Thúc đẩy giao thương hàng hóa Hà Nội – Viêng Chăn

Thúc đẩy giao thương hàng hóa Việt Nam và Lào qua kênh phân phối của Thủ đô Hà Nội và Viêng Chăn là cách để người dân 2 nước có thể sử dụng hàng hóa của nhau.
Thúc đẩy kết nối giao thương hàng hóa biên mậu Xúc tiến xây dựng nơi giao thương hàng hóa của Hà Nội tại Viêng Chăn và ngược lại

Trung tâm thương mại Aeon Mall Hà Đông (Hà Nội) là một trong những điểm dừng chân của Đoàn công tác Sở Công Thương Viêng Chăn (Lào) sang làm việc, học tập kinh nghiệm trong lĩnh vực Công Thương tại thành phố Hà Nội từ ngày 3 - 7/7/2023; và khảo sát thực tế tại một số trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, làng nghề trên địa bàn Thủ đô.

Khảo sát thực tế tại một số trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội
Đoàn Đoàn công tác Sở Công Thương Viêng Chăn khảo sát thực tế tại Trung tâm thương mại Aeon Mall Hà Đông

Sau khi lắng nghe về quy mô, mô hình kinh doanh, tiêu chuẩn, điều kiện đưa hàng vào siêu thị này, Đoàn công tác đi thăm quan các gian hàng, và những gian hàng thương hiệu của Việt Nam được các bạn Lào tham quan, xem xét hàng hóa sản phẩm rất chăm chú và đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã.

Đón và dẫn đoàn công tác của Sở Công Thương Viêng Chăn lần này là Sở Công Thương Hà Nội. Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Trần Thị Phương Lan – Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho biết, khi đến Việt Nam, các bạn Lào cũng muốn tìm hiểu những mô hình phân phối của Việt Nam và của các nước. Do đó, buổi thăm quan, khảo sát này sẽ giúp các bạn Lào thấy được hàng Việt Nam đã hiện diện và đứng vững trong thị trường Việt, đặc biệt là tại các hệ thống siêu thị lớn như AEON Mall, Lotte, Big C…Qua đó, khẳng định được thương hiệu hàng Việt.

Cũng theo bà Trần Thị Phương Lan, trong những năm gần đây, Việt Nam và Lào đã thiết lập những mối quan hệ rất tốt. Thành phố Hà Nội cũng hỗ trợ cho các doanh nghiệp của Lào kết nối, đưa sản phẩm hàng hóa sang thị trường Việt Nam.

“Chúng tôi sang Lào thấy họ cũng có nhiều sản phẩm chất lượng cũng rất tốt, ví dụ như cà phê, tiêu, ớt, một số hàng thủ công mỹ nghệ có mẫu mã bắt mắt phù hợp với xu hướng thị trường thế giới như hàng mây tre đan”, bà Lan chia sẻ.

Ở chiều ngược lại, nói về khả năng thâm nhập của hàng Việt Nam tại thị trường Lào, bà Trần Thị Phương Lan cho biết, hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Lào tương đối dễ bởi chất lượng hàng Việt đã được các bạn đánh giá và đón nhận rất tốt, đặc biệt là các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, gốm, sứ, mây tre,…

“Dù vậy, hàng Việt tại thị trường Lào hiện diện chưa nhiều. Do đó, cần xúc tiến để triển khai mạnh để hàng Việt Nam có mặt nhiều hơn tại thị trường Lào và ngược lại”, bà Trần Thị Phương Lan chia sẻ.

Tất nhiên, mỗi thị trường sẽ có thị hiếu và xu hướng tiêu dùng khác nhau. Doanh nghiệp cần nắm bắt nhu cầu của thị trường bạn đang cần những sản phẩm gì để từ đó có sự điều chỉnh thiết kế mẫu mã cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng. “Hàng Việt mà chúng ta đang thiết kế để phục vụ cho thị trường châu Âu, châu Mỹ sẽ khác với phục vụ thị trường Lào”, và Trần Thị Phương Lan cho biết.

Các đại biểu đi tham quan Triển lãm
Các đại biểu đi tham quan Triển lãm chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành gốm sứ - sơn mài năm 2023 diễn ra ngày 4/7 tại Hà Nội

“Sau những ngày làm việc tại Hà Nội, tham quan thực tế tại các làng nghề, điều chúng tôi ấn tượng nhất đó là Thủ đô Hà Nội rất đông dân, kinh tế đang trên đà phát triển bền vững, đặc biệt các làng nghề truyền thống của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng vẫn được giữ gìn và phát huy một cách hiệu quả nhất”, bà Vanmany Phimmasan - Giám đốc Sở Công Thương Viêng Chăn trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.

“Kỳ vọng sẽ có gian hàng Hà Nội – Viêng Chăn và ngược lại Viêng Chăn – Hà Nội”, bà Vanmany Phimmasan chia sẻ và cho biết: "chúng tôi là "cầu nối" kết hợp doanh nghiệp hai bên cung cấp chuỗi sản phẩm, đặc biệt là về các làng nghề thủ công mỹ nghệ".

