Thanh Hóa: Phê duyệt đầu tư nhằm ổn định dân cư cho các hộ dân ở các huyện miền núi
Đời sống vùng miền 06/03/2023 15:53 Theo dõi Congthuong.vn trên
Khi đích đến chính là người dân Thanh Hóa: Dự án “công nghiệp không khói” sẽ làm thay đổi diện mạo huyện miền núi |
Ngày 6/3, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, UBND tỉnh này vừa phê duyệt hàng loạt chủ trương đầu tư dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân tại các huyện miền núi gồm: Thạch Thành, Bá Thước, Lang Chánh, Quan Sơn, Mường Lát.
![]() |
UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt hàng loạt chủ trương đầu tư dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân tại các huyện miền núi. Ảnh minh họa |
Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt chủ trương đầu tư 5 dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân thôn: Tượng Liên, xã Thạch Tượng, huyện Thạch Thành; thôn Pốn Thành Công, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước; khu Pom Ban, bản Giàng, xã Yên Khương, huyện Lang Chánh; bản Luốc Lầu, xã Mường Mìn, huyện Quan Sơn; bản Trung Thắng, xã Mường Lý, huyện Mường Lát.
Tổng mức đầu tư của các dự án không quá 16,15 tỷ đồng, bao gồm cả kinh phí giải phóng mặt bằng.
Trong số 5 dự án vừa được phê duyệt, dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân bản Trung Thắng, xã Mường Lý, huyện Mường Lát có quy mô lớn nhất với diện tích thực hiện khoảng 6 ha. Khu tái định cư này sau khi hoàn thành sẽ giải quyết nơi ở cho 49 hộ dân.
UBND tỉnh Thanh Hóa giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng của các huyện làm chủ đầu tư. Dự kiến thời gian, tiến độ thực hiện từ năm 2023 - 2025.
Theo UBND tỉnh Thanh Hóa, mục tiêu đầu tư các khu tái định cư cho các hộ dân thuộc các huyện miền núi nói trên nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân các địa phương.
Việc UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt hàng loạt chủ trương đầu tư dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân tại các huyện miền núi sẽ từng bước ổn định đời sống nhân dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, phát huy hiệu quả của đầu tư cơ sở hạ tầng, góp phần giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới và củng cố an ninh, quốc phòng tại các khu vực miền núi xứ Thanh.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Đắk Nông quyết tâm ổn định dân di cư tự do vào năm 2025

Đưa sản phẩm OCOP Sơn La đến với người tiêu dùng

Nông dân Khmer vượt khó vươn lên, thoát nghèo bền vững

Trao những căn nhà đầu tiên cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở Nghệ An

Lâm Đồng có 451 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
Tin cùng chuyên mục

Cơ hội thưởng thức Dâu tây Mộc Châu đa dạng kích cỡ, giá siêu rẻ

Krông Pắc rực rỡ sắc màu văn hóa chào Lễ hội Cà phê

"Biển người" hòa vào Lễ hội ánh sáng Buôn Ma Thuột

Mãn nhãn hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê

Khám phá cội nguồn cà phê thế giới tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8

Về nơi nuôi ong lấy mật

Lịch sử hơn 100 năm cây cà phê đến với thủ phủ Đắk Lắk

Lào Cai: Khai hội hoa lê trắng biên cương Si Ma Cai

Hơn 700 nông dân tham gia chương trình chia sẻ kinh nghiệm về cà phê

Người trẻ Ba Na chung tay lưu giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030

Người có uy tín giúp bản làng 'đuổi đói nghèo'

Lễ hội Mường Xia, nét đẹp văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Thái tỉnh Thanh Hóa

Festival Khèn Mông tỉnh Hà Giang có gì hấp dẫn?

Múa rom vong, món ăn tinh thần của dân tộc Khmer

Lễ cấp sắc - Nghi lễ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn

Gia Lai: Bà con xã Ia Kly ấm lòng đón Tết

Khai mạc Chương trình “Tết đồng bào 2023” tại Hòa Bình

Đà Nẵng: Người Cơ Tu cuối cùng giữ vị cay nồng của nếp
