Công Thương khối địa phương: Chung sức đẩy nhanh tăng trưởng ngành

Năm 2024, khối Công Thương địa phương tiếp tục chung sức thực hiện các giải pháp nhằm tận dụng cơ hội, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng chung của ngành.
Bộ Công Thương đồng hành cùng nông dân trong tiêu thụ nông sản Ngành Công Thương đoàn kết, đổi mới, đóng góp cho sự lớn mạnh của đất nước

Kết quả đáng ghi nhận

Theo đánh giá từ Cục Công Thương địa phương, ngành Công Thương năm vừa qua, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tăng khoảng 2,3%, dù thấp hơn so với mức tăng cùng kỳ năm trước nhưng dần được cải thiện và phục hồi tích cực. Chỉ số IIP tăng ở hầu hết các địa phương trên cả nước (tăng ở 50 địa phương và giảm ở 13 địa phương).

Các địa phương giữ được tăng trưởng, gồm: Trà Vinh, Bắc Giang, Phú Thọ, Nam Định, Khánh Hòa, Kiên Giang, Hà Nam, Hải Phòng, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Hậu Giang, Phú Yên, Thái Bình... Các địa phương giảm, gồm: Quảng Nam, Sơn La, Hà Giang, Lai Châu, Bắc Ninh, Vĩnh Long, Hòa Bình, Sóc Trăng, Lào Cai, Điện Biên, Đà Nẵng, Gia Lai, Vĩnh Phúc...

Thương mại nội địa: Tổng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2023 ước tăng 9,8%, vượt mục tiêu kế hoạch của ngành (mục tiêu tăng 8-9%).

Các địa phương tăng cao tiêu biểu là: Hưng Yên, Ninh Bình, Điện Biên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bình Thuận, Sóc Trăng, Lào Cai, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Trà Vinh, Khánh Hòa, Bạc Liêu, Vĩnh Phúc… Doanh thu bán lẻ hàng hóa của một số địa phương có tỷ trọng lớn giữ được tăng trưởng là: Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hòa, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh....

Tỉnh Hà Giang xếp thứ 3 trong số các địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao trong 6 tháng đầu năm 2022
Công Thương khối địa phương: Chung sức đẩy nhanh tăng trưởng ngành

Nguồn cung hàng hóa tại thị trường trong nước, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nguyên nhiên liệu thiết yếu phục vụ sản xuất được bảo đảm, đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ sản xuất của doanh nghiệp và đời sống của người dân. “Thị trường trong nước tiếp tục là điểm sáng hỗ trợ quá trình phục hồi tổng cầu và phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của nước ta”, báo cáo của Cục Công Thương địa phương nêu rõ.

Về xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 ước đạt 683 tỷ USD. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2023 ước đạt 354,5 tỷ USD, dù không đạt chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra (tăng 6%) nhưng cơ bản vẫn chưa phục hồi so với cùng kỳ năm trước.

Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái... là địa phương có giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn.

Một số địa phương giữ ngôi đầu về tốc độ tăng trưởng giá trị kim ngạch xuất khẩu, gồm: Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Hà Giang, Sơn La, Hà Nam, Cao Bằng, Ninh Thuận, An Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng, Tiền Giang, Quảng Trị...

Ở chiều ngược lại, các địa phương giảm sút là: Hậu Giang, Thừa Thiên - Huế, Lai Châu, Cà Mau, Điện Biên...

Theo đánh giá từ Cục Công Thương địa phương, kết quả đạt được của ngành Công Thương năm vừa qua thể hiện sự nỗ lực tự thân vận động, sự linh hoạt sáng tạo của các địa phương trong thực hiện các chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, Bộ Công Thương về các giải pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, đánh giá sâu về từng lĩnh vực, Cục Công Thương địa phương cho rằng các địa phương có thể làm tốt hơn nữa.

Tiêu biểu về công nghiệp, sản xuất công nghiệp có tăng nhưng một số địa phương tốc độ tăng trưởng thấp so với tiềm năng phát triển. Các doanh nghiệp còn khó khăn trong việc tiếp cận vốn, lãi suất ngân hàng, bị sụt giảm đơn hàng. Giá nhiên liệu đầu vào, năng lượng toàn cầu vẫn ở mức cao đã tác động đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong nước.

Tiến độ đầu tư các cụm công nghiệp, thành lập mới và việc thu hút đầu tư mới còn khó khăn, một số dự án đầu tư vào cụm công nghiệp đã được cấp giấy phép đầu tư nhưng chậm triển khai hoặc đã khởi công xây dựng nhưng chưa đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy các cụm công nghiệp chưa đạt.

Ngân sách trung ương phân bổ cho chương trình khuyến công quốc gia chậm nên công tác triển khai thực hiện các đề án khuyến công đã bị ảnh hưởng, phần nào làm ảnh hưởng tới tính kịp thời của các chính sách nhà nước hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trong quá trình phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh hậu Covid -19. Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy của một số địa phương theo hướng sáp nhập đơn vị sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ khuyến công thuộc Sở Công Thương vào đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh gây xáo trộn trong tâm lý cán bộ, viên chức và mất đi tính thống nhất trong tổ chức hệ thống khuyến công.

Công tác khảo sát, xây dựng kế hoạch, thẩm định cấp cơ sở và chất lượng đề án khuyến công của một số địa phương còn hạn chế, việc đăng ký kế hoạch còn chậm so với quy định; nhiều cơ sở không đảm bảo được tiến độ đầu tư phải điều chỉnh kế hoạch hoặc ngừng thực hiện sau khi được phê duyệt hỗ trợ.

Giải pháp trọng tâm

Sang năm 2024, nhận định bối cảnh kinh tế có khởi sắc hơn, tuy nhiên cũng phát sinh những thách thức mới, để cùng cả ngành Công Thương đạt mục tiêu đặt ra, các địa phương quán triệt thực hiện 6 giải pháp lớn.

