Khu vực miền Trung - Tây Nguyên đóng góp quan trọng vào sự phát triển ngành Công Thương

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định khu vực miền Trung - Tây Nguyên có vị trí và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành Công Thương cả nước.
Hội nghị ngành Công Thương 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên Khuyến công tiếp sức cho cơ sở công nghiệp nông thôn phục hồi sau đại dịch Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải dự khai mạc Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2022

Nhiều đề xuất về đảm bảo cung ứng điện, phát triển thị trường trong nước

Sáng 19/8, tại Hội nghị ngành Công Thương 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên lần thứ VIII, năm 2022 diễn ra tại tỉnh Ninh Thuận, đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong khu vực đã đặt ra nhiều vấn đề, nêu kiến nghị để ngành Công Thương các địa phương trong khu vực và toàn khu vực phát triển.

Khu vực miền Trung – Tây Nguyên đóng góp quan trọng vào sự phát triển ngành Công Thương cả nước
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi – ông Trần Phước Hiền cho rằng, hạ tầng điện phải đi trước một bước để đảm bảo cung ứng điện phục vụ sản xuất

Đáng chú ý, nhiều ý kiến tại Hội nghị liên quan đến việc đầu tư và đảm bảo cung ứng điện.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai - ông Hồ Phước Thành kiến nghị Bộ Công Thương sớm trình phê duyệt Quy hoạch điện VIII. Sớm có giải pháp giải quyết khó khăn cho các dự án điện gió đã hoàn thành nhưng không kịp đóng điện hưởng giá FIT.

Ông Trần Phước Hiền đề xuất cần phải đầu tư hạ tầng điện để đảm bảo cấp điện cho sản xuất. Để tạo điều kiện cho sản xuất công nghiệp, hạ tầng điện phải đi trước 1 bước, ông Hiền nói và đề xuất Bộ Công Thương cho cơ chế để phát triển các nguồn điện nhỏ tự cung, tự cấp, phục vụ tại địa phương, không đấu nối lên lưới điện quốc gia.

Cùng quan điểm, ông Đặng Bá Dự - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam cho biết, trong thời gian qua hạ tầng điện đã đảm bảo việc cung ứng điện cho sản xuất - sinh hoạt. Tuy nhiên cần phải tiếp tục nâng cấp hạ tầng điện đón đầu cho phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới.

Khu vực miền Trung – Tây Nguyên đóng góp quan trọng vào sự phát triển ngành Công Thương cả nước
Giám đốc Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng - Bà Lê Thị Kim Phương đề nghị Bộ Công Thương quan tâm để có giải pháp thúc đẩy hoạt động logistics khu vực miền Trung - Tây Nguyên phát triển

Tại Hội nghị, nhiều đại biểu cũng quan tâm đến vấn đề phát triển thị trường trong nước. Trong đó, nổi lên là vấn đề phát triển logistics.

Đại diện Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam kiến nghị cần có giải pháp tổng thể để đẩy mạnh phát triển logistics; quy hoạch phát triển nguồn hàng.

Bổ sung thêm ý kiến này, Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng - bà Lê Thị Kim Phương cho rằng cần xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ dịch vụ logistics phát triển. Bên cạnh đó, đề nghị Bộ Công Thương hỗ trợ kết nối, liên kết để phát triển dịch vụ thương mại xuyên biên giới để phát triển kinh tế trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) .

Ngoài ra, vấn đề bất cập trong đầu tư, phát triển chợ truyền thống cũng được nhiều đại biểu đề cập. Nhiều đại biểu kiến nghị cần có chính sách, quy định rõ ràng vấn đề đầu tư chợ theo hình thức công, quản lý khai thác theo hình thức tư.

Khu vực miền Trung – Tây Nguyên đóng góp quan trọng vào sự phát triển ngành Công Thương cả nước
Ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương

Sẽ sửa đổi Nghị định về quản lý, phát triển chợ; ủng hộ phát triển các dự án điện không đấu nối lên nguồn lưới

Thông tin về các vấn đề liên quan đến đầu tư, đảm bảo cung cấp điện, ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, trong dự thảo Quy hoạch điện VIII Bộ Công Thương đã trình Chính phủ đã nêu rõ: Khuyến khích phát triển các loại hình nguồn điện tự cung, tự cấp phục vụ sản xuất các dạng năng lượng mới, giới hạn công suất nhưng không giới hạn cơ cấu nguồn. “Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo rất ủng hộ phát triển các dự án nguồn điện không đấu nối lên nguồn lưới. Vì khi phát triển được những dự án này rất có lợi cho hệ thống điện quốc gia, giảm bớt sự đầu tư về nguồn điện, lưới điện”, ông Tuấn Anh nói.

Liên quan đến kiến nghị cơ chế chuyển tiếp các dự án điện gió, điện mặt trời, đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết nhiều dự án điện gió đã triển khai nhưng chưa kịp hưởng giá FIT. Bộ Công Thương đã 2 lần báo cáo Thủ tướng Chính phủ về cơ chế chuyển tiếp cho các dự án điện gió, điện mặt trời. Gần đây nhất là báo cáo vào tháng 7/2022. Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai các dự án trên cơ sở các dự án đã triển khai và các dự án này phải đàm phán với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về giá điện trong khung giá do Bộ Công Thương sẽ ban hành.

