Thực hiện mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công: Cần sự quyết liệt đồng bộ

Thực hiện mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công, các bộ, ngành, địa phương phải quyết tâm, quyết liệt xông lên theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Phấn đấu giải ngân đầu tư công ít nhất 95% kế hoạch được giao năm 2023 TP. Hồ Chí Minh "chạy đua" giải ngân vốn đầu tư công Hoàn thiện thể chế, chính sách để khơi thông dòng vốn đầu tư công

Mặc dù giải ngân vốn đầu tư công thường có xu hướng tăng mạnh vào dịp cuối năm, song theo các chuyên gia, thời gian còn lại của năm ngân sách 2023 là rất ít ỏi, vỏn vẹn hơn một tháng, trong khi nguồn vốn chưa giải ngân còn rất nhiều. Ông Dương Bá Đức - Vụ trưởng Vụ đầu tư, Bộ Tài chính đã có cuộc trao đổi với Báo Công Thương về một số giải pháp thúc đẩy công tác giải ngân vốn đầu tư công.

Việc giải ngân vốn đầu tư công đóng vai trò vô cùng quan trọng với nền kinh tế. Được biết, nguồn vốn đầu tư công năm 2023 là hơn 700 nghìn tỷ đồng (bao gồm, vốn ngân sách trung ương trên 363.763 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 343.281 tỷ đồng). Trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn lúc xây dựng kế hoạch khiến việc giải ngân vốn đầu tư công dù đã tăng trong 1-2 tháng trở lại đây, nhưng dự báo sẽ không đạt kỳ vọng. Vậy ông có thể thông tin cụ thể hơn về việc giải ngân đến thời điểm này và lĩnh vực, địa phương nào đang có mức độ giải ngân chậm?

Tổng vốn đầu tư công năm 2023 rất lớn, trên 700 nghìn tỷ đồng, nếu tính cả phần ngân sách địa phương giao tăng thì tổng vốn là gần 800 nghìn tỷ đồng. Theo thống kê của Bộ Tài chính, đến hết tháng 11, dự kiến giải ngân trên tổng vốn là 59%, nếu tính trên tổng vốn Thủ tướng chính phủ giao thì đạt 65%. So với cùng kỳ năm 2022, kết quả giải ngân vốn đầu tư công đạt tương đối tốt. Đó cũng là nỗ lực rất lớn của Chính phủ cũng như các bộ, ngành, địa phương.

Thực hiện mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công: Cần sự quyết liệt đồng bộ
Ông Dương Bá Đức - Vụ trưởng Vụ đầu tư, Bộ Tài chính

Dù tiến độ giải ngân vốn đầu tư công so với năm 2022 đã tốt hơn, tuy nhiên quy mô nguồn vốn rất lớn, do đó với thời gian chỉ còn khoảng 1 tháng để hoàn thành mục tiêu năm 2023, áp lực là rất lớn.

Bên cạnh một số bộ, ngành giải ngân rất tốt như: Bộ Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước… vẫn còn 15 bộ, ngành, địa phương mới giải ngân dưới 15% và 2 địa phương dưới 35%.

Mới đây, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị Ban chỉ đạo các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và Hội nghị Thường trực Chính phủ với các bộ, cơ quan, địa phương đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Thông qua đó, chúng ta đã nhận định một số phương diện cần phải đi sâu.

Trước hết là giải quyết vướng mắc về cơ chế, chính sách. Một dự án đầu tư gồm 3 giai đoạn: chuẩn bị dự án, thực hiện dự án, kết thúc dự án. Hiện nay cơ chế, chính sách còn những điểm chưa khơi thông, dẫn đến khâu chuẩn bị dự án và thực hiện dự án gặp khó. Ví dụ, khâu chuẩn bị dự án liên quan đến nguồn vốn, quy hoạch, trong khi đó Luật Quy hoạch đã có từ rất lâu và nhiều điểm cần làm mới. Hiện nay chúng ta đang rà soát lại toàn bộ cơ chế chính sách để hướng đến đồng bộ hóa.

Mặt khác, chúng tôi nhận thấy mặc dù cơ chế, chính sách còn tồn tại vướng mắc nhưng nếu các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt thì vẫn tổ chức thực hiện và đạt được hiệu quả nhất định. Có thể nhìn vào trường hợp tiêu biểu là ngành giao thông vận tải, tình hình giải ngân đến nay rất tốt. Các dự án đường cao tốc, hệ thống giao thông tại các địa phương đã và đang cho thấy kết quả tích cực. Lý do là các dự án có khâu tư vấn và chuẩn bị tốt, tiếp đó là tổ chức thi công tốt, đây là cách để giải ngân hiệu quả.

