Thương mại điện tử xuyên biên giới: Thích ứng để đưa hàng Việt đến với thị trường toàn cầu

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang là xu thế trong xuất khẩu. Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng để đưa hàng Việt đến với thị trường toàn cầu.
Cơ hội cho doanh nghiệp thương mại điện tử xuyên biên giới mở rộng thị trường Thách thức từ thương mại điện tử xuyên biên giới, doanh nghiệp Việt cần 'chuyển mình'

Cơ hội lớn xuất khẩu hàng hoá

Thương mại điện tử xuyên biên giới đã trở thành một xu hướng tất yếu. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, việc tham gia vào hệ thống xuất khẩu, nhập khẩu trực tuyến, các kênh thương mại điện tử xuyên biên giới là giải pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp Việt Nam đưa thương hiệu hàng Việt đến tay người tiêu dùng nhiều thị trường trên thế giới.

Trong nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu, thương mại điện tử xuyên biên giới còn được nhấn mạnh là giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận hành và hoạt động so với việc mở rộng truyền thống qua các chi nhánh nước ngoài; đồng thời giúp tối ưu hóa quản lý hàng hóa, quản lý kho và giao hàng, tận dụng các đối tác vận chuyển toàn cầu và giải pháp quản lý chuỗi cung ứng thông minh, giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu giao hàng của khách hàng.

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Thích ứng để đưa hàng Việt đến với thị trường toàn cầu
Thương mại điện tử xuyên biên giới đã trở thành một xu hướng tất yếu. Ảnh: ITN

Tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Phát triển thương mại điện tử - Cơ hội, động lực và thách thức” mới đây, bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, theo một số báo cáo thông tin về thị trường, thương mại điện tử xuyên biên giới chiếm đến khoảng 20-22% giá trị của thương mại điện tử toàn cầu, tốc độ tăng trưởng ước tính gấp 2,3 lần thương mại điện tử. Việt Nam là nền kinh tế xuất khẩu, với các mặt hàng thế mạnh dệt may, da giày, gạo, nông sản… Theo đó, dư địa, tiềm năng xuất khẩu qua kênh thương mại điện tử xuyên biên giới là còn rất lớn” - bà Lại Việt Anh cho hay.

GS.TS Trần Minh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ Thông tin và Truyền thông) cũng chỉ rõ, thương mại điện tử xuyên biên giới hiện nay đang có nhiều cơ hội phát triển rất lớn, đặc biệt là Việt Nam gần với thị trường rất lớn là thị trường Trung Quốc, chúng ta có nhiều cơ hội để xuất khẩu hàng nông sản sang Trung Quốc.

Ngoài ra, theo Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, hiện doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cũng đã xây dựng các nền tảng thương mại điện tử B2B, kết nối với các nền tảng thương mại điện tử lớn của thế giới như Amazon, Alibaba, Timo... để các hàng hóa trên sàn thương mại điện tử của Việt Nam cũng sẽ tương ứng xuất hiện trên các nền tảng thương mại điện tử lớn của thế giới, qua đó kết nối người mua trực tiếp với người bán cũng như nhà sản xuất.

Trong một thống kê của Amazon Global Selling cho thấy, thông qua nền tảng của Amazon, hàng hóa Việt Nam có cơ hội tiếp cận trực tuyến với hơn 2 tỷ người mỗi năm ở các thị trường khu vực Bắc Mỹ, châu Âu và rất nhiều quốc gia khác như Úc, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ... Đáng chú ý, trong 5 năm qua, số lượng sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam bán ra trên Amazon tăng hơn 300%. Hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam hiện đang xuất khẩu thông qua Amazon, với số lượng doanh nghiệp đạt doanh thu hàng năm trên 1 triệu USD tăng vọt gần gấp 10 lần.

Giải pháp tận dụng cơ hội

Hiện tại, thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội lớn để doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, thời gian tới, để có thể tận dụng hiệu quả kênh xuất khẩu này bên cạnh có một hành lang pháp lý thuận lợi, doanh nghiệp cần phải chủ động thích ứng với những quy định của thị trường.

Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, tại các hội thảo quốc tế đã bàn nhiều hơn về thương mại số, kinh tế. Trong đó, đề cập nhiều hơn về những câu chuyện mặt hàng lớn, quy mô lớn. Do đó, chúng ta bên cạnh hoàn thiện cái đang làm, cần làm cho tốt hơn để bắt kịp xu thế phát triển của thị trường, đồng thời phải chuẩn bị cho xu thế phát triển mạnh mẽ hơn của hoạt động thương mại điện tử toàn cầu.

Nhấn mạnh thêm, ông Võ Trí Thành cho rằng, xuất khẩu hàng hóa dịch vụ Việt Nam nói chung và kể cả thương mại điện tử Việt Nam vẫn cơ bản chịu sự chi phối của thương hiệu và kênh phân phối nước ngoài. “Do vậy, cũng giống như xuất nhập khẩu nói chung, doanh nghiệp Việt Nam phải làm sao vươn lên bứt phá, tron đó chú trọng xây dựng được thương hiệu Việt Nam, có được những cái nền tảng kết nối tảng lớn của quốc tế - ông Thành khuyến nghị.

Bên cạnh đó, vị chuyên gia kinh tế này nêu, Việt Nam hiện nay có 5.000 – 6.000 mặt hàng OCOP, tuy vậy số hàng xuất khẩu còn rất ít. Do vậy, để thúc đẩy xuất khẩu, nhất là xuất khẩu trực tuyến cần đảm bảo chất lượng, truy xuất được nguồn gốc, mức độ quy mô, hàng hoá đáp ứng xu thế tiêu dùng xanh, an toàn, nhân văn. Đặc biệt, “Hàng hoá phải gắn với những câu chuyện của Việt Nam, đó là con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam, truyền thống Việt Nam, cách làm Việt Nam”- ông Thành cho hay.

Từ góc độ cơ quan quản lý, bà Lại Việt Anh nhấn mạnh, xu hướng tiêu dùng xanh và bền vững là xu hướng nổi trội trên toàn thế giới. Vì thế hàng hoá Việt Nam để vươn ra thị trường toàn cầu, chúng ta cần cân nhắc rất nhiều đến yếu tố phát triển bền vững. Từ góc độ này, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số trong thương mại điện tử cũng sẽ có vai trò nhất định. "Chúng ta phải thúc đẩy số hoá của quy trình sản xuất trong chuỗi giá trị, áp dụng đến từng khâu của quy trình sản xuất… để nâng cao tính cạnh tranh cho hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế"- bà Lại Việt Anh nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Trần Minh Tuấn chỉ rõ thêm, vấn đề cốt lõi của thương mại điện tử xuyên biên giới chính là sử dụng, ứng dụng công nghệ số để truy xuất được sản phẩm tử vùng trồng, từ nơi sản xuất liên quan đến vấn đề môi trường, giảm phát thải carbon cũng như hệ thống dịch vụ logistics. Mặt khác, việc thúc đẩy số hóa, liên thông dữ liệu trực tiếp với các cơ quan có liên quan cũng như Hải quan, Biên phòng của các nước sở tại sẽ góp phần giúp doanh nghiệp tận dụng hiệu quả thương mại điện tử để xuất khẩu hàng hoá.

Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

Bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ- Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Hòa Bình đã chia sẻ với Báo Công Thương các giải pháp xúc tiến đầu tư.
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Hoa Kỳ giữ vững vị trí thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước ghi nhận mức tăng trưởng trung bình 16%/năm.
Sở Công Thương Long An hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nhiều hội chợ xúc tiến thương mại

Sở Công Thương Long An hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nhiều hội chợ xúc tiến thương mại

Với mong muốn giúp doanh nghiệp tăng cường hợp tác, quảng bá thương hiệu, Sở Công Thương Long An đã hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ xúc tiến thương mại.
Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

10 tháng năm 2024, xuất khẩu dệt may tăng trưởng ở hầu hết các thị trường, đặc biệt FED mới đây giảm lãi suất kỳ vọng mang lại tác động tích cực hơn cho ngành.
Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Thuận năm 2024, ITTC Ninh Thuận đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Sáng ngày 15/11/2024, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tỉnh Cà Mau năm 2024.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương vừa ban hành thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về việc triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Theo thông từ Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 10 tháng/2024 đạt 647,91 tỷ USD, tăng 15,8%, tương ứng tăng 88,61 tỷ USD...
Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác

Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác

Tỉnh Cà Mau vừa tổ chức cho các doanh nghiệp nhập khẩu trong và ngoài nước kết nối giao thương với các doanh nghiệp chế biến thủy sản, sản phẩm OCOP của tỉnh.
Hà Nội: Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất

Hà Nội: Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất

Tối 14/11, diễn ra lễ khai mạc Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất – TP. Hà Nội năm 2024.
Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Ngành dệt may Việt Nam hồi sinh mạnh mẽ trong năm 2024 nhờ nhu cầu gia tăng, giảm lượng tồn kho, triển vọng kinh tế thuận lợi và môi trường đầu tư hấp dẫn.
Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón sang thị trường Hàn Quốc đạt 164.334 tấn, với gần 66,85 triệu USD, tăng 174,5% về lượng và tăng 192,7% về kim ngạch so cùng kỳ năm trước.
Mô hình

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Mô hình canh tác lúa-tôm vốn không xa lạ với người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng sản phẩm gạo lúa tôm vẫn còn khá mới mẻ đối với người tiêu dùng Việt.
Khu thương mại tự do Đà Nẵng cần chính sách ưu đãi vượt khung, vượt trội

Khu thương mại tự do Đà Nẵng cần chính sách ưu đãi vượt khung, vượt trội

Theo các chuyên gia, Đề án Khu thương mại tự do Đà Nẵng cần xây dựng được chính sách ưu đãi vượt khung, vượt trội, phù hợp thông lệ quốc tế và thực sự tự do.
Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

10 tháng năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt hơn 2,09 triệu tấn, trị giá hơn 955 triệu USD, giảm 12,7% về lượng và giảm 7% về trị giá so với cùng kỳ.
Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Từ ngày 14-16/11, tại Hà Nội, diễn ra Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Lift Expo 2024), quy tụ hơn 100 doanh nghiệp tham gia.
Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ tổ chức đoàn xúc tiến thương mại gạo sang thị trường Trung Quốc nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường này.
Hội chợ kinh tế, thương mại và du lịch biên giới Trung - Việt diễn ra từ ngày 26/11 đến 1/12

Hội chợ kinh tế, thương mại và du lịch biên giới Trung - Việt diễn ra từ ngày 26/11 đến 1/12

Hội chợ có chủ đề “Phát triển cùng chia sẻ - Hợp tác cùng hưởng lợi” là cơ hội để các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường.
Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

4 yếu tố để phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Hạ tầng logistics, khung pháp lý, chính sách ưu đãi; tiêu chuẩn môi trường và chuyển đổi số.
Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 335,59 tỷ USD. Hiện, Bộ Công Thương và các doanh nghiệp đang dồn lực trong chặng đường về đích.
Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

9 tháng năm 2024, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm của Việt Nam đạt 594,8 triệu USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội ứng phó điều tra phòng vệ thương mại

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội ứng phó điều tra phòng vệ thương mại

Nhằm duy trì xuất khẩu, cần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội ứng phó điều tra phòng vệ thương mại tại thị trường châu Á - châu Phi và châu Đại Dương.
Đẩy mạnh kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và châu Mỹ

Đẩy mạnh kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và châu Mỹ

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm lần thứ 10 đã diễn ra Hội nghị kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ.
Khai mạc Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Khai mạc Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024 có quy mô trên 500 gian hàng của 400 doanh nghiệp đến từ hơn 30 tỉnh thành và 20 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Chuyển đổi xanh trong sản xuất nông sản, thực phẩm thúc đẩy xuất khẩu sang EU

Chuyển đổi xanh trong sản xuất nông sản, thực phẩm thúc đẩy xuất khẩu sang EU

Bộ Công Thương phối hợp với Uỷ ban châu Âu tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi xanh trong sản xuất nông sản, thực phẩm thúc đẩy xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU)”.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động