Khu vực miền Trung – Tây Nguyên đóng góp quan trọng vào sự phát triển ngành Công Thương cả nước
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải phát biểu chỉ đạo tạo Hội nghị

Liên quan đến các kiến nghị về xây dựng, quản lý chợ truyền thống, ông Hoàng Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết, Nghị định 02 và Nghị định 114 (về phát triển và quản lý chợ truyền thống) được ban hành và hiện đã tụt hậu, không theo kịp các luật khác, không theo kịp thực tiễn. Vụ Thị trường trong nước đã tham mưu lãnh đạo Bộ hướng đến sửa đổi Nghị định 02, Nghị định 114 với các nội dung như liên quan đến quy định quản lý sử dụng khai thác kết cấu, hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư; quy định về xử lý tài sản, kết cấu hạ tầng chợ….

Vụ Thị trường trong nước cũng đề nghị các Sở Công Thương sớm gửi các ý kiến góp ý sửa đổi Nghị định để Vụ tổng hợp, hoàn chính, trình cấp có thẩm quyền ban hành sớm Nghị định sửa đổi (dự kiến vào tháng 11/2022).

Liên quan đến logistics, Thủ tướng đã có phê duyệt quy hoạch logistics giai đoạn 2020 - 2030, các địa phương cần phân tích, đánh giá đường đi của hàng hóa cũng như hạ tầng để cân nhắc chọn loại hình thuộc quy hoạch quốc gia hay địa phương.

Ngoài ra, đại diện các cục, vụ, đơn vị của Bộ Công Thương cũng đã giải đáp thắc mắc, kiến nghị của các địa phương liên quan đến các đề xuất khác được trao đổi tại Hội nghị như phát triển thương mại điện tử, chuyển đổi số, phát triển hạ tầng thương mại nông thôn – miền núi…

Khu vực miền Trung – Tây Nguyên đóng góp quan trọng vào sự phát triển ngành Công Thương cả nước
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị

Khu vực miền Trung – Tây Nguyên cần ưu tiên kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá cao, biểu dương đóng góp quan trọng của 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung – Tây Nguyên vào tỷ trọng công nghiệp – thương mại của cả nước, đặc biệt là sự phát triển công nghiệp chế biến chế tạo, tăng trưởng ấn tượng của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Thứ trưởng cũng chỉ ra và đề nghị ngành Công Thương các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên phải nhìn thẳng vào thực tế một số địa phương trong khu vực công nghiệp tăng trưởng chậm, thiếu bền vững; công tác xây dựng quy hoạch ngành ở các địa phương còn gặp nhiều khó khăn…

Đối với các ý kiến đóng góp, kiến nghị của lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Công Thương các địa phương, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải ghi nhận đây là những ý kiến phản ánh đúng thực tế.

Để hoạt động ngành Công Thương tại các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên trong thời gian tới đạt mục tiêu kế hoạch đặt ra, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đề nghị các địa phương tập trung quan tâm thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 01, 02 và các chương trình phục hồi kinh tế.

Tập trung hoàn thành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh, thành phố thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để tổ chức triển khai hiệu quả sau khi được phê duyệt.

Chú trọng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. “Doanh nghiệp hiện nay còn rất khó khăn. Mọi chính sách được điều chỉnh theo hướng thuận lợi theo đối tượng thụ hưởng là doanh nghiệp”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.

Khu vực miền Trung – Tây Nguyên đóng góp quan trọng vào sự phát triển ngành Công Thương cả nước
Trao cờ đăng cai tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 15 tỉnh, thành phố miền Trung – Tây Nguyên lần thứ IX, năm 2023 cho tỉnh Đắk Nông

Đặc biệt, các địa phương cần quan tâm hơn đến các chương trình bình ổn giá, ưu tiên cao có các giải pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định cung cầu giá cả, đảo bảo nguồn cung các mặt hàng thiết yếu cho người dân, doanh nghiệp, không để đứt gãy chuỗi cung ứng. Phối hợp với lực lượng quản lý thị trường để xử lý hành vi lũng đoạn thị trường, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình như phát triển thị trường trong nước, chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, khuyến công quốc gia…

Ngoài ra, các địa phương khu vực miền Trung – Tây Nguyên cần quan tâm đến công tác xuất khẩu, thúc đẩy sản xuất, tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) để đẩy mạnh xuất khẩu.

