Trung Quốc mở cửa biên giới, xuất khẩu rau quả hưởng lợi

Với việc mở cửa biên giới, dự kiến năm 2023, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc sẽ đạt 2,5- 3 tỷ USD, trong đó sầu riêng, thanh long có kim ngạch cao nhất.
Vì sao Trung Quốc mở cửa biên giới, nới lỏng phòng chống Covid-19? Trung Quốc mở lại biên giới, bỏ cách ly COVID-19 từ 8/1/2023 Trung Quốc mở cửa trở lại có ý nghĩa như thế nào đối với kinh tế Việt Nam?

Triển vọng sáng

Là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu lớn sang thị trường Trung Quốc, ông Trần Ngọc Hiệp – Giám đốc Công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu cho biết, thị trường Trung Quốc đang chiếm khoảng 60 – 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Trong giai đoạn Trung Quốc thực hiện chính sách Zero Covid, hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp qua thị trường này gặp nhiều khó khăn khi không chỉ lượng hàng xuất khẩu giảm, giá giảm mà thời gian thông quan kéo dài khiến chi phí tăng lên.

Chính vì vậy, khi Trung Quốc dỡ bỏ cách ly sẽ giúp việc thông quan hàng hóa nhanh hơn, từ đó tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp. “Trung bình mỗi tháng doanh nghiệp xuất sang Trung Quốc 700 – 1.000 tấn thanh long. Với việc mở cửa lại biên giới, bỏ cách ly Covid-19, ước tính doanh nghiệp có thể tiết kiệm từ 300 – 400 triệu đồng chi phí” ông Trần Ngọc Hiệp tính toán.

Cũng theo ông Hiệp, từ tháng 1/2023 lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này sẽ tăng 25 – 30%. Khi tình hình thị trường phục hồi, dự báo giá thanh long xuất khẩu sẽ tăng lên và dần đi vào ổn định.

“Trước Covid, xuất khẩu sang Trung Quốc 10 đồng thì khi dịch Covid xảy ra, lượng xuất khẩu giảm xuống còn 6-7 đồng. Tuy nhiên, sắp tới khi Trung Quốc mở cửa trở lại, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này có thể dần phục hồi như giai đoạn trước Covid” ông Trần Ngọc Hiệp thông tin.

Trung Quốc mở cửa biên giới, xuất khẩu rau quả hưởng lợi
Sơ chế thanh long xuất khẩu

Đánh giá về triển vọng thị trường, ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam cho biết, doanh nghiệp trong ngành rau quả rất phấn khởi trước thông tin Trung Quốc mở cửa lại biên giới, bỏ cách ly Covid-19 từ ngày 8/1/2023. Điều này sẽ giúp ngành rau quả phát triển hơn. Việc mở cửa này sẽ giúp giảm thời gian thông qua hàng hóa tại các cửa khẩu và cảng biển. Trước đây, khi thực hiện chính sách Zero Covid, Trung Quốc kiểm tra rất ngặt nghèo làm chậm quá trình thông quan hàng hóa.

Bên cạnh đó, việc tái mở cửa sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp, đối tác hai bên biên giới có cơ hội giao lưu, tiếp xúc trực tiếp, độ tin cậy cũng gia tăng rất nhiều so với việc chỉ liên hệ trực tuyến.

Ngoài ra, đối với các mặt hàng đã ký nghị định thư thì sắp tới Việt Nam sẽ mở thêm mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói. Hiện nay Trung Quốc đã cấp 113 mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói, 300 mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói đang được xem xét thì việc mở cửa biên giới giúp việc kiểm tra, thực tế tại các vùng trồng và cơ sở đóng gói sẽ thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, với các mặt hàng đã xuất khẩu nhưng chưa có nghị định thư thì nhiều khả năng sẽ thúc đẩy ký thêm các nghị định thư mới.

Cũng theo ông Đặng Phúc Nguyên, sáng ngày 27/12/2022, Hiệp hội rau quả Việt Nam đã tiếp đoàn đại biểu Sở Thương mại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đến tìm hiểu về các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Đây là những tín hiệu tốt cho thấy hoạt động xuất khẩu rau quả đang dần được khơi thông và phát triển.

“Dự kiến năm 2023, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc sẽ đạt 2,5- 3 tỷ USD, trong đó sầu riêng, thanh long là 2 mặt hàng có kim ngạch cao nhất”, ông Đặng Phúc Nguyên cho biết.

Cần chuẩn bị tài chính và kiểm soát chất lượng

Có thể nói, triển vọng xuất khẩu sau ngày 8/1 là rất lớn nhưng bên cạnh thuận lợi, ông Nguyễn Hữu Trí – Giám đốc Công ty TNHH SX –TM nông sản thực phẩm Trí Việt cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay là tiềm lực và sự chuẩn bị của doanh nghiệp xuất khẩu.

Các doanh nghiệp Việt Nam tiềm lực tài chính mỏng, chưa có sự chuẩn bị, trong khi đó, các doanh nghiệp Trung Quốc đã sang Việt Nam và làm tốt công tác chuẩn bị, chỉ đợi mở cửa. Như vậy, người hưởng lợi lại là những doanh nghiệp Trung Quốc chứ không phải Việt Nam.