Lãnh đạo Sở Công Thương Viêng Chăn cũng bày tỏ mong muốn 2 bên sẽ tích cực thực hiện nội dung tại Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Sở Công Thương Thủ đô Hà Nội và Sở Công Thương Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2022-2025 ký tại Thủ đô Viêng Chăn ngày 04/11/2022. Đồng thời hỗ trợ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nông sản,… của Lào thâm nhập được vào kênh phân phối của Hà Nội và hội nhập ra thế giới.

Về việc này, bà Trần Thị Phương Lan cho biết, trong Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) ký kết giữa Sở Công Thương Hà Nội và Sở Công Thương Viêng Chăn, hai bên đang thúc đẩy các lĩnh vực chính, đó là giúp cho các doanh nghiệp làng nghề Hà Nội phát triển các vùng nguyên liệu, khai thác nguyên liệu để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ như gốm, mây tre đan và một số ngành nghề khác.

Bên cạnh đó, đang kêu gọi xúc tiến đầu tư để các doanh nghiệp Việt Nam và Lào đầu tư xây dựng hệ thống trung tâm thương mại của Việt Nam tại Lào và của Lào tại Việt Nam, kết nối để đưa sản phẩm hàng hóa của hai nước vào hai Thủ đô, phục vụ nhu cầu của người dân.

Hợp tác thương mại giữa thành phố Hà Nội và Lào tăng trưởng tốt trong thời gian qua. Riêng năm 2022 kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội sang Lào ước đạt 200 triệu USD (chiếm tỷ trọng 1,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội năm 2022), tăng 20% so với năm 2021. Ở chiều người lại, kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội năm 2022 từ Lào ước đạt 211 triệu USD (chiếm tỷ trọng 0,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội năm 2022), tăng 12,6% so với năm 2021.

Những năm gần đây, do tác động của xung đột chính trị Nga - Ukraine, lạm phát,... thị trường một số nước ở khu vực Liên minh châu Âu (EU) và một số nước lớn đang bị thu hẹp. Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang tìm thị trường mới cho hàng xuất khẩu thông qua những nước nhỏ. Do đó, những thị trường mang tính chất tương đồng với Việt Nam sẽ dễ dàng tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa.

"Chúng tôi đang tăng cường công tác xúc tiến thương mại để giúp các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội thường xuyên có những kết nối giao thương và thường xuyên xúc tiến sang thị trường Lào. Đây là thị trường sắp tới chúng tôi đánh giá rất tiềm năng đối với thị trường Hà Nội", bà Trần Thị Phương Lan khẳng định.

Lào là quốc gia có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp, thương mại đặc biệt là làng nghề. Sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác cùng ngành công thương Thủ đô Viêng Chăn, Sở Công Thương Hà Nội cũng hy vọng qua chuyến công tác lần này, Đoàn công tác của Sở Công Thương Viêng Chăn sẽ có được những trải nghiệm, thông tin hữu ích giúp phát triển ngành công thương Viêng Chăn cũng như tăng cường mối quan hệ hợp tác ngày càng hiệu quả, bền vững giữa 2 Thủ đô.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực châu Âu - châu Mỹ những tháng đầu năm 2024 tăng đột biến, trong đó tăng mạnh nhất là Cuba.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.
Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh diễn ra từ ngày 26-30/4.
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Dù hội tụ đủ những điều kiện phát triển ngành rau quả nhưng các “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách khiến quy mô xuất khẩu của vùng còn rất khiêm tốn.
Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên là vùng đất sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ tính đặc thù về bản sắc văn hoá, vị trí địa chính trị.
Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm

Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm ''Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024''

Tối 26/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ thông báo nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam.
Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Thị trường cà phê đang hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh, bền vững. Đây là một trong những yêu cầu mang tính sống còn trong cạnh tranh xuất khẩu hiện nay.
Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Để xuất khẩu gạo tận dụng được cơ hội của thị trường cũng như bán được giá cao, doanh nghiệp cần phải chú trọng chuỗi giá trị sản xuất, xây dựng thương hiệu.
Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Kết nối sâu rộng với hệ thống cảng Pháp mở ra cánh cửa cơ hội lớn cho kinh tế Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu của ta trên trường quốc tế.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Trong quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu gạo sang khu vực thị trường châu Á - châu Phi ghi nhận nhiều tín hiệu tốt khi hầu hết các thị trường chính đều tăng.
Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Đắk Lắk giữ vai trò nòng cốt trong liên kết vùng Tây Nguyên trong các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu theo quy mô chuyên nghiệp.
Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng đạt mốc cao nhất trong mọi thời đại. Hiện nay chưa có thông tin nào có thể khiến cho giá cà phê trong nước và thế giới dừng lại
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Kỳ vọng đưa vùng Tây Nguyên ra khỏi vị trí “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương, thu hẹp dần khoảng cách về thu nhập và trình độ phát triển thương mại.
Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Hàng năm, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về trên 1 tỷ USD, mặt hàng này đang hướng đến con số xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Sáng 26/4, tại Cần Thơ, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết về xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Dù có lúc trồi sụt, nhưng giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ quanh mức 600 USD/tấn, cao hơn con số 575 USD/tấn của năm 2023.
Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Với quy mô 100 gian hàng, Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức đã chính thức khai mạc tối 25/4.
Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Việt Nam lần đầu tiên vươn lên giữ vị trí thứ 5 tại thị trường này.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động