Vũ Lê - Hạ Vĩ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Ngày mai 23/4, Bộ Công Thương dự kiến truyền tải một số nội dung cơ bản trong Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm sớm phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp và thông tư hướng dẫn thực hiện.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Phát triển cụm công nghiệp: Từ chủ trương đúng đắn của Đảng đến quyết liệt trong triển khai thực hiện

Bài 1: Phát triển cụm công nghiệp: Từ chủ trương đúng đắn của Đảng đến quyết liệt trong triển khai thực hiện

Từ Nghị quyết của Đảng đến sự quyết liệt triển khai trong thực tế, cụm công nghiệp đã và đang góp sức vào công cuộc công nghiệp hóa nông thôn.
Bộ Công Thương sắp tổ Hội nghị trực tuyến về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương sắp tổ Hội nghị trực tuyến về cụm công nghiệp

Sáng ngày 23/4, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới về cụm công nghiệp

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành quyết định công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực cụm công nghiệp.
Hà Nội: Đối thoại tháo gỡ 3 nhóm vấn đề tại các khu, cụm công nghiệp

Hà Nội: Đối thoại tháo gỡ 3 nhóm vấn đề tại các khu, cụm công nghiệp

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị hội nghị tập trung thảo luận, trao đổi tập trung vào 3 nhóm vấn đề chính tại khu, cụm công nghiệp.
Bình Thuận: Khởi động bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biều năm 2024

Bình Thuận: Khởi động bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biều năm 2024

Ngành Công Thương Bình Thuận tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024 theo tiến độ đã đề ra
Hà Nội: Vinaconex làm chủ đầu tư dự án khu công nghiệp 6.338 tỷ đồng

Hà Nội: Vinaconex làm chủ đầu tư dự án khu công nghiệp 6.338 tỷ đồng

Dự án Khu công nghiệp Đông Anh (TP. Hà Nội) có quy mô 299,45 ha, tổng mức đầu tư 6.338 tỷ đồng do Vinaconex làm chủ đầu tư.
Bộ Công Thương đề nghị thực hiện nghiêm quy định về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương đề nghị thực hiện nghiêm quy định về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương vừa ban hành Công văn số 1817/BCT-CTĐP gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Đồng Nai: Sửa đổi nội dung chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025

Đồng Nai: Sửa đổi nội dung chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025

UBND tỉnh Đồng Nai mới ban hành quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
Cao Bằng: Rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công

Cao Bằng: Rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công

Sở Công Thương Cao Bằng đề nghị các đơn vị trong tỉnh phối hợp rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công năm 2024, 2025.
Quy chế quản lý cụm công nghiệp của Ninh Bình có gì mới?

Quy chế quản lý cụm công nghiệp của Ninh Bình có gì mới?

UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Hà Nội tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội, dự kiến vào ngày 17/5 với khoảng 550 đại biểu tham dự.
Bắc Kạn ban hành Kế hoạch sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh 2024

Bắc Kạn ban hành Kế hoạch sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh 2024

UBND tỉnh Bắc Kạn vừa ban hành Kế hoạch số 92/KH-UBND về việc tổ chức bình chọn các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.
Thái Nguyên tiếp sức cho doanh nghiệp từ các đề án khuyến công

Thái Nguyên tiếp sức cho doanh nghiệp từ các đề án khuyến công

Hoạt động khuyến công đã giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn ở Thái Nguyên nâng cấp dây chuyền, máy móc thiết bị tiên tiến để thúc đẩy sản xuất...
Chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, nhà đầu tư được hưởng nhiều quyền lợi nhưng cũng phải tuân thủ những trách nhiệm.
Cấp nào được quy định ngành nghề thu hút vào cụm công nghiệp?

Cấp nào được quy định ngành nghề thu hút vào cụm công nghiệp?

Theo Nghị định mới được ban hành, UBND cấp tỉnh quy định cụ thể ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp.
Nghị định mới cho phát triển cụm công nghiệp

Nghị định mới cho phát triển cụm công nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định mới về cụm công nghiệp, kỳ vọng sẽ tháo gỡ những chồng chéo, tạo sự thông thoáng cho công tác quản lý, phát triển.
Nam Định khởi công cụm công nghiệp vốn đầu tư 600 tỷ đồng

Nam Định khởi công cụm công nghiệp vốn đầu tư 600 tỷ đồng

Ngày 15/3, Dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Giao Thiện với tổng vốn đầu tư khoảng 600 tỷ đồng đã được làm lễ khởi công.
Khuyến công Điện Biên trợ sức nâng cao năng lực chế biến quả mắc ca

Khuyến công Điện Biên trợ sức nâng cao năng lực chế biến quả mắc ca

Đề án nhóm “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến quả mắc ca” được khuyến công Điện Biên triển khai giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm này.
An Giang “mở cơ chế” thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp

An Giang “mở cơ chế” thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp

Bằng nhiều cơ chế, chính sách hấp dẫn, UBND tỉnh An Giang đang khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư hạ tầng, nhà đầu tư thứ cấp vào các cụm công nghiệp.
Khuyến công Vĩnh Long: Dấu ấn 10 năm triển khai

Khuyến công Vĩnh Long: Dấu ấn 10 năm triển khai

Gần 10 năm triển khai, công tác khuyến công của Vĩnh Long đã gặt hái được những kết quả quan trọng, góp sức phát triển ngành Công Thương của địa phương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động