022, Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với quy mô khoảng 350.000 tỉ đồng để chủ động trong công tác phòng chống dịch Covid-19 và hỗ trợ kịp thời cho phục hồi, phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Với nghị quyết này, các gói chính sách tài khóa, tiền tệ, các chính sách khác sẽ triển khai trong 2 năm 2022-2023.

Sau đó, ngày 30/1/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình.

Mục tiêu của Nghị quyết số 11/NQ-CP đó là: Phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021 - 2025: tăng trưởng GDP bình quân 6,5 - 7%/năm, chỉ tiêu nợ công dưới mức cảnh báo Quốc hội cho phép tại Nghị quyết số 23/2021/QH15, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung hạn và dài hạn.

Nghị quyết số 11 của Chính phủ nêu ra 5 nhóm giải pháp: Mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế phòng, chống dịch bệnh; bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm; hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Công đoàn Công Thương Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Cần tiêu chí riêng để đánh giá cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Sửa luật ngân sách: Phân cấp nguồn thu, tăng quyền địa phương

Ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trình Quốc hội Luật tham gia gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Chính quyền địa phương hai cấp: Dấu mốc cải cách thể chế lịch sử

Thủ tướng: Mở đợt đấu tranh cao điểm chống hàng giả, gian lận thương mại

Đại biểu Quốc hội đề nghị sửa quy định bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch tỉnh

Sửa Hiến pháp năm 2013: Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên cơ chế chất vấn

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Hoàn thiện chính sách chống buôn lậu, gian lận thương mại

Sửa Hiến pháp cần thể chế rõ mô hình chính quyền hai cấp

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt buôn lậu hàng giả

Thảo luận về sửa Hiến pháp: Bảo đảm tính thống nhất, không bỏ sót quyền hạn địa phương

Tổng Bí thư: Tăng cường vận động nhân dân đóng góp sửa đổi Hiến pháp qua ứng dụng VNeID

Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Tháo gỡ rào cản tài chính cho khoa học công nghệ

Toàn cảnh Lễ hội Hoa Phượng Đỏ: Rực rỡ 'bữa tiệc' ánh sáng

Hải Phòng: Khánh thành cảng container quốc tế gần 7.000 tỷ đồng

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng