Truy quét "vương quốc" hàng nhái Saigon Square: Các thương hiệu lớn như Chanel, Hermes,Gucci, Dior, Nike,...nói gì?

Vấn nạn hàng hóa nhái nhãn mác, hình ảnh của một số thương hiệu lớn tại Saigon Square đã được một số nhãn hàng phản ánh từ lâu song không được xử lý dứt điểm.
Triệt phá “vương quốc” hàng giả, hàng nhái tại Saigon Square: Sức mạnh mô hình hệ thống dọc, sức mạnh kỷ cương phép nước! Dư luận nói gì về việc truy quét hàng giả, hàng nhái tại Saigon Square PGS,TS Ngô Trí Long và TS Nguyễn Minh Phong nói về vụ triệt phá “vương quốc” hàng giả Saigon Square

Doanh nghiệp sốt sắng, Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh trả lời... còn xem xét

Trong các ngày vừa qua, Tổng cục Quản lý thị trường thành lập 6 tổ kiểm tra đột xuất Trung tâm thương mại Saigon Square phát hiện hàng loạt các cơ sở kinh doanh đang buôn bán túi xách, ví, thắt lưng, bông tai và các sản phẩm ba lô, túi xách, ví, thắt lưng giả mạo thương hiệu Chanel, Prada, Guchi, Hermes, Louis Vuiton, Nike, Adidas, Dior, Montblanc, Coach, Valentino...

Một vấn đề được dư luận đặt câu hỏi là tại sao "vương quốc" hàng giả, hàng nhái này đã tồn tại hàng chục năm, qua nhiều lần kiểm tra, "đột kích" nhưng vẫn tồn tại trơ gan cùng tuế nguyệt. Ngoài câu hỏi về trách nhiệm quản lý địa bàn của Đội 4 và cấp thẩm quyền cao hơn thì vấn đề đặt ra là các thương hiệu lớn, nhiều thương hiệu toàn cầu có đại diện tại Việt Nam có "lên tiếng" và có trách nhiệm bảo vệ hàng hóa, thương hiệu của chính mình không? Để làm rõ vấn đề này, phóng viên Báo Công Thương đã liên hệ với đại diện rất nhiều thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam.

Qua trao đổi với Báo Công Thương, một số đơn vị đang bảo hộ các nhãn hiệu lớn kể trên tại Việt Nam đã có những chia sẻ về sự việc. Đơn vị đang bảo hộ nhãn hiệu Ysl, Gucci, Michael Kors cho biết: Phía doanh nghiệp đã nắm được thông tin việc Tổng cục Quản lý thị trường tổ chức truy quét và phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh tại Trung tâm thương mại Saigon Square đang kinh doanh các sản phẩm có dấu hiệu vi phạm nhãn mác, thương hiệu mà đơn vị đang bảo hộ.

Lô hàng mang mác nhãn hiệu nổi tiếng Louis Vuitton, Gucci, Dior...
Lô hàng mang mác nhãn hiệu nổi tiếng Louis Vuitton, Gucci, Dior... tại Trung tâm thương mại Saigon Square (Ảnh Quản lý thị trường TP.Hồ Chí Minh)

Đồng thời, đại diện đơn vị bảo hộ thương hiệu Gucci cũng cho biết: “Đối với việc các ki ốt tại Trung tâm thương mại Saigon Square buôn bán hàng hóa giả nhãn mác của Gucci, đơn vị đã kiến nghị từ rất lâu. Thậm chí, từ lúc đơn vị chưa được bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam đã kiến nghị cho lực lượng Quản lý thị trường TP.HCM. Phía Quản lý thị trường TP.HCM vẫn trả lời doanh nghiệp đã xử lý triệt để hàng hóa, nhưng cũng chưa “triệt để lắm”.

Trong khi đó, trao đổi với Công ty Tư vấn sở hữu trí tuệ IPT, đơn vị đang bảo hiệu các nhãn hiệu lớn như: Chanel, Hermes, Valentino, Burberry, Cartier… được biết: Đơn vị đã nhiều lần gửi công văn tới các cơ quan chức năng. Sau đó, Cục Quản lý thị trường TP.HCM trả lời vẫn đang xem xét, triển khai. Cục Quản lý thị trường còn cho biết đã gửi văn bản và giao cho phía Đội Quản lý thị trường số 4. Đến nay, doanh nghiệp vẫn đang phải chờ Đội 4 Quản lý thị trường TP.HCM phản hồi kết quả. Gần nhất là vào tháng 8,9, phía đơn vị bảo hộ nhãn hiệu đã gửi công văn yêu cầu có phúc đáp nhưng Cục chỉ trả lời đang còn xem xét.

ực lượng Quản lý thị trường vẫn quyêt tâm truy quét tới cùng hàng giả, hàng nhái khi đề nghị mở cửa để kiểm tra
Lực lượng Quản lý thị trường quyết tâm truy quét tới cùng hàng giả, hàng nhái tại Saigon Square

Trước đó, dịch Covid-19 hoành hành nên phía đơn vị không khiếu nại nhưng sau đó, hàng giả bày bán nhiều nên bắt đầu gửi công văn ý kiến tới Cục Quản lý thị trường từ tháng 5. Tuy nhiên, sau mấy tháng, Cục chưa trả lời nên đơn vị phải tiếp tục gửi công văn yêu cầu phúc đáp. Vậy nhưng, Cục vẫn trả lời đang còn xem xét”- đại diện đơn vị bảo hộ cho biết.

Đại diện các thương hiệu lớn: Bị xâm hại nhưng lại thờ ơ và "né tránh" thông tin cho báo chí?

Phóng viên Báo Công Thương tiếp tục liên hệ với đại diện doanh nghiệp bảo hỗ các nhãn hiệu lớn khác như: Christian Dior, Nike, Conversce, Louis Vuitton (LV). Tuy nhiên, các đơn vị này đều có dấu hiệu “né tránh” bằng việc hứa hẹn sẽ trả lời sau. Song 2 ngày trôi qua, phía các đơn vị này vẫn không đưa ra được câu trả lời cụ thể để bảo vệ quyền lợi chính đáng của chính mình, cao hơn là của cả cộng đồng.

Đại diện đơn vị bảo hộ nhãn hiệu Gucci - đơn vị duy nhất trả lời phóng viên về những kiến nghị đề xuất tiếp theo sau khi Tổng cục QLTT triệt phá các cơ sở vi phạm thì cho biết: Tổng cục Quản lý thị trường kiểm tra và phát hiện hàng giả, hàng nhái thương hiệu tại Trung tâm thương mại Saigon Square thì đơn vị đã và đang hỏi phía nhãn hiệu xem có tiếp tục kiến nghị gì không và vẫn phải chờ phía nhãn hiệu có câu trả lời. Hiện, liên quan đến sự việc, phía đơn vị bảo hộ nhãn hiệu vẫn đang phối hợp với Quản lý thị trường để giám định, xác nhận, thẩm tra hàng giả.

Trước sự việc chậm lên tiếng, hoặc không lên tiếng của các doanh nghiệp khiến dư luận cho rằng, phải chăng, các đơn vị đang bảo hộ nhãn hiệu cũng không mạnh mẽ trong việc bảo vệ quyền lợi “sát sườn”, chính đáng của mình mà chỉ “phó mặc” cho các cơ quan chức năng? Việc chậm trễ lên tiếng không chỉ làm ảnh hưởng tới thương hiệu của doanh nghiệp mà qua đó còn khiến nhận thức của người tiêu dùng với vấn nạn hàng giả, hàng nhái chậm thay đổi.

Những ngày qua, lực lượng Quản lý thị trường đã liên tục kiểm tra, phát hiện, triệt phá các cơ sở kinh doanh hàng giả, hàng nhái tại Trung tâm thương mại Saigon Square. Thậm chí, dù là cả ngày nghỉ, song lực lượng Quản lý thị trường vẫn tiếp tục ra quân với phương châm “mở ki ốt nào là làm ki ốt đó” để tiếp tục phát hiện, kiểm đếm hàng hóa vi phạm, không cho hàng giả còn chỗ đứng tại nơi được gọi là “biểu tượng mua sắm” của Sài thành. Quyết tâm của lực lượng Quản lý thị trường là sẽ phải “lập lại trật tự”, triệt xóa bằng được “thủ phủ” hàng giả tại đây.

Hơn ai hết, các doanh nghiệp bảo hộ các nhãn hiệu phải là những người có tiếng nói để “hòa chung”, tạo sức mạnh tổng thể để đấu tranh đến cùng với vấn nạn hàng giả, hàng nhái, bảo vệ được quyền lợi của chính mình, chứ không thể “bàng quan” hay “phó mặc”, coi như đó là việc làm của cơ quan quản lý Nhà nước. Quyền lợi, thương hiệu bị ảnh hưởng mà các doanh nghiệp còn chậm trễ lên tiếng thì thử hỏi đến khi nào người tiêu dùng mới thay đổi nhận thức bài trừ sử dụng hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc và chỉ tin dùng các sản phẩm chính hãng?

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái tại Trung tâm thương mại Saigon Square và một số các tụ điểm khác là một vấn đề “nhức nhối”, cần phải có sự chung tay, đồng thuận của chính quyền địa phương, lực lượng chức năng và chính các doanh nghiệp. Hàng giả, hàng nhái chỉ thật sự không còn chỗ đứng khi ngoài sự nỗ lực của cơ quan chức năng còn cần phải có tiếng nói cụ thể của các doanh nghiệp và phải thay đổi từ nhận thức đến hàng động.

Ý kiến ngụy biện sau phát biểu đầy trách nhiệm của đại biểu Quốc hội

Sáng 2/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Đại biểu Quốc hội tiếp tục có nhiều ý kiến góp ý.

Theo đại biểu Lý Tiết Hạnh (đoàn Bình Định), hàng giả có nghĩa là hàng nhái thương hiệu nổi tiếng. Việc mua bán hàng giả hiện rất phổ biến với cả người mua và người bán. Người bán hàng giả nếu bị phát hiện thì đã có luật để xử lý. Còn người mua cố tình sử dụng hàng giả có vi phạm hay không là câu hỏi mà đại biểu này đặt ra. Đại biểu nhấn mạnh: "Thực tế, nhiều hàng giả thương hiệu nổi tiếng được bán công khai và người tiêu dùng sử dụng một cách vô tư nhưng trong pháp luật chưa có rõ trong vấn đề này. Do đó, để bảo vệ người tiêu dùng một cách bền vững cần công bằng trong vấn đề này với cả người bán lẫn người mua".

Lạ lùng thay sau phát biểu đầy tâm huyết và trách nhiệm trên, trên mạng xã hội lại xuất hiện nhiều ý kiến ngược chiều, biện minh cho hàng nhái như "hàng nhái không có lỗi vì phù hợp khả năng kinh tế của người nghèo", "chống buôn lậu phải từ sản xuất hàng giả, hàng nhái"...

Đây là những lập luận mang tính chất ngụy biện bởi pháp luật Việt Nam đã có quy định về xử lý hành vi người cố tình tiêu thụ hàng giả và hiện nay, những quy định của pháp luật cần phải tăng cường hơn nữa, tiệm cận với các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, nhất là Công ước Bern về sở hữu trí tuệ.

Còn ở nước ngoài, hành vi này bị nhiều nước xử lý nghiêm minh. Theo Trung tâm Tiêu dùng châu Âu ECC, du khách đến những quốc gia sau sẽ gặp rắc rối nếu mang theo hoặc mua hàng giả. Tại Pháp, nếu mang hàng giả đến nước này và bị phát hiện, du khách có thể bị phạt số tiền cao gấp đôi giá trị thật của món đồ đó. Mức phạt tối đa là 300.000 Euro. Việc dùng hàng giả có thể khiến khách phải đối mặt với án tù 3 năm. Nếu bị phát hiện nằm trong đường dây buôn bán hàng giả, án tù lên đến 10 năm.

Còn tại Áo, số tiền phạt có thể lên đến 15.000 Euro. Tuy nhiên, nếu bạn bị lừa mua phải hàng giả trên mạng, sẽ không bị phạt. Du khách nhập cảnh vào Bỉ nếu mang theo các món hàng không phải chính hãng hoặc đạo nhái thương hiệu của người khác có thể bị phạt từ 500 Euro đến 100.000 Euro. Các băng đĩa ca nhạc, phim lậu nếu mang vào nước này bị phát hiện, du khách cũng chịu trách nhiệm tương tự. Cảnh sát Italy có thể phạt khách du lịch lên tới 11.000 Euro nếu phát hiện người đó có hành vi mua bán hàng giả từ những nhà cung cấp bất hợp pháp. Hải quan Croatia có thể phạt 15.000 Euro cho hành vi này.

Thiết nghĩ, vụ việc QLTT triệt phá "vương quốc" hàng nhái Saigon Square cùng phát biểu đang được sự quan tâm của nữ đại biểu Quốc hội có lẽ cũng là những sự kiện cần được dư luận xã hội nhìn nhận, phân tích thỏa đáng để từ đó tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, phát huy tốt hơn vai trò các cơ quan chức năng để cả xã hội chung tay đẩy lùi hàng giả, hàng nhái!

Nhóm Phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh: Phát hiện, xử lý 54 vụ vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Quảng Ninh: Phát hiện, xử lý 54 vụ vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Trong tháng cao điểm kiểm tra, lực lượng Quản lý thị trường Quảng Ninh đã phát hiện, xử lý 54 vụ vi phạm trong kinh doanh thuốc lá, phạt tiền 244 triệu đồng...
Lào Cai: Xử lý gần 700 vụ vi phạm, tăng cường kiểm tra dịp cao điểm cuối năm

Lào Cai: Xử lý gần 700 vụ vi phạm, tăng cường kiểm tra dịp cao điểm cuối năm

Trong 11 tháng đầu năm, lực lượng quản lý thị trường Lào Cai đã kiểm tra 880 vụ; xử lý vi phạm 691 vụ; tổng số thu nộp ngân sách hơn 6 tỉ đồng.
Bắc Giang: Giám sát chất lượng hàng hóa tại Tuần lễ thương mại quốc gia và Online Friday 2024

Bắc Giang: Giám sát chất lượng hàng hóa tại Tuần lễ thương mại quốc gia và Online Friday 2024

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang yêu cầu các đơn vị trực thuộc tăng cường kiểm tra, giám sát Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Online Friday 2024.
Giới thiệu trưng bày thật, giả hơn 450 sản phẩm lĩnh vực thời trang, hóa mỹ phẩm, gia dụng

Giới thiệu trưng bày thật, giả hơn 450 sản phẩm lĩnh vực thời trang, hóa mỹ phẩm, gia dụng

Sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả” tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Hà Nội: 10 cơ sở y dược bị xử phạt hành chính vì vi phạm quy định

Hà Nội: 10 cơ sở y dược bị xử phạt hành chính vì vi phạm quy định

Trong nửa đầu tháng 11/2024, Sở Y tế Hà Nội đã xử phạt 10 cơ sở y dược tư nhân trên địa bàn Hà Nội với tổng số tiền phạt lên tới 130 triệu đồng.

Tin cùng chuyên mục

Hưng Yên: Xử lý 24 vụ vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử, nộp ngân sách hơn 400 triệu đồng

Hưng Yên: Xử lý 24 vụ vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử, nộp ngân sách hơn 400 triệu đồng

Cục Quản lý thị trường Hưng Yên thông tin, đến nay đơn vị đã xử lý 24 vụ vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử, nộp ngân sách nhà nước hơn 400 triệu đồng.
Hà Nội: Xử phạt 22 vụ vi phạm an toàn thực phẩm trong tháng 10 năm 2024

Hà Nội: Xử phạt 22 vụ vi phạm an toàn thực phẩm trong tháng 10 năm 2024

Sở Y tế Hà Nội tiến hành kiểm tra 52 vụ liên quan đến an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, xử phạt 22 vụ vi phạm với tổng số tiền lên đến 785 triệu đồng
Yên Bái: Gian nan xử lý vi phạm hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử

Yên Bái: Gian nan xử lý vi phạm hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử

Qua kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường Yên Bái trên thương mại điện tử cho thấy, đa số hình ảnh hàng hóa lấy trên mạng xã hội hoặc giống hàng chính hãng.
TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ lô nước hoa trị giá gần 1,2 tỷ đồng nghi giả mạo tại Namperfume

TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ lô nước hoa trị giá gần 1,2 tỷ đồng nghi giả mạo tại Namperfume

Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh tiến hành kiểm tra và thu giữ 300 chai nước hoa có dấu hiệu nghi giả mạo nhãn hiệu lớn tại hệ thống cửa hàng Namperfume.
Lai Châu: Tập trung kiểm tra, ổn định hàng hóa tiêu dùng dịp cuối năm

Lai Châu: Tập trung kiểm tra, ổn định hàng hóa tiêu dùng dịp cuối năm

Cục Quản lý thị trường Lai Châu tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chú trọng các mặt hàng tiêu dùng, hàng hóa có nhu cầu tăng cao vào dịp Tết…
Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike

Qua kiểm tra, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang phát hiện hộ kinh doanh trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike...
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạm giữ 160 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạm giữ 160 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa tạm giữ 160 sản phẩm là thuốc lá điện tử nhập lậu tại 2 cửa hàng trên địa bàn TP. Vũng Tàu.
Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện hơn 2.100 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện hơn 2.100 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện 2.154 vụ vi phạm liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều cửa hàng bất chấp kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều cửa hàng bất chấp kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép

Một số cửa hàng trên địa bàn TP. Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) vẫn ngang nhiên bày bán các sản phẩm thuốc lá điện tử, thách thức lực lượng chức năng.
Nam Định: Tạm giữ 200 áo phao không rõ nguồn gốc bán trên TikTok Shop

Nam Định: Tạm giữ 200 áo phao không rõ nguồn gốc bán trên TikTok Shop

Ông P.Q.Đ, trú tại huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định, chủ cơ sở kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Tiktok Shop bị tạm giữ 200 áo phao không rõ nguồn gốc.
Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Cục Quản lý thị trường Hà Giang đã đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, qua đó bình ổn thị trường hàng hóa trên địa bàn.
Hà Nội: Xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024

Hà Nội: Xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024

Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội tăng cường công tác quản lý thị trường, ngăn chặn và xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tiến hành kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Theo quyết định, ông Ngô Quang Nam, Phó Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 3 giữ chức vụ Trưởng phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp, Cục Quản lý thị trường Bắc Giang.
Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng quản lý thị trường Bắc Giang vừa xử phạt 15,5 triệu đồng một cá nhân không đăng ký kinh doanh và kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Cục Quản lý thị trường Hà Nội tăng cường kiểm tra, phát hiện và thu giữ các mặt hàng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có dấu hiệu nhập lậu trên địa bàn.
Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Quyết định số 2646/QĐ-TCQLTT ngày 14 /11/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường đã ban hành Kế hoạch tuyển dụng công chức năm 2024 trong toàn lực lượng.
Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh

Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã triển khai Hội nghị tập huấn, hướng dẫn về công tác kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh.
Hà Nội: Xử lý cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm

Hà Nội: Xử lý cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm

Quản lý thị trường Hà Nội vừa tạm giữ 420 sản phẩm là máy hút thuốc lá điện tử dùng 1 lần, thuốc lá nung nóng có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm.
Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024

Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024

10 tháng năm 2024, Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ, xử lý 41.725 vụ vi phạm. Trong đó, các vi phạm về thương mại điện tử gia tăng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động