Một là, tiếp tục tập trung đẩy mạnh triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 01 của Chính phủ. Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn trong tình hình mới.

Hai là, tiếp tục nâng cao khả năng cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác và phát triển thị trường trong nước; đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là xuất khẩu chính ngạch gắn với tái cơ cấu ngành hàng và xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam.

Ba là, thực hiện có chất lượng, hiệu quả chương trình khuyến công quốc gia, bảo đảm phát huy tối đa nguồn lực, năng lực hiện có của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên cả nước.

Bốn là, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (CCN) theo hướng tăng cường hiệu quả, quản lý chặt chẽ, khắc phục những bất cập của các quy định hiện hành về quản lý CCN.

Phối hợp với Văn phòng Chính phủ hoàn thành xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 68/2017/NĐ-CP và Nghị định 66/2020/NĐ-CP; xây dựng Thông tư của Bộ Công Thương quy định, hướng dẫn một số nội dung của Nghị định về quản lý, phát triển CCN. Tổ chức thực hiện quản lý CCN theo thẩm quyền; hướng dẫn, trả lời các kiến nghị của các địa phương liên quan đến quản lý CCN. Tổ chức một số đoàn kiểm tra, đánh giá tình hình quản lý, phát triển CCN tại một số tỉnh, thành phố và thực hiện các nhiệm vụ Hoạt động phát triển CCN.

Năm là, tổ chức triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ được phân công tại các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm nghèo bền vững; tiếp tục công tác tuyên truyền về các chương trình.

Sáu là, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Tiếp tục đổi mới lề lối, phương thức làm việc, đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh; chủ động phối hợp xử lý công việc gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong toàn hệ thống.

Để những giải pháp trên được triển khai có hiệu quả, đại diện cho khối địa phương Cục Công Thương địa phương đề nghị: Về việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy tại địa phương, Lãnh đạo Bộ Công Thương có ý kiến đối với Lãnh đạo UBND các tỉnh/thành phố, Bộ Nội vụ hướng dẫn, chỉ đạo triển khai việc sáp nhập các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn theo hướng giữ nguyên đơn vị sự nghiệp thực hiện hoạt động khuyến công trực thuộc Sở Công Thương để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn mà pháp luật đã quy định, vì đây là hoạt động chuyên môn đặc thù của ngành.

Kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành Nghị định về quản lý, phát triển CCN.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cục Công Thương địa phương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Ngành đóng tàu TP. Hải Phòng tiếp tục khẳng định vai trò là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của thành phố và đất nước.
Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Báo cáo Việt Nam 2045 của Ngân hàng Thế giới đưa ra lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành quốc gia thu nhập cao.
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Không chỉ đầu tư xây dựng nhà máy một các đơn thuần, các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn hợp tác liên doanh, chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt Nam.
Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Chính phủ đã ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Chương trình khuyến công của tỉnh Bình Định đã hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì đóng gói, xây dựng điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm.

Tin cùng chuyên mục

Bài 4: Kỳ vọng thổi

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Đại biểu Quốc hội cho rằng, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam như "con rồng" hiện thân, vươn lên để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Năm 2024, kinh tế của Nam Định duy trì tốc độ tăng trưởng khá, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 14,5%, kim ngạch xuất khẩu tăng ước 30,8%.
Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Ngày 19/11 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 1426/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng VI.
Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II - Giai đoạn I có diện tích 226,6ha, với vốn đầu tư 2.610,423 tỷ đồng.
Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm IDCS cùng Samsung Electronics Việt Nam tổ chức khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Sáng 19/11, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức họp báo công bố thông tin về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Sáng 19/11, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin về Lễ kỷ niệm 25 thành lập Vitas và Hội nghị Tổng kết 2024.
Bài 3: Đại biểu Quốc hội

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Để phát huy hiệu quả cao nhất trong triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, theo ĐBQH ngoài cơ chế đặc thù, cần quan tâm vấn đề công nghệ, nhân lực...
Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ tạo đòn bẩy cho công nghiệp đường sắt, từ đó lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo.
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn hợp tác với các đối tác Brazil để phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường.
Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Một trong những giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ được đề cập thời gian gần đây là đẩy mạnh liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước.
Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

Tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược, đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội.
AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

Ngày 14/11, Công ty Cổ phần AP Saigon Petro cho ra mắt máy thay nhớt tự động 3R, một giải pháp công nghệ tiên tiến dành cho dầu nhớt và bảo dưỡng xe máy.
10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Thượng tướng Phạm Hoài Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt Nhà máy Z183 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa có nhiều khởi sắc, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành năm 2024 dự kiến tăng trên 19% so với cùng kỳ.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, một dự án trọng điểm của Việt Nam, hứa hẹn tác động lớn đến phát triển kinh tế, trong đó có cơ hội cho ngành thép.
Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Công an tỉnh Lai Châu tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn…
Bài 3: Đáp ứng kỳ vọng, tạo động lực phát triển mới

Bài 3: Đáp ứng kỳ vọng, tạo động lực phát triển mới

Việc sửa đổi toàn diện Luật Hóa chất nhận được sự đồng tình nhằm tạo cơ chế, chính sách đủ mạnh đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm.
Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Công tác chuẩn bị cho Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đang được hoàn thiện nhiều hạng mục dự kiến sẽ chính thức khai mạc vào tháng 12 tới.
Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Bộ tư lệnh Quân khu 1 chỉ đạo Sư đoàn 3 diễn tập chỉ huy - cơ quan 1 bên, 2 cấp có Trung đoàn 12 thực binh, bắn đạn thật, hiệp đồng quân, binh chủng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động