Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/2/2024: Giá năng lượng và kim loại đồng loạt đi xuống Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 6/2/2024: Tiêu thụ trầm lắng tại Trung Quốc đè nặng lên giá kim loại |
Chốt ngày, chỉ số MXV-Index toàn bộ 4 nhóm hàng đều tăng, kéo chỉ số MXV-Index cao hơn 0,45% lên 2.111 điểm, kết thúc chuỗi giảm 4 ngày liên tiếp trước đó. Giá trị giao dịch toàn Sở ở mức 3.748 tỷ đồng.
Giá kim loại phục hồi
Theo MXV, kết thúc ngày giao dịch 6/2, sắc xanh quay trở lại thị trường kim loại. Đối với kim loại quý, giá bạc chốt phiên tại mức 22,47 USD/ounce sau khi tăng 0,25%, đứt chuỗi giảm hai phiên liên tiếp. Giá bạch kim duy trì đà tăng sang phiên thứ hai, đóng cửa tại mức 911 USD/ounce nhờ tăng 0,83%. Đồng USD suy yếu đã hỗ trợ dòng tiền quay trở lại thị trường kim loại quý.
Bảng giá kim loại |
Sau khi tăng lên mức cao nhất trong gần 3 tháng trong phiên trước đó, chỉ số Dollar Index, thước đo đo lường sức mạnh của đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt khác, đã quay đầu giảm 0,23% trong phiên hôm qua do các đồng tiền khác mạnh lên. Đồng euro nhận được lực mua tích cực sau khi số liệu cho thấy đơn đặt hàng công nghiệp tăng vọt tại Đức, đầu tàu kinh tế của khu vực châu Âu. Cụ thể, số đơn đặt hàng tháng 12/2023 của Đức tăng 8,9% so với tháng trước, trái ngược với dự báo giảm 0,1% của thị trường và là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 6/2020.
Ngoài ra, đồng bảng Anh cũng tăng sau khi Văn phòng Thống kê Quốc gia cho biết tỷ lệ thất nghiệp của Anh vào cuối năm ngoái thấp hơn nhiều so với số liệu sơ bộ. Cụ thể, văn phòng cho biết tỷ lệ thất nghiệp của Anh là 3,9% trong ba tháng tính đến tháng 11, thấp hơn 0,3 điểm phần trăm so với số liệu sơ bộ.
Giá kim loại phục hồi |
Bên cạnh đó, trong bối cảnh xung đột địa chính trị tiềm ẩn nguy cơ leo thang, nhà đầu tư phân bổ dòng tiền sang nắm giữ kim loại quý với tính trú ẩn an toàn, hỗ trợ cho giá. Mỹ vẫn tiếp tục chiến dịch chống lại lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn ở Yemen.
Đối với kim loại cơ bản, giá đồng COMEX tăng 0,25% lên 3,78 USD/pound, chấm dứt chuỗi giảm 4 phiên liên tiếp. Thị trường đồng đón nhận lực mua tích cực hơn nhờ sự suy yếu của đồng USD và tâm lý thị trường được cải thiện. Tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ đồng lớn nhất thế giới, các nhà chức trách đang tăng cường hỗ trợ lĩnh vực bất động sản và thị trường chứng khoán đang suy yếu. Nhờ đó, vào hôm qua, cổ phiếu Trung Quốc đạt mức tăng trong một ngày lớn nhất trong vòng hai năm qua.
Ngoài ra, giá kẽm LME cũng phục hồi trong sắc xanh, tăng 0,52% lên 2.432,5 USD/tấn do rủi ro nguồn cung thu hẹp. Theo Reuters, việc bắt đầu sản xuất tinh quặng kẽm tại mỏ Ozernoye mới của Nga sẽ bị trì hoãn cho đến ít nhất là quý III/2024. Mỏ này ban đầu dự kiến bắt đầu sản xuất vào cuối năm 2023 và được dự báo là một trong những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng sản lượng kẽm toàn cầu trong năm nay.
Giá dầu tiếp tục tăng khi thị trường chờ thông tin về thỏa thuận ngừng bắn
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc phiên giao dịch ngày 6/2, giá dầu tiếp đà tăng, diễn biến thị trường khá thận trọng trong bối cảnh các nhà giao dịch chờ đợi thông tin về thỏa thuận ngừng bắn ở dải Gaza. Ngoài ra, báo cáo Triển vọng năng lượng ngắn hạn (STEO) tháng 2 của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cũng hỗ trợ nhẹ cho giá.
Cụ thể, giá dầu WTI tăng 0,73% lên 73,31 USD/thùng. Dầu Brent tăng 0,77% lên 78,59 USD/thùng.
Bảng giá năng lượng |
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, trong chuyến công du Trung Đông nhằm tìm cách chấm dứt xung đột ở dải Gaza, cho biết Hamas vẫn đang xem xét đề xuất ngừng bắn và cho thấy thái độ cứng rắn. Trong khi đó, căng thẳng quanh khu vực Biển Đỏ vẫn chưa có chiều hướng đi xuống cũng hỗ trợ thêm cho giá dầu trong ngày hôm qua.
Về yếu tố cung cầu, báo cáo STEO tháng 2 của EIA đã cắt giảm dự báo tăng trưởng dầu tại Mỹ vào năm 2024 thêm 120.000 thùng/ngày xuống 170.000 thùng/ngày, giảm mạnh so với mức tăng sản lượng 1,02 triệu thùng/ngày của năm ngoái. Như vậy, EIA cho rằng sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ tăng lên 13,21 triệu thùng/ngày trong năm nay.
Sự suy giảm trong tăng trưởng nguồn cung dầu tại Mỹ cũng hỗ trợ cho giá dầu trong phiên. Nguyên nhân do Mỹ sẽ có ít khả năng hơn trong việc bù đắp sự thiếu hụt từ kế hoạch cắt giảm nguồn cung của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+).
Cũng theo EIA, sản lượng dầu thô của Mỹ giảm xuống 12,6 triệu thùng/ngày trong tháng 1 do nhiều giếng khoan phải ngừng lại do thời tiết lạnh, đặc biệt tại các bang sản xuất dầu quan trọng như Bắc Dakota.
EIA cũng đã điều chỉnh tăng tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong năm 2024 và năm 2025 lên mức lần lượt 1,8% và 1,6%, cả hai đều cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với báo cáo trong tháng 1. Đồng thời, cơ quan này cho biết dầu Brent sẽ đạt trung bình 80 USD/thùng trong năm nay, thấp hơn một chút so với báo cáo trước đó. Dự báo cán cân cung cầu vẫn được giữ nguyên, với ước tính thiếu hụt 810.000 thùng/ngày trong quý I đầu năm.
Rạng sáng nay theo giờ Việt Nam, báo cáo thống kê độc lập của Viện Dầu khí Mỹ (API) cho thấy tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ tăng 670.000 thùng so với mức dự đoán tăng 1,9 triệu thùng. Tồn kho xăng tăng mạnh nhưng tồn kho nhiên liệu chưng cất lại giảm mạnh. Về cơ bản, thông tin này cũng hỗ trợ nhẹ cho giá trong phiên sáng.
Giá một số hàng hóa khác
Bảng giá nông sản |
Bảng giá nguyên liệu công nghiệp |