Cơ sở đào tạo Bộ Công Thương: Chủ động đổi mới Cơ sở đào tạo ngành Công Thương: Cần đột phá trong nghiên cứu khoa học |
Những năm qua, hệ thống cơ sở đào tạo ngành Công Thương đã có nhiều đổi mới cả về nội dung, hình thức đào tạo; kết nối doanh nghiệp, hoàn thiện cơ sở vật chất nhằm đưa ra thị trường lao động nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cũng như thích ứng với quá trình hội nhập.
Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao
Nhằm cung cấp thông tin về công tác tuyển sinh và năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo ngành Công Thương đến cộng đồng xã hội, vừa qua, Báo Công Thương đã tổ chức Chương trình Tọa đàm với chủ đề: "Tuyển sinh vào các cơ sở đào tạo ngành Công Thương 2022: Nhiều ngành nghề mới đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động".
Tọa đàm với sự tham gia của các khách mời: NGND.PGS.TS Trần Đức Quý - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội; PGS.TS. Đinh Văn Châu - quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực; TS. Hoàng Xuân Hiệp - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội.
Nói về những thành quả trong công tác đào tạo của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, NGND.PGS.TS. Trần Đức Quý cho biết, năm 2021, chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường là 7.100 và số lượng thí sinh đăng ký hơn 140.000, đứng trong Top đầu các trường đại học có số lượng thí sinh đăng ký. Theo đó, với 42 chuyên ngành đào tạo của nhà trường thì điểm đầu vào thấp nhất là 22 điểm và cao nhất lên đến 28 điểm. Kết quả này đã minh chứng cho uy tín và thương hiệu của nhà trường.
Còn theo PGS.TS Đinh Văn Châu, Trường Đại học Điện lực đã tự hào là một trong những cơ sở đào tạo cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng nói chung và lĩnh vực điện nói riêng. Nâng cao chất lượng đào tạo là một trong những trọng tâm trong chiến lược phát triển của nhà trường. Theo đó, nhà trường đã hiệu chỉnh, phát triển chương trình đào tạo bám sát theo chuẩn CDIO (Conceiving – Designing – Implementing – Operating) nhằm giúp thu hẹp khoảng cách giữa cơ sở đào tạo và thị trường lao động, đề xướng các cải cách giáo dục để người học có được sự phát triển toàn diện các kiến thức, kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp và nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc chuyên nghiệp luôn thay đổi. Chu trình cải tiến PDCA (Plan - Do - Check – Act) được khuyến khích áp dụng trong hoạt động giảng dạy, hiệu chỉnh chương trình đào tạo của nhà trường...
"Tất cả những nỗ lực trên đã được ghi nhận trong kỳ đánh giá ngoài cấp cơ sở giáo dục do Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) tiến hành. Minh chứng là kết quả tuyển sinh đại học chính quy của nhà trường luôn được cải thiện, kết quả năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2020, tỷ lệ tuyển sinh đạt 100% chỉ tiêu, năm 2021 đạt trên 100% chỉ tiêu, đặc biệt có những ngành điểm chuẩn đầu vào tăng 6,5 điểm so với năm 2020. Tỷ lệ sinh viên Trường Đại học Điện lực ra trường sau 12 tháng có việc làm đạt 98%, lương bình quân đạt 11 triệu đồng/tháng"- PGS.TS Đinh Văn Châu thông tin.
Với Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội, TS. Hoàng Xuân Hiệp cho biết, năm 2021 nhiều tín hiệu tốt từ ngành dệt may là điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong công tác tuyển sinh. Hiện số lượng học sinh tuyển sinh của nhà trường chiếm 25%-30% tổng số tuyển sinh ngành dệt may của cả nước. Tín hiệu tốt từ ngành dệt may khiến số hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường năm 2021 tăng tới 43,5% so với năm 2020 với hơn 6.500 nguyện vọng cho 1.490 chỉ tiêu của 8 ngành đào tạo đại học và 3 ngành đào tạo cao đẳng. Trường cũng là cơ sở giáo dục đại học duy nhất tại Việt Nam đào tạo đại học, cao đẳng phục vụ cho mô hình chuỗi cung ứng dệt may hoàn chỉnh.
Đáp ứng yêu cầu mới
TS. Hoàng Xuân Hiệp, việc tham gia 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mang lại cho Việt Nam rất nhiều lợi ích. Và muốn đạt lợi ích đó, phải có nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế. Do vậy, nhà trường đã tập trung vào đào tạo các kỹ sư chuyên sản xuất sợi, các kỹ sư phục vụ cho chuỗi sản xuất có tính liên ngành có giá trị gia tăng cao như: Công nghệ thông tin trong lĩnh vực thiết kế, cơ điện tử… Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng phải chuyển đổi phương thức sản xuất sang OBM, chúng tôi phải đào tạo đáp ứng sự chuyển đổi đó để khai thác được các giá trị gia tăng mà FTA mang lại cho các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam.
Đổi mới đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới |
NGND.PGS.TS Trần Đức Quý, năm 2022 về cơ bản tổng số chỉ tiêu của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội không thay đổi nhiều, duy nhất nhà trường có thêm 3 phương thức tuyển sinh mới, tuy nhiên về cơ bản vẫn đảm bảo thuận lợi cho các thí sinh trong quá trình đăng ký tuyển sinh.
Năm 2022, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội mở thêm 5 ngành nghề mới, trong đó có 3 ngành kỹ thuật mũi nhọn gồm: Thiết kế cơ khí và kiểu dáng công nghiệp; công nghệ kỹ thuật cơ điện tử - ôtô; công nghệ đa phương tiện. Đây là những ngành nghề đang được nhiều học sinh quan tâm đăng ký. Ngoài ra, ngành Trung Quốc Học và Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống cũng là những ngành được các thí sinh quan tâm.
Được biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế tuyển sinh vào các trường đại học năm 2022. Theo đó, quy chế cơ bản được giữ ổn định, chỉ điều chỉnh một số nội dung nhằm khắc phục những khó khăn và bất hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh và các cơ sở đào tạo; đồng thời, tạo sự linh hoạt khi quy định các trường xây dựng quy chế tuyển sinh riêng dựa trên các nguyên tắc và yêu cầu tối thiểu quy định trong Quy chế tuyển sinh 2022.
Theo TS. Hoàng Xuân Hiệp, dù quy chế tuyển sinh năm 2022 tạo sự tự chủ và linh hoạt cho các cơ sở đào tạo, tuy nhiên các trường không nên có sự thay đổi nhiều trong phương thức và cách thức tuyển sinh bởi quá trình đào tạo mới là quan trọng,.