Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Bộ Công Thương cần phát huy vai trò “nhạc trưởng” trong lĩnh vực Công và Thương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục phát huy vai trò “nhạc trưởng” trong 2 trụ cột Công nghiệp và Thương mại.
Hướng dẫn thực hiện nội dung nông thôn mới thuộc lĩnh vực Công Thương Tổng Thư ký Quốc hội: Lĩnh vực Công Thương đạt nhiều kết quả tích cực Việt Nam và Trung Quốc ký kết 36 văn bản thỏa thuận hợp tác: Nhiều nội dung về lĩnh vực Công Thương

Tiên phong đi đầu với hai trụ cột kinh tế đất nước

Mở đầu bài phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 ngành Công Thương diễn ra ngày 20/12/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Công Thương là một lĩnh vực hết sức quan trọng như Bác Hồ đã nói: Nền kinh tế có bốn trụ cột: Công - Nông - Thương - Trí thì Bộ Công Thương đã đảm nhận hai lĩnh vực quan trọng của đất nước.

Phó Thủ tướng khẳng định, ngành Công Thương đang tiên phong đi đầu với hai trụ cột để đổi mới và phát triển đất nước, những công việc của ngành Công Thương đã triển khai trong thời gian qua mang tính cách mạng, tính đổi mới và thử thách, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt và những tác động từ xung đột, dịch bệnh.

“Ngành Công Thương phải giải quyết cả vấn đề trong nội tại ngành và đối mặt với thử thách về thương mại toàn cầu nhưng đã đạt được kết quả tích cực”, Phó Thủ tướng đánh giá.

Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời, quyết liệt của Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự chủ động, hiệu quả của Quốc hội trong hoàn thiện thể chế, giám sát, sự quyết liệt, bản lĩnh sáng tạo, kịp thời, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trong đó lực lượng nòng cốt là Bộ Công Thương.

“Với tinh thần trên dưới đồng lòng của Bộ Công Thương, cùng các Bộ, ngành và các địa phương, cơ quan đại diện ở nước ngoài, chúng ta đã vượt qua được những khó khăn trong bối cảnh đó”, Phó Thủ tướng khẳng định.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Bộ Công Thương cần phát huy vai trò “nhạc trưởng” trong lĩnh vực Công và Thương
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Bộ Công Thương cần phát huy vai trò “nhạc trưởng” trong hai lĩnh vực Công và Thương

Theo Phó Thủ tướng, Việt Nam đã đạt được những con số đáng ghi nhận, minh chứng nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị. Chúng ta đã đạt 10/15 chỉ tiêu kế hoạch đề ra: Tăng trưởng GDP của 2023 dự kiến trên 5,5%; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 683 tỷ USD, trong đó xuất siêu khoảng 26 tỷ USD; an ninh lương thực được đảm bảo, sản lượng cao, ước đạt 28 triệu tấn, xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn; thị trường lao động phục hồi tích cực, đã có trên 220.000 doanh nghiệp đăng ký mới và quay trở lại hoạt động; đón khoảng 13 triệu lượt khách du lịch quốc tế, vượt mục tiêu đề ra.

“Trong thành công chung của cả nước có sự đóng góp hết sức quan trọng, toàn diện của ngành Công Thương trên các mặt: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển các ngành, lĩnh vực sản xuất, thương mại; trong đó có vấn đề liên quan đến đảm bảo nguồn vật liệu, cung ứng nguồn nhiên liệu quan trọng huyết mạch cho nền kinh tế”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định.

Theo Phó Thủ tướng, về thể chế, ngành đã trình Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, với nhiều quy định mới đặt ra từ thực tiễn như bảo vệ người tiêu dùng dễ bị tổn thương, bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng, sản xuất và tiêu dùng bền vững và cải thiện môi trường pháp lý.

Bộ Công Thương đã chủ động tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ bốn quy hoạch ngành quốc gia có ý nghĩa quan trọng trong các lĩnh vực về tài nguyên năng lượng. Trong đó, đã đề cập tổng thể về năng lượng quốc gia, đảm bảo an ninh cung cấp điện và hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia. Đây là những quy hoạch có ý nghĩa quan trọng không chỉ mang tính định hướng mà còn tạo cơ sở pháp lý, huy động nguồn lực đầu tư để triển khai, điều hành sản xuất kinh doanh; không chỉ cho ngành Công Thương mà cho mọi ngành, lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội.

Hoạt động sản xuất công nghiệp đã vượt qua giai đoạn hết sức khó khăn, sóng gió, trong tháng 1/2023 khu vực công nghiệp giảm 14,6% so với tháng 12/2022 và giảm 8% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù đã có sự tăng trưởng vào cuối năm và chưa đạt được như kỳ vọng nhưng cũng đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của kinh tế; một số dự án tồn đọng kéo dài của ngành Công Thương đã được khắc phục như: Nhiệt điện Ninh Bình hay Nhiệt điện Thái Bình 2, sau nhiều năm thua lỗ kéo dài thì hiện nay đã và đang cung cấp nguồn điện hết sức quan trọng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Bộ Công Thương cần phát huy vai trò “nhạc trưởng” trong lĩnh vực Công và Thương
Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành dự cuộc họp Tổng kết của ngành Công Thương

Bên cạnh đó, cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tục góp phần tích cực cho cán cân thanh toán, nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế. Đây là nỗ lực rất lớn và sự phối hợp hiệu quả giữa các ngành Công Thương, Nông nghiệp, Ngoại giao và các ngành khác cùng cộng đồng doanh nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh thương mại thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm, tổng cầu thế giới sụt giảm mạnh.

Một điểm sáng khác của ngành Công Thương là thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục vươn lên, quy mô thị trường thương mại điện tử khoảng 25 tỷ USD, tăng 25 %.

Việt Nam đã giữ vững vị trí Top 5 nhất thế giới về tốc độ tăng trưởng, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Việc phát triển các nền tảng số trong thương mại đã thúc đẩy tiếp cận thị trường, rút ngắn khoảng cách và thời gian cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, ngành Công Thương đã triển khai có hiệu quả nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng để thúc đẩy thương mại nội địa. Tổng bán lẻ hàng hóa của doanh thu dịch vụ năm 2023 ước đạt trên 9% cao hơn so với mục tiêu đề ra là 8 - 9%. Nguồn cung hàng hóa tại thị trường trong nước, nhất là mặt hàng lương thực, thực phẩm; khắc phục được khó khăn về thiếu nguyên - nhiên - vật liệu để phục vụ cho sản xuất và đời sống của người dân. Đây là một vấn đề có thể nói là rất khó trong bối cảnh chúng ta đã nhập khẩu rất nhiều nguyên - nhiên - vật liệu của nước ngoài nhưng chúng ta vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ cho các chuỗi cung ứng.

Năm 2023 cũng thấy được sức mạnh của đội ngũ Công Thương ở nước ngoài, đó là công tác hội nhập kinh tế quốc tế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, hoàn tất đàm phán ký kết FTA, mới đây nhất là với Israel sau 7 năm đàm phán, nâng tổng số FTA đến nay được ký kết và thực hiện là 16 FTA trên 60 quốc gia, đối tác lớn. Những thị trường lớn nhất thì hàng hoá của Việt Nam đã có mặt, và đằng sau đó là thỏa thuận liên quan đến hiệp định hỗ trợ đầu tư đang được tiến hành khẩn trương.

Công tác quản lý nhà nước về phòng vệ thương mại, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại gian lận xuất xứ được triển khai đồng bộ; quản lý, đảm bảo trật tự thị trường, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên thị trường nội địa tiếp tục được củng cố.

“Đây là một trong những điều kiện để chúng ta có thể hội nhập. Và cũng là những điều kiện để chúng ta có thể được công nhận là một đất nước phát triển theo cơ chế thị trường. Đồng thời là những điều kiện để chúng ta có thể tham gia vào các FTA một cách bình đẳng và công bằng”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương sự nỗ lực và những kết quả quan trọng mà ngành Công Thương đã đạt được trong năm 2023; đặc biệt là nỗ lực vượt qua những thách thức, khó khăn, vừa giải quyết những vấn đề nội tại, vừa tạo ra những bước đột phá và phát triển mới.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Bộ Công Thương cần phát huy vai trò “nhạc trưởng” trong lĩnh vực Công và Thương
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao Huân chương lao động cho các cá nhân có thành tích xuất sắc

Đổi mới trong tư duy, quan điểm, chính sách

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, vai trò và sứ mệnh hết sức quan trọng của ngành Công Thương, bên cạnh những kết quả đạt được năm 2023, ngành Công Thương phải thẳng thắn nhận diện những tồn tại, bất cập để khắc phục trong thời gian tới.

Trước hết, về thể chế, theo Phó Thủ tướng - ngành Công Thương cần phải đổi mới từ tư duy, đổi mới từ quan điểm, đổi mới trong chính sách. Nếu không đổi mới trong tư duy, quan điểm, chính sách, thì ngành công nghiệp không thể tiếp cận với công nghệ cao, chất lượng, kinh tế xanh hay dẫn dắt kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng từ nâu sang xanh, không tận dụng được xu thế hội nhập, thu hút đầu tư.

Thứ hai, cần có các biện pháp không để xảy ra những vấn đề như thiếu nguyên - nhiên - vật liệu, trong đó có xăng dầu, khí đốt, điện năng, hay các nguồn năng lượng sơ cấp trên cơ sở xem xét đánh giá những nguyên nhân nào là khách quan, chủ quan.

Thứ ba, về sản xuất công nghiệp, Phó Thủ tướng yêu cầu đánh giá, phân tích kỹ về số liệu tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ đạt 3,1%, trong khi đây là nền tảng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá của các ngành, lĩnh vực kinh tế khác.

Phó Thủ tướng chỉ rõ, công nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào khối FDI, các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp năng lượng xanh, vật liệu mới… phát triển chậm.

Thứ tư, xuất khẩu vẫn còn phụ thuộc nhiều vào khối FDI, tuy nhiên, quan trọng nhất là ngành Công Thương phải xác định được những tiêu chí, điều kiện để lựa chọn lĩnh vực công nghiệp và các nguồn FDI. Đây là nhiệm vụ của Bộ kế hoạch và Đầu tư nhưng am hiểu về mặt kĩ thuật, công nghệ là ngành Công thương. Do đó, cần tăng cường phối hợp để tham mưu, tư vấn lựa chọn đúng, vừa tận dụng được cơ hội phát triển, vừa hạn chế những tác động không tốt.

Đây là những vấn đề lớn đang đặt ra cho không chỉ ngành Công Thương mà còn liên quan đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác.

Phát huy vai trò nhạc trưởng

Trong bối cảnh năm 2024 còn rất nhiều khó khăn, sự cạnh tranh sẽ càng khốc liệt hơn, tinh vi hơn, thay cho các vấn đề thuế quan thì đi vào các mục tiêu toàn cầu, biện pháp kỹ thuật; nếu chúng ta không chủ động được thì không thể đi theo xu thế lớn của thời đại và sẽ bị đứng ngoài.

Liên quan đến phát triển cơ khí chế tạo và các ngành công nghiệp khác, nhất là những ngành công nghiệp mới như bán dẫn, Phó Thủ tướng cho rằng cần tiếp tục đổi mới, tạo ra những công nghệ mang tính chất lõi, mũi nhọn, nền tảng. Và ngành Công thương phải lựa chọn và quyết định, phải có thời gian thí điểm và dần dần hình thành được các ngành công nghiệp nền tảng đó.

Cũng theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tri thức đang là dòng chảy chính của thời đại được thúc đẩy bởi khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Ngành Công Thương phải tiếp tục nghiên cứu, tham mưu bài bản, khoa học về cơ chế, chính sách, chiến lược hình thành, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, nền tảng, có giá trị gia tăng cao như cơ khí chế tạo, bán dẫn, công nghệ số, năng lượng tái tạo…

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh và đánh giá cao vai trò quan trọng của các cơ quan đại diện, thương vụ trong xúc tiến thương mại, hoàn thiện các chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng như dự báo tiềm năng, yêu cầu của các thị trường nhập khẩu; tận dụng hiệu quả các FTA đã ký kết trên cơ sở bảo đảm tính thống nhất, hài hoà hoá với tiêu chuẩn quốc tế chung.

"Tôi nghĩ Bộ Công Thương phải phát huy vai trò nhạc trưởng trong lĩnh vực công và thương" - Phó Thủ tướng nói và khẳng định: "Sứ mệnh của Bộ Công Thương, ngành Công Thương hết sức lớn lao; trọng trách mà Đảng và Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho các đồng chí rất nặng nề, khó khăn, nhưng quyết định đến vận mệnh của đất nước và sự phát triển tự cường, tự chủ của đất nước ta. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương với trọng trách được phân công và cá nhân tôi được phân công sẽ cùng đồng hành, cùng chịu trách nhiệm để chúng ta cùng nhau bước đi một cách bài bản, cách tiếp cận khoa học, chắc chắn và chuyên nghiệp".

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tin tưởng rằng bước vào năm 2024 với tâm thế mới cùng tinh thần đoàn kết, đổi mới của toàn ngành Công Thương - một ngành hết sức chuyên nghiệp, sẽ tiếp tục phát huy truyền thống của mình, vượt qua sóng gió, ngày càng mạnh mẽ và kiên định hơn trong quá trình phát triển để hoàn thành tốt sứ mệnh tạo ra được những chiến lược khởi tạo, kiến tạo quan trọng cho đất nước, cho nền kinh tế đổi mới hội nhập, tự lực, tự cường.

Nhóm PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thành phố Huế chính thức trực thuộc Trung ương

Thành phố Huế chính thức trực thuộc Trung ương

Tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.
Tổng Bí thư dâng hương tại Di tích Ngã ba Đồng Lộc

Tổng Bí thư dâng hương tại Di tích Ngã ba Đồng Lộc

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Nhà bia tưởng niệm liệt sỹ thanh niên xung phong toàn quốc và khu mộ 10 nữ Anh hùng tại Ngã ba Đồng Lộc.
Thừa Thiên Huế phải phát triển xứng tầm thành phố Trung ương

Thừa Thiên Huế phải phát triển xứng tầm thành phố Trung ương

Thừa Thiên Huế phải phát triển xứng tầm thành phố Trung ương, là ý kiến chỉ đạo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại buổi làm việc với Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế.
Phó Thủ tướng: Bộ mới sẽ có sứ mệnh lớn hơn

Phó Thủ tướng: Bộ mới sẽ có sứ mệnh lớn hơn

Tại hội nghị tổng kết Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, chúng ta sáp nhập thì Bộ mới sẽ có sức mạnh mới, sứ mệnh lớn hơn.
Chủ tịch Quốc hội thăm, tặng quà người có công tại Thừa Thiên Huế

Chủ tịch Quốc hội thăm, tặng quà người có công tại Thừa Thiên Huế

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà người có công với cách mạng và làm việc tại Thừa Thiên Huế.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Đảm bảo quyền lợi người lao động khi tinh gọn bộ máy

Thủ tướng: Đảm bảo quyền lợi người lao động khi tinh gọn bộ máy

Thủ tướng nêu rõ, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông tin về hợp nhất 2 Bộ

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông tin về hợp nhất 2 Bộ

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, 2 Bộ hợp nhất với nhau sẽ thành một bộ mới rất quan trọng, rất lớn của đất nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Chung Sơn và Khu di tích quốc gia Kim Liên

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Chung Sơn và Khu di tích quốc gia Kim Liên

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Chung Sơn - Đền thờ Gia tiên Bác Hồ và Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên (Nghệ An).
Ngành Thông tin và Truyền thông: Doanh thu hơn 4,2 triệu tỷ đồng năm 2024

Ngành Thông tin và Truyền thông: Doanh thu hơn 4,2 triệu tỷ đồng năm 2024

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2024, doanh thu toàn ngành Thông tin và Truyền thông ước đạt hơn 4,2 triệu tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm 2023.
Thủ tướng: Năm 2025 phải là năm bứt phá của Petrovietnam

Thủ tướng: Năm 2025 phải là năm bứt phá của Petrovietnam

Chiều 28/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2025 của Petrovietnam.
Phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2025

Phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2025

Chủ tịch Quốc hội vừa ký ban hành Nghị quyết số 1337/NQ-UBTVQH15 về phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của các Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2025.
Bổ sung ngân sách chi an sinh xã hội và chế độ cho giáo viên

Bổ sung ngân sách chi an sinh xã hội và chế độ cho giáo viên

Bổ sung 5.834.437 triệu đồng để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và hỗ trợ chi trả chế độ cho số lượng biên chế giáo viên được bổ sung.

'Chốt' mức thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu từ 1/1/2025

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 60/2024/UBTVQH15 về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.
Thủ tướng yêu cầu ngành Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kịch bản tăng trưởng

Thủ tướng yêu cầu ngành Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kịch bản tăng trưởng

Ngoài phát huy tinh thần 5 ‘tiên phong’, Thủ tướng yêu cầu ngành Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kịch bản tăng tốc, bứt phá với mục tiêu tăng trưởng năm 2025.
Công đoàn Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024

Công đoàn Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024

Sáng 28/12, tại TP. Đà Nẵng, Công đoàn Công Thương Việt Nam tổ chức hội nghị Tổng kết công tác Công đoàn năm 2024 và Triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Ngành Kế hoạch và Đầu tư: Giữ vững tinh thần tiên phong trong cải cách và đổi mới

Ngành Kế hoạch và Đầu tư: Giữ vững tinh thần tiên phong trong cải cách và đổi mới

Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, ngành Kế hoạch và Đầu tư sẽ ‘giữ vững tinh thần đột phá tiên phong trong cải cách và đổi mới”.
Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết ngành Kế hoạch và Đầu tư

Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết ngành Kế hoạch và Đầu tư

Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Kế hoạch và Đầu tư diễn ra vào sáng nay 28/12.
Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải bứt phá trong năm 2025, xuất khẩu đạt 70 tỷ USD

Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải bứt phá trong năm 2025, xuất khẩu đạt 70 tỷ USD

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị tăng trưởng của ngành Nông nghiệp năm 2025 cần phải đạt 3,5-4%, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 70 tỷ USD.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, đã có thông tin mới về phương án hợp nhất Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với Bộ Nội vụ.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị ngành lao động, thương binh và xã hội cố gắng duy trì việc thực hiện các chính sách an sinh, đảm bảo không có sự gián đoạn.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ bản thân ông từng 3 lần trải qua hợp nhất cũng như chia tách, mỗi lần hợp nhất đều sẽ không tránh khỏi những tâm tư.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Chủ tịch nước Lương Cường đã trao quyết định thăng hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng đối với Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng.
Thời điểm

Thời điểm 'hội tụ' để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ngày 27/12, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm "Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Cơ hội và thách thức".
Phó Thủ tướng: Không

Phó Thủ tướng: Không 'đẽo cày giữa đường' khi làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu triển khai đường sắt cao tốc Bắc - Nam phải rõ ràng về khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách, tránh "đẽo cày giữa đường".
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo 'sức sống mới' cho ngân hàng VDB

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc lưu ý Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực, tạo động lực mới, "sức sống mới" cho ngân hàng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động