Có thể nhận thấy việc giải ngân vốn đầu tư công ảnh hưởng bởi một số yếu tố khách quan, tuy nhiên tại một số cuộc họp của Chính phủ hay trên diễn đàn Quốc hội mới đây có nhiều ý kiến cho rằng, năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, có tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm, đây được coi là nguyên nhân khiến công tác giải ngân vốn đầu tư công không được như kỳ vọng. Ông nhận định ra sao về vấn đề này?

Có thể khái quát nhóm nguyên nhân chính ảnh hưởng đến công tác giải ngân vốn đầu tư công: Cơ chế, chính sách; tổ chức thực hiện và vướng mắc về yếu tố khách quan khác (thị trường, nguyên vật liệu…).

Hiện nay, chính sách của chúng ta đang bị xung đột rất nhiều, đó là yếu tố khiến người tổ chức thực hiện còn rất lúng túng. Ví dụ hiện nay quy định của Luật Đầu tư công còn một số vấn đề chưa giải quyết được. Gần đây, liên quan đến việc bố trí vốn chuẩn bị đầu tư, quy định chưa rõ ràng khiến các địa phương gặp khó trong việc thực hiện, Thủ tướng phải giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn mới giải quyết được. Hoặc khi Quốc hội cho cơ chế điều hòa linh hoạt giữa vốn phục hồi sang vốn đầu tư công, quy định cũng chưa rõ ràng, các bộ, ngành lúng túng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục phải có hướng dẫn cụ thể mới thực hiện được… Trong những trường hợp như vậy, không ai dám làm vì chưa rõ quy định, chính sách.

Thực hiện mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công: Cần sự quyết liệt đồng bộ
Thực hiện mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công cần sự quyết liệt đồng bộ

Bên cạnh đó, cũng tồn tại tâm lý sợ trách nhiệm, tính an toàn. Vừa rồi Thủ tướng cũng ban hành một nghị định khuyến khích, bảo vệ những người dám nghĩ dám làm, đó là một giải pháp thúc đẩy đầu tư công.

Thực hiện mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công các bộ, ngành, địa phương phải quyết tâm, quyết liệt xông lên theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Mong rằng tất cả các bộ, ngành từ trung ương đến địa phương cùng phấn đấu, đồng hành cùng nhau; trường hợp vướng mắc ở đâu thì báo cáo các cấp thẩm quyền để đưa ra những giải pháp trước mắt.

Tuy vậy, về lâu dài chúng ta vẫn cần có sự rà soát tổng thể các quy định, chính sách để triển khai rõ ràng, mạch lạc hơn. Trong giai đoạn này, luật chưa bắt kịp với tốc độ của sự phát triển cho nên đâu đó có những điều chưa rõ ràng. Đối với vấn đề này, Chính phủ, Quốc hội đều đang rất quyết liệt đưa ra định hướng, giải pháp để tháo gỡ một cách triệt để.

Để đạt được mục tiêu Chính phủ đề ra trong năm nay, việc giải ngân vốn đầu tư công phải đảm bảo đúng thời gian, tránh tình trạng ngâm vốn, vậy theo ông đâu là giải pháp để Việt Nam thực hiện được mục tiêu này?

Đây là một vấn đề rất khó, bởi ở thời điểm hiện nay còn rất ít thời gian để bàn đến chính sách mà chỉ bàn về tổ chức thực hiện. Theo tôi nên tập trung vào một số giải pháp trọng tâm như sau:

Thứ nhất, các bộ ngành, địa phương tập trung tháo gỡ mặt bằng thi công. Nếu còn vướng mắc phải tổ chức liên ngành để giải quyết, tổ chức bồi thường một cách nhanh nhất để tạo mặt bằng cho đơn vị thi công.

Thứ hai, các đơn vị thi công phải tăng ca, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, như Thủ tướng đã nói, 3 ca 4 kíp là phải làm. Chúng ta phải tiến lên vì mục tiêu mà Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra, cố gắng đạt 95% theo Chỉ thị 08 của Thủ tướng.

Chỉ còn 1 tháng nữa để thực hiện mục tiêu, hàng tuần các địa phương cần có báo cáo cụ thể, vướng mắc ở điểm nào, các chủ đầu tư phải thực sự tập trung cho việc này, khó khăn ở đâu thì phải họp để đôn đốc, tháo gỡ.

Phải xác định đây là nhiệm vụ lớn, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, từ chính quyền các địa phương đến các nhà thầu, như vậy chúng ta mới đảm bảo được chỉ tiêu Chính phủ giao.

Tôi tin rằng, với sự vào cuộc đồng bộ của các bộ, ngành, địa phương để tháo gỡ các nút thắt, kỳ vọng công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 sẽ đảm bảo được mục tiêu đề ra, tạo tiền đề cho nhiệm vụ năm 2024.

Xin cảm ơn ông!

Ngân Thương (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: đầu tư công

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Việc nghiên cứu và triển khai điện hạt nhân tại Việt Nam, tái khởi động các dự án được xem là chiến lược hết sức quan trọng.
Vượt qua rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

Vượt qua rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

TS. Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ về thách thức và cơ hội, đồng thời đề xuất các giải pháp cụ thể trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Thúc đẩy tài chính xanh: Việt Nam trên hành trình phát triển bền vững

Thúc đẩy tài chính xanh: Việt Nam trên hành trình phát triển bền vững

Tài chính xanh đang trở thành yếu tố then chốt thúc đẩy tăng trưởng bền vững tại Việt Nam, với những cam kết mạnh mẽ và giải pháp thiết thực cho tương lai.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để 'khơi dòng' tài chính xanh

Khung pháp lý về tài chính xanh vẫn còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc triển khai các sản phẩm và dịch vụ liên quan...

'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

Tài chính xanh có vai trò then chốt trong quá trình phát triển bền vững của Việt Nam, hỗ trợ mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Tin cùng chuyên mục

Phát triển tài chính xanh từ thay đổi nhận thức của người tiêu dùng

Phát triển tài chính xanh từ thay đổi nhận thức của người tiêu dùng

Người tiêu dùng Việt Nam còn hạn chế về kiến thức dẫn đến việc chưa tận dụng được các lợi ích mà tín dụng xanh, tài chính xanh mang lại.
Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Với mức giảm giá đến 100%, Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024 sẽ tạo đột phá kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng tổng mức bán lẻ dịp cuối năm và Tết 2025.
Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Di sản văn hóa không chỉ là ký ức, mà là sức mạnh sống động giúp định hình bản sắc, truyền cảm hứng và thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Năm 2024, dự kiến, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước có thể đạt con số 800 tỷ USD, là con số kỷ lục từ trước đến nay.
Bộ Công Thương chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số

Bộ Công Thương chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số

Bộ Công Thương đặc biệt chú trọng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin.
Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực 'tiếp sức' cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế

Việc tiếp tục giảm 2% thuế sẽ giúp thúc đẩy đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giúp sản xuất - kinh doanh sớm phục hồi.
Cuộc vận động

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' giúp ‘kết nối’ sản phẩm DRC đến nhiều doanh nghiệp

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã kết nối nhu cầu sử dụng hàng Việt, giúp sản phẩm săm lốp DRC được nhiều doanh nghiệp ưu tiên sử dụng.
Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực thi FTA

Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực thi FTA

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương nỗ lực nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức góp phần thực thi hiệu quả các FTA.
Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh là giải pháp trọng tâm ngành Công Thương Hà Nội đẩy mạnh triển khai.
Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Mới đây, tổ chức khủng bố Việt Tân đã “ếch ngồi đáy giếng”, đưa ra thông tin xuyên tạc về nhập khẩu điện nhằm mục đích xấu, cố tình gây hiểu lầm trong dư luận.
Doanh nghiệp phải sẵn sàng nguồn lực trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Doanh nghiệp phải sẵn sàng nguồn lực trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp phải sẵn sàng các nguồn lực cần thiết trước các vụ kiện phòng vệ thương mại.
Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

TS. Thái Doãn Hoàng Cầu cho rằng dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã đáp ứng các mục đích, mục tiêu và quan điểm xây dựng luật của Đảng, Nhà nước đề ra.
Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Công tác cảnh báo sớm đã giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn thay vì bị động khi bị điều tra phòng vệ thương mại mới có thông tin ban đầu.
Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu rau quả có thể đạt 7 tỷ USD năm 2024 và đạt 10 tỷ USD thời gian tới.
Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Để tránh bị điều tra phòng vệ thương mại, theo ý kiến luật sư, doanh nghiệp Việt Nam nên tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng thay vì cạnh tranh bằng giá.
Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực -

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực - 'chìa khóa vàng' để tận dụng tối đa các FTA

Bộ Công Thương chú trọng xây dựng chương trình đào tạo cán bộ, công chức, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp để tận dụng tốt hơn các FTA.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SB Law cho rằng, cần kiểm soát chất lượng và nguồn gốc hàng hóa trên sàn thương mại điện tử Temu.
Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

Theo chuyên gia Hà Đăng Sơn, việc thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) sớm sẽ tháo gỡ những vướng mắc, để các dự án nguồn điện khí LNG sớm được triển khai đầu tư.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Kỳ vọng Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 8

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Kỳ vọng Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 8

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh kỳ vọng Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được thông qua tại Kỳ họp Quốc hội này, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Thành tích xuất nhập khẩu có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Thành tích xuất nhập khẩu có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Chuyên gia Vũ Vinh Phú cho rằng, các thành tích xuất nhập khẩu thời gian qua có đóng góp lớn của Bộ Công Thương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động