Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 6/2/2024: Tiêu thụ trầm lắng tại Trung Quốc đè nặng lên giá kim loại Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 7/2/2024: Giá kim loại phục hồi, giá dầu tiếp tục tăng |
Trái với xu hướng giá đi xuống của hầu hết mặt hàng nhóm nông sản và kim loại là sắc xanh bao trùm hầu hết nhóm mặt hàng nguyên liệu công nghiệp và năng lượng. Chỉ số MXV-Index tăng 0,22% lên 2.116 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở ở mức trên 4.800 tỷ đồng.
Đáng chú ý, giá trị giao dịch của nhóm nông sản tăng đột biến gần 198%, chiếm 39,5% tổng giá trị giao dịch của toàn sở.
Giá ngô tiếp tục hình thành đáy mới trong ba năm qua
Theo MXV, thị trường ngô kết thúc phiên giao dịch ngày 7/2 với mức giảm mạnh tới hơn 1% và tiếp tục hình thành mức đáy mới trong ba năm qua. Những kỳ vọng trái chiều về mùa vụ của Brazil cũng tác động lên diễn biến lao dốc của mặt hàng này trong phiên hôm qua.
Bảng giá nông sản |
Thị trường dự báo sản lượng ngô của Brazil niên vụ 23/24 vẫn sẽ tiếp tục bị cắt giảm trong báo cáo Cung cầu tháng 2 được phát hành vào cuối tuần này, trong khi một số tổ chức nông nghiệp bắt đầu có những nhận định lạc quan hơn thời gian gần đây. Trung tâm Nghiên cứu Hàng hóa Refinitiv đã nâng dự báo sản lượng ngô niên vụ 23/24 của Brazil lên 119,8 triệu tấn. Refinitiv cho biết thời tiết ấm hơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thu hoạch trên khắp các khu vực sản xuất chính ở miền Trung Tây và miền Nam Brazil. Thời tiết chuyển biến tích cực dự kiến sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của ngô vụ 2, chiếm khoảng 75% tổng sản lượng hàng năm của quốc gia xuất khẩu số 1 thế giới.
Trái với ngô, giá lúa mì đóng cửa phiên hôm qua trong sắc xanh. Thị trường đang đối mặt với các rủi ro xung quanh hoạt động sản xuất và vận tải ở châu Âu do các cuộc biểu tình ở khu vực này vẫn đang diễn ra để phản đối chính sách khí hậu và việc mở cửa cho nông sản giá rẻ.
Các điều kiện cho phép Liên minh Châu Âu ký kết thỏa thuận thương mại với nhóm Mercosur gồm các nước Nam Mỹ vẫn chưa được đáp ứng, Phó Chủ tịch Điều hành Ủy ban Châu Âu Maros Sefcovic cho biết các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp tục. Hiệp định thương mại này đã bị giám sát chặt chẽ trong những tuần gần đây trong bối cảnh nông dân phẫn nộ trước làn sóng nông sản giá rẻ và không tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt của EU từ một số nước.
Ngoài ra, tại Pháp, hoạt động sản xuất lúa mì cũng đang gặp khó khăn. Viện cây trồng Pháp Arvalis cho biết sản lượng lúa mì durum trong năm nay của nước này có thể tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất mới trong một thế kỷ qua, do thời điểm gieo trồng lý tưởng đã kết thúc từ mùa thu và chất lượng mùa vụ không đồng đều. Rủi ro thiệt hại tổng sản lượng lúa mì của Pháp cũng là yếu tố hỗ trợ giá.
Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng 5/2 giá ngô Nam Mỹ nhập khẩu về cảng nước ta giảm nhẹ. Tại cảng Cái Lân, ngô Nam Mỹ kỳ hạn giao tháng 3 ở mức 6.350 đồng/kg. Đối với kỳ hạn giao tháng 4, giá chào bán dao động ở mức 6.250 - 6.300 đồng/kg. Trong khi đó, giá chào bán ngô nhập khẩu tại cảng Vũng Tàu ghi nhận thấp hơn 50 đồng/kg so với giá giao dịch tại cảng Cái Lân.
Giá dầu tăng nhẹ khi tồn kho nhiên liệu Mỹ giảm
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), ngày giao dịch 7/2, giá dầu diễn biến tương đối giằng co, chốt ngày tăng nhẹ khi báo cáo của Cơ quan quản lý Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy tồn kho nhiên liệu giảm trong tuần kết thúc ngày 2/2, phản ánh tiêu thụ có dấu hiệu khởi sắc hơn. Ngoài ra, một số lo ngại về nguồn cung gián đoạn cũng hỗ trợ cho giá.
Bảng giá năng lượng |
Giá dầu WTI tăng 0,75% lên 73,86 USD/thùng. Dầu Brent tăng 0,79% lên 79,21 USD/thùng, ghi nhận phiên tăng giá thứ ba liên tiếp.
Trong báo cáo trạng thái nhiên liệu hàng tuần của EIA, tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ tuần kết thúc ngày 2/2 đã tăng 5,5 triệu thùng, tăng bất ngờ so với con số công bố chỉ tăng 670.000 thùng của Viện dầu khí Mỹ (API). Sau báo cáo, ngay lập tức, giá dầu suy yếu. Tuy nhiên, dầu thô nhanh chóng lấy lại sắc xanh do tồn kho xăng và nhiên liệu chưng cất giảm lần lượt 3,1 triệu và 3,2 triệu thùng. Ngoài ra, nhập khẩu ghi nhận mức tăng mạnh 1,3 triệu thùng/ngày lên 6,9 triệu thùng/ngày trong tuần, cho thấy sự cạnh tranh đối với nguồn cung ngoài Mỹ. Theo đó,, giá liên tục giằng co trong biên độ hẹp ngay sau báo cáo.
Giá dầu đi lên một phần còn xuất phát từ rủi ro nguồn cung gián đoạn. Nhóm chiến binh Houthi do Iran hậu thuẫn cho biết họ đã nhắm mục tiêu vào hai tàu ở phía Nam Biển Đỏ, động thái mới nhất trong một loạt các cuộc tấn công đã buộc phải thương mại toàn cầu phải định tuyến lại. Về phía Mỹ, quốc gia này tuyên bố sẽ có thêm các cuộc tấn công chống lại các lực lượng Iran và các lực lượng ủy nhiệm của họ trong khu vực.
Bên cạnh căng thẳng tại khu vực Trung Đông, nguồn cung dầu mỏ từ Venezuela cũng đang bị đe dọa trước rủi ro Mỹ khôi phục lệnh cấm vận. Nguyên nhân là do Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro ngăn cản ứng cử viên phe đối lập, quay lưng lại với lời hứa về bầu cử tự do, vốn là điều kiện để Mỹ nới lỏng các lệnh trừng phạt. Các biện pháp trừng phạt được áp đặt lại sẽ khiến sản lượng dầu của Venezuela giảm 30% xuống còn 600.000 thùng/ngày trong vài tháng, theo Fernando Ferreira, Giám đốc rủi ro địa chính trị tại Rapidan Energy Group.
Giá một số hàng hóa khác
Bảng giá nguyên liệu công nghiệp |
Bảng giá kim loại |