"Hiện tại công ty đã kết nối và có nhiều hợp đồng xuất khẩu trong tháng 1 cũng như cả năm 2023, song vấn đề còn lại là chuẩn bị tài chính và tổ chức thực hiện”, ông Nguyễn Hữu Trí nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Đặng Phúc Nguyên dự báo với việc Trung Quốc mở cửa thêm cho nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam như sầu riêng, khoai lang, chanh leo..., kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc có thể tăng 20%-30%. Tuy vậy chuỗi ngành hàng rau quả Việt Nam cũng phải tuân thủ quy định, kiểm soát chặt chất lượng, không để xảy ra gian lận bởi có thể mất thị trường bất cứ lúc nào.

Ông Nguyên cũng khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải tìm kiếm đối tác có tiềm lực, đầu tư cho thị trường Trung Quốc một cách bài bản, dài hạn, tránh tình trạng "ăn xổi" bởi thị trường này ngày càng yêu cầu cao.

Năm 2019, xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc đạt 2,43 tỷ USD. Tuy nhiên, khi dịch covid-19 xảy ra, xuất khẩu rau quả sang thị trường này bị ảnh hưởng và sụt giảm. 11 tháng năm 2022 đạt hơn 1,37 tỷ USD, ước tính cả năm xuất khẩu sang thị trường này sẽ đạt 1.5 tỷ USD.

Tính đến nay, Việt Nam có 5 sản phẩm nguồn gốc thực vật xuất khẩu sang Trung Quốc theo hình thức ký kết nghị định thư gồm: măng cụt, thạch đen, sầu riêng, chuối và khoai lang. Đồng thời, có 7 mặt hàng trái cây xuất khẩu dạng truyền thống được cho phép là: xoài, thanh long, nhãn, vải, dưa hấu, chôm chôm và mít. Ngoài ra, Việt Nam đang xuất khẩu tạm thời chanh leo và ớt tươi sang thị trường láng giềng. Bên cạnh đó, một số mặt hàng đang tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường như, bưởi, mãng cầu, dừa, mận, chanh...

Hà Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu rau quả

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Triển vọng thị trường và cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Israel

Triển vọng thị trường và cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Israel

Xuất khẩu nhóm hàng hoá, sản phẩm chế biến thành phẩm có giá trị gia tăng cao của Việt Nam vào thị trường Israel đang có nhiều lợi thế.
Tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ biện pháp phòng vệ thương mại tháng 3 đối với thép nhập khẩu

Tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ biện pháp phòng vệ thương mại tháng 3 đối với thép nhập khẩu

Bộ Công Thương thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ biện pháp phòng vệ thương mại tháng 3 năm 2023 đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu.
Tìm giải pháp để EU loại bỏ yêu cầu chứng thư an toàn thực phẩm với mì ăn liền Việt Nam

Tìm giải pháp để EU loại bỏ yêu cầu chứng thư an toàn thực phẩm với mì ăn liền Việt Nam

Chiều 24/3 tại Hà Nội, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) đã tổ chức cuộc họp với doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền sang thị trường các nước châu Âu (EU)
Kết nối nông sản các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ với doanh nghiệp phân phối

Kết nối nông sản các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ với doanh nghiệp phân phối

Đã có 37 biên bản ghi nhớ được ký kết giữa các doanh nghiệp phân phối của TP. Hồ Chí Minh với các doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
Hoa Kỳ gia hạn ban hành kết luận cuối cùng điều tra lẩn tránh phòng vệ thương mại gỗ dán

Hoa Kỳ gia hạn ban hành kết luận cuối cùng điều tra lẩn tránh phòng vệ thương mại gỗ dán

Hoa Kỳ gia hạn ban hành kết luận cuối cùng điều tra lẩn tránh phòng vệ thương mại đối với gỗ dán sử dụng nguyên liệu gỗ cứng nhập khẩu từ Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu tôm tìm cách gỡ khó

Xuất khẩu tôm tìm cách gỡ khó

Trong bối cảnh thị trường còn nhiều khó khăn, xuất khẩu tôm 2 tháng đầu năm chỉ đạt 350 triệu USD, nhiều doanh nghiệp tìm cách xoay xở, giữ chân khách hàng.
Thương mại và phân phối trong hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0

Thương mại và phân phối trong hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0, Covid – 19 thay đổi xu hướng tiêu dùng của người dân, từ đó làm thay đổi cách thức vận hành hệ thống thương mại và phân phối.
Nhiều cơ hội xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào Mexico

Nhiều cơ hội xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào Mexico

Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam như thủy sản, cà phê, cao su... đã được xuất khẩu vào thị trường Mexico và đạt mức tăng trưởng khá cao từ 27-65%.
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tăng vọt, vượt Thái Lan và Ấn Độ

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tăng vọt, vượt Thái Lan và Ấn Độ

Trong 2 tháng đầu năm 2023, nhiều thời điểm trong các tháng, giá gạo xuất khẩu 5% tấm đứng đầu thế giới, cao hơn giá gạo cùng chủng loại của Thái Lan và Ấn Độ
Xuất khẩu cà phê sang thị trường Hà Lan tăng trưởng 3 con số

Xuất khẩu cà phê sang thị trường Hà Lan tăng trưởng 3 con số

2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê sang Hà Lan tăng 105,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Việt Nam là nguồn cung ngoại khối lớn thứ 2 cho Hà Lan.
Thanh Hà lên phương án xúc tiến tiêu thụ vải thiều sớm

Thanh Hà lên phương án xúc tiến tiêu thụ vải thiều sớm

Chuẩn bị cho mùa vải thiều năm nay, huyện Thanh Hà - Hải Dương đã lên phương án tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ vải thiều ngay từ thời điểm hiện tại.
Cuộc đua đầu tư logistics cho thương mại điện tử tiếp tục nóng

Cuộc đua đầu tư logistics cho thương mại điện tử tiếp tục nóng

Doanh thu bán hàng trực tuyến tăng cao đã tạo áp lực lên hệ thống hậu cần (logistics), từ đó kích hoạt cuộc đua đầu tư logistics thương mại điện tử Việt Nam.
Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát hàng quá cảnh, tạm nhập tái xuất

Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát hàng quá cảnh, tạm nhập tái xuất

Tổng cục Hải quan chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát hàng quá cảnh, tạm nhập tái xuất,gửi kho ngoại quan nhằm ngăn ngừa nguy cơ buôn lậu,gian lận thương mại.
Gỗ Việt tìm cách chinh phục thị trường nội

Gỗ Việt tìm cách chinh phục thị trường nội

Thị trường gỗ nội thất Việt Nam có quy mô 5-6 tỷ USD và để chinh phục các doanh nghiệp đang đưa ra nhiều chiến lược khác nhau.
Nhiều loại sợi, vải tự nhiên của Việt Nam xuất hiện tại triển lãm quốc tế

Nhiều loại sợi, vải tự nhiên của Việt Nam xuất hiện tại triển lãm quốc tế

Nhiều loại vải có chất liệu tự nhiên như sợi cây gai xanh, sợi dứa, tơ sen… được các doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu tại triển lãm quốc tế.
Giám sát, kiểm tra doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Giám sát, kiểm tra doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công văn gửi các đơn vị chức năng yêu cầu giám sát, kiểm tra doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc.
Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất của sản phẩm sắn Việt Nam

Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất của sản phẩm sắn Việt Nam

Chiếm 93,8% tổng lượng xuất khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2023.
Từ 1/4, áp dụng C/O mẫu D cần lưu ý gì?

Từ 1/4, áp dụng C/O mẫu D cần lưu ý gì?

Tổng cục Hải quan vừa hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố liên quan đến áp dụng C/O mẫu D.
Đến giữa tháng 3, cán cân thương mại thặng dư gần 3 tỷ USD

Đến giữa tháng 3, cán cân thương mại thặng dư gần 3 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/3/2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 122,94 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2022.
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái chính thức là cửa khẩu nhập khẩu lương thực vào Quảng Tây (Trung Quốc)

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái chính thức là cửa khẩu nhập khẩu lương thực vào Quảng Tây (Trung Quốc)

Cửa khẩu Đông Hưng (phía Việt Nam là cầu Bắc Luân 2 - cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) vừa chính thức trở thành cửa khẩu nhập khẩu lương thực vào Trung Quốc.
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm 2023, thị phần trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc giảm.
Thương vụ Việt Nam tại Ảrập Xêút tổ chức trưng bày sản phẩm xuất khẩu tỉnh Al Ahsa

Thương vụ Việt Nam tại Ảrập Xêút tổ chức trưng bày sản phẩm xuất khẩu tỉnh Al Ahsa

Ngày 19-20/3, tại tỉnh Al Ahsa, Thương vụ Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại Al Ahsa tổ chức trưng bày, quảng bá hàng mẫu tiêu biểu của hơn 130 DN Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ thực phẩm & đồ uống tại Ấn Độ

Doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ thực phẩm & đồ uống tại Ấn Độ

Doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ thực phẩm & đồ uống quốc tế (AAHAR) lần thứ 37, tổ chức từ ngày 14 - 18/3/2023, tại Ấn Độ.
Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại ứng dụng công nghệ chuỗi khối: Đảm bảo minh bạch, chính xác

Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại ứng dụng công nghệ chuỗi khối: Đảm bảo minh bạch, chính xác

Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại ứng dụng công nghệ chuỗi khối vừa ra mắt được đánh giá là công cụ hữu hiệu chống hàng giả, hàng nhái.
Bộ Công Thương sửa đổi Nghị định 14/2018/NĐ-CP về thương mại biên giới: Từ 1/1/2025, ai được xuất khẩu tiểu ngạch?

Bộ Công Thương sửa đổi Nghị định 14/2018/NĐ-CP về thương mại biên giới: Từ 1/1/2025, ai được xuất khẩu tiểu ngạch?

Bộ Công Thương đang xin ý kiến về Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 về thương mại biên giới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động