Thứ tư 14/05/2025 18:12
Bắc Trà My (Quảng Nam):

Lễ cầu mưa và thả cá giống

Vừa qua, Công ty Thủy điện Sông Tranh phối hợp với huyện Bắc Trà My tổ chức Lễ hội cầu mưa đồng bào Cor và thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản lần thứ IV năm 2019 tại lòng hồ Thủy điện Sông Tranh 2, xã Trà Đốc -  Bắc Trà My.

Trong đời sống văn hóa của đồng bào Cor, huyện Bắc Trà My, Lễ hội cầu mưa là một nghi lễ nông nghiệp quan trọng có từ lâu đời của đồng bào Cor, nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, giúp mùa màng tươi tốt, đời sống khấm khá hơn. Lễ hội cầu mưa của người Cor rất có ý nghĩa tâm linh, bà con có niềm tin qua lễ hội càng góp phần gắn kết cộng đồng con người với thần linh. Duy trì lễ hội truyền thống cũng như lưu giữ được những nét văn hóa của đồng bào Cor nói riêng và cộng đồng các dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My nói chung…

Tại Lễ hội, Tổng Công ty Phát điện 1, Công ty Thủy điện Sông Tranh và các doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng, Quảng Nam đã trao tặng 45 suất học bổng là 45 chiếc xe đạp, mỗi chiếc trị giá 1 triệu 500 ngàn đồng cho học sinh nghèo hiếu học các xã trên địa bàn huyện Bắc Trà My.

Những điệu múa của đồng bào Cor trong lễ hội cầu mưa

Lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 có diện tích hơn 2.100 héc-ta mặt nước, có nhiều loại thủy sản, trong đó nhiều loại có giá trị kinh tế cao, có tiềm năng lớn về nguồn lợi thủy sản. Tuy nhiên, do có sự thay đổi về môi trường nước, dòng chảy… nên có sự suy giảm về chủng loại thủy sản. Để tái tạo nguồn lợi thủy sản, hàng năm UBND huyện Bắc Trà My phối hợp với Công ty Thủy điện Sông Tranh tổ chức thả cá giống xuống lòng hồ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống mưu sinh của người dân quanh hồ. Từ năm 2015 đến nay đã có hơn 200.000 con cá giống, trị giá hơn 110 triệu đồng được thả trong lòng hồ.

Thả cá giống tái tạo nguồn lợi thuỷ sản tại lòng hồ Thuỷ điện Sông Tranh 2, tại Bắc Trà My
Sơn Gia Phúc
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao