Tín hiệu tích cực từ xuất khẩu miền Trung – Tây Nguyên

Dù nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn về đơn hàng, vẫn có những doanh nghiệp miền Trung – Tây Nguyên đang liên tục tăng ca để kịp giao hàng cho đối tác.
Khu vực miền Trung - Tây Nguyên đóng góp quan trọng vào sự phát triển ngành Công Thương Hỗ trợ doanh nghiệp nông sản khu vực miền Trung - Tây Nguyên tiếp cận các quy định xuất khẩu vào thị trường nước ngoài

Tăng ca, xuất nhiều container hàng

Năm 2023 được dự báo sẽ có nhiều khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu bị thiếu hụt đơn hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, vẫn có những doanh nghiệp xuất khẩu của miền Trung - Tây Nguyên tất bật tăng ca, liên tục có những lô hàng xuất khẩu và chinh phục được thị trường mới.

Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao Gia Lai (Doveco Gia Lai) là một trong những đơn vị xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai chuyên chế biến, xuất khẩu rau quả. Thị trường xuất khẩu chính của doanh nghiệp là EU, Mỹ, Úc và Trung Quốc. Không khí sản xuất ở doanh nghiệp ngay từ đầu năm đến nay luôn khẩn trương, chuyên nghiệp để đảm bảo tiến độ, chất lượng đơn hàng xuất khẩu.

Tín hiệu tích cực từ xuất khẩu miền Trung – Tây Nguyên
Công nhân công ty Hương Quế (Đà Nẵng) đang tất bật tăng ca để kịp giao hàng cho đối tác vào đầu tháng 3/2023

Ông Đinh Văn Tĩnh – Đại diện Công ty cho biết, ngay từ mùng 4 Tết Nguyên đán (ngày 25/1) Công ty đã bắt đầu thu mua nguyên liệu cho người dân và chính thức bắt đầu sản xuất trở lại ngay từ mùng 5 Tết (tức 26/1). “Ngay trong tuần đầu tiên đi làm trở lại, Công ty đã xuất được 5 container hàng khai Xuân”, ông Tĩnh thông tin và cho biết doanh nghiệp vẫn duy trì đều đặn những đơn hàng xuất đi các thị trường truyền thống.

Liên tục tăng ca đến 21h hàng ngày từ tháng 01/2023 đến nay, hàng trăm người lao động công ty TNHH SX,CB,KD,XNK Hương Quế (thành phố Đà Nẵng) đang nỗ lực để đảm bảo tiến độ cho đơn hàng xuất khẩu sắp tới. “Công ty chúng tôi đã liên tục tăng ca, thậm chí người lao động chỉ nghỉ 5 ngày Tết, để kịp hoàn thành 4 container và 20 feets hàng giao cho đối tác tại EU và Nam Mỹ vào ngày 01/3 tới đây”, Ông Nguyễn Xuân Sơn – Giám đốc công ty chia sẻ và nói thêm “Với việc tăng ca sản xuất, một mặt vừa góp phần tăng thu nhập cho người lao động, mặt khác đảm bảo giao hàng đúng cam kết về thời gian cho đối tác”.

Tín hiệu tích cực từ xuất khẩu miền Trung – Tây Nguyên
Đại diện Công ty Mỹ Phương Food (Đà Nẵng) chia sẻ đơn vị đã có hợp đồng đầu tiên sang thị trường Trung Quốc theo đường chính ngạch vào giữa tháng 3/2023

Tương tự, tại công ty TNHH Thực phẩm Mỹ Phương Food (Đà Nẵng), những ngày này người lao động cũng "đi sớm, về tối" tất bật làm việc và tăng ca để kịp đơn hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. “Chúng tôi đã ký kết thành công đơn hàng xuất khẩu chính ngạch đi Trung Quốc vào tháng 3/2023. Hiện công ty đang tăng ca để đảm bảo tiến độ giao hàng”, bà Mai Thị Ý Nhi, đại diện Công ty chia sẽ và cho biết thêm do hạn chế về mặt bằng sản xuất nên đơn vị sản xuất cuốn chiếu, xong container nào xuất container đó.

Giữ thị trường truyền thống, phát triển thị trường mới

Đại diện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu miền Trung – Tây Nguyên cho biết để đạt mục tiêu tăng trưởng 15 – 20% trong năm 2023, ngoài giữ vững thị trường truyền thống, các doanh nghiệp sẽ tìm hiểu, phát triển ở thị trường mới tiềm năng như Nam Mỹ, Trung Đông.

Năm 2022, mặc dù thế giới có nhiều biến động bất lợt cho xuất khẩu nông sản, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của công ty Doveco Gia Lai vẫn tăng 25% so với năm 2021. Năm 2023, đơn vị đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 58 triệu USD. Để hoàn thành mục tiêu này, ông Tĩnh cho biết trong năm 2023, đơn vị sẽ tăng cường sản xuất, chế biến các mặt hàng có thế mạnh, có nguồn nguyên liệu sẵn có hoặc đã trồng cấy ổn định như chanh dây, dứa, xoài, chuối, ngô ngọt...Đặc biệt là duy trì các khách hàng hiện có, mở rộng thêm thị trường tại khu vực khác như Trung Đông... để đơn hàng luôn dồi dào, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động.

Tín hiệu tích cực từ xuất khẩu miền Trung – Tây Nguyên
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu miền Trung - Tây Nguyên có những tín hiệu vui từ đơn hàng đầu năm và tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Xuân Sơn – Giám đốc Công ty Hương Quế cho biết đơn vị luôn chú trọng giữ vững thị trường truyền thống nhưng đồng thời phát triển các thị trường mới tiềm năng như Nam Mỹ, Trung Đông. Được biết, một trong 2 đối tác đơn hàng 4 container sắp tới là đối tác mới của công ty và là doanh nghiệp rất lớn, uy tín. “Chúng tôi đã có tới 3 năm tìm hiểu, đàm phán và chinh phục được đối tác này. Đặc biệt trong chuyến hàng đầu tiên và đầu năm mới, ngoài bảo bảo chất lượng, số lượng thì đúng tiến độ giao hàng là bắt buộc”, ông Sơn thông tin thêm.

Còn đại diện Công ty Mỹ Phương Food thì cho biết ngoài duy trì thị trường truyền thống là thị trường nội địa, thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Năm nay, doanh nghiệp sẽ phát triển thêm thị trường Trung Quốc, Mỹ…. “Thị trường nội địa chúng tôi đã cơ bản ổn định và tương đối bão hòa. Mục tiêu của doanh nghiệp trong năm 2023 là mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong đó, mục tiêu đầu tiên của năm đã đạt được đó là đàm phán thành công và có hàng chính ngạch đi thị trường Trung Quốc. Đây là tín hiệu rất tích cực đối với doanh nghiệp”, bà Ý Nhi chia sẻ.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu nông sản sang thị trường Australia: Doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Xuất khẩu nông sản sang thị trường Australia: Doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Các yêu cầu nhãn mác, an toàn thực phẩm khắt khe, thậm chí một số tiêu chuẩn còn cao hơn cả Hoa Kỳ và EU, là những thách thức của nông sản Việt tại Australia.
Việt Nam - Úc tổ chức họp Nhóm công tác Thương mại lần 4: Hợp tác thực thi hiệu quả các FTA

Việt Nam - Úc tổ chức họp Nhóm công tác Thương mại lần 4: Hợp tác thực thi hiệu quả các FTA

Sáng 30/3, Cuộc họp lần thứ 4 Nhóm công tác về Thương mại thuộc khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Đối tác kinh tế Việt Nam – Úc được tổ chức trực tuyến.
Nguyên nhân xuất khẩu nông lâm thủy sản giảm 14,4% trong Quý I/2023

Nguyên nhân xuất khẩu nông lâm thủy sản giảm 14,4% trong Quý I/2023

3 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 11,19 tỷ USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Quý I/2023: Xuất nhập khẩu ước đạt 154,27 tỷ USD

Quý I/2023: Xuất nhập khẩu ước đạt 154,27 tỷ USD

Tính chung quý I năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 154,27 tỷ USD; cán cân thương mại xuất siêu 4,07 tỷ USD.
Hàn Quốc chỉ chấp thuận kết quả kiểm nghiệm ớt từ 8 đơn vị

Hàn Quốc chỉ chấp thuận kết quả kiểm nghiệm ớt từ 8 đơn vị

Ớt dạng quả muốn xuất khẩu sang Hàn Quốc cần có kết quả kiểm nghiệm của 8 phòng thí nghiệm đã được Bộ An toàn Dược phẩm và Thực phẩm Hàn Quốc chấp thuận.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản sang Mỹ: Dư địa lớn nhưng không dễ

Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản sang Mỹ: Dư địa lớn nhưng không dễ

Dự báo các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ sẽ còn tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
Indonesia nhập khẩu 2 triệu tấn gạo, Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo gì?

Indonesia nhập khẩu 2 triệu tấn gạo, Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo gì?

Cục Xuất nhập khẩu đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo chủ động theo dõi sát tình hình thị trường để xây dựng phương án giao dịch phù hợp.
Indonesia nhập khẩu 2 triệu tấn gạo dự trữ năm 2023, cơ hội nào cho gạo Việt Nam?

Indonesia nhập khẩu 2 triệu tấn gạo dự trữ năm 2023, cơ hội nào cho gạo Việt Nam?

Theo Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, nước này sẽ nhập khẩu 02 triệu tấn gạo dự trữ quốc gia trong năm 2023, mở ra cơ hội xuất khẩu cho gạo Việt Nam.
Triển vọng thị trường và cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Israel

Triển vọng thị trường và cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Israel

Xuất khẩu nhóm hàng hoá, sản phẩm chế biến thành phẩm có giá trị gia tăng cao của Việt Nam vào thị trường Israel đang có nhiều lợi thế.
Quảng Ninh: Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái đạt hơn 300 nghìn tấn trong quý I/2023

Quảng Ninh: Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái đạt hơn 300 nghìn tấn trong quý I/2023

Hiện các hoạt động thông quan hàng hóa tại tất cả cửa khẩu, lối mở ở Móng Cái ngày càng tăng cả về chủng loại hàng hóa cùng số lượng doanh nghiệp tham gia.
Xuất khẩu tôm tìm cách gỡ khó

Xuất khẩu tôm tìm cách gỡ khó

Trong bối cảnh thị trường còn nhiều khó khăn, xuất khẩu tôm 2 tháng đầu năm chỉ đạt 350 triệu USD, nhiều doanh nghiệp tìm cách xoay xở, giữ chân khách hàng.
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tăng vọt, vượt Thái Lan và Ấn Độ

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tăng vọt, vượt Thái Lan và Ấn Độ

Trong 2 tháng đầu năm 2023, nhiều thời điểm trong các tháng, giá gạo xuất khẩu 5% tấm đứng đầu thế giới, cao hơn giá gạo cùng chủng loại của Thái Lan và Ấn Độ
Xuất khẩu cà phê sang thị trường Hà Lan tăng trưởng 3 con số

Xuất khẩu cà phê sang thị trường Hà Lan tăng trưởng 3 con số

2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê sang Hà Lan tăng 105,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Việt Nam là nguồn cung ngoại khối lớn thứ 2 cho Hà Lan.
Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát hàng quá cảnh, tạm nhập tái xuất

Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát hàng quá cảnh, tạm nhập tái xuất

Tổng cục Hải quan chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát hàng quá cảnh, tạm nhập tái xuất,gửi kho ngoại quan nhằm ngăn ngừa nguy cơ buôn lậu,gian lận thương mại.
Giám sát, kiểm tra doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Giám sát, kiểm tra doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công văn gửi các đơn vị chức năng yêu cầu giám sát, kiểm tra doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc.
Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất của sản phẩm sắn Việt Nam

Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất của sản phẩm sắn Việt Nam

Chiếm 93,8% tổng lượng xuất khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2023.
EU điều chỉnh quy định về nhập khẩu nông sản và sản phẩm có nguồn gốc từ động vật

EU điều chỉnh quy định về nhập khẩu nông sản và sản phẩm có nguồn gốc từ động vật

Quy định về nhập khẩu nông sản và sản phẩm từ động vật của thị trường EU có một số thay đổi từ ngày 7/3/2026.
Từ 1/4, áp dụng C/O mẫu D cần lưu ý gì?

Từ 1/4, áp dụng C/O mẫu D cần lưu ý gì?

Tổng cục Hải quan vừa hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố liên quan đến áp dụng C/O mẫu D.
Đến giữa tháng 3, cán cân thương mại thặng dư gần 3 tỷ USD

Đến giữa tháng 3, cán cân thương mại thặng dư gần 3 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/3/2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 122,94 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2022.
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái chính thức là cửa khẩu nhập khẩu lương thực vào Quảng Tây (Trung Quốc)

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái chính thức là cửa khẩu nhập khẩu lương thực vào Quảng Tây (Trung Quốc)

Cửa khẩu Đông Hưng (phía Việt Nam là cầu Bắc Luân 2 - cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) vừa chính thức trở thành cửa khẩu nhập khẩu lương thực vào Trung Quốc.
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm 2023, thị phần trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc giảm.
Bộ Công Thương sửa đổi Nghị định 14/2018/NĐ-CP về thương mại biên giới: Từ 1/1/2025, ai được xuất khẩu tiểu ngạch?

Bộ Công Thương sửa đổi Nghị định 14/2018/NĐ-CP về thương mại biên giới: Từ 1/1/2025, ai được xuất khẩu tiểu ngạch?

Bộ Công Thương đang xin ý kiến về Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 về thương mại biên giới.
Hai dòng xe ô tô nguyên chiếc có lượng nhập khẩu nhiều nhất về Việt Nam

Hai dòng xe ô tô nguyên chiếc có lượng nhập khẩu nhiều nhất về Việt Nam

Theo Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 3/2023 (1-15/3), hai dòng xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu chủ yếu về Việt Nam là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống và ô tô tải.
Năm 2022, Việt Nam chi gần 2 tỷ USD nhập khẩu gỗ nguyên liệu

Năm 2022, Việt Nam chi gần 2 tỷ USD nhập khẩu gỗ nguyên liệu

Năm 2022, Việt Nam đã nhập khẩu lượng gỗ tròn và gỗ xẻ tương đương 6,3 triệu m3 gỗ quy tròn với giá trị gần 2 tỷ USD.
Xuất khẩu hồ tiêu và gia vị đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ đạt khoảng 2 tỷ USD

Xuất khẩu hồ tiêu và gia vị đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ đạt khoảng 2 tỷ USD

Ngành hồ tiêu và gia vị đặt mục tiêu đến năm 2025 đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng trên dưới 2 tỷ USD, với tổng sản lượng từ 400.000 - 500.000 